Ngày 1/7/2021 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã được giao vai trò là cơ quan chủ trì nghiên cứu thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain tại Việt Nam. Vậy anh em đã biết Blockchain là gì chưa? Bài viết này sẽ cung cấp cho anh em mọi thông tin cần thiết về Blockchain bao gồm:
-
Ý tưởng cho sự ra đời của công nghệ Blockchain.
-
Định nghĩa Blockchain là gì.
-
Đặc điểm của công nghệ Blockchain.
-
Cấu trúc, cách hoạt động và các cơ chế đồng thuận bên trong công nghệ Blockchain.
-
Ví Blockchain là gì?
-
Các ứng dụng Blockchain trong cuộc sống thực tiễn.
-
Cơ hội đầu tư vào Blockchain.
-
Các trang thông tin về Blockchain uy tín hiện nay.
Blockchain là gì?
Blockchain là gì?
Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Hiểu đơn giản, Blockchain là một cuốn sổ cái điện tử được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau, lưu trữ mọi thông tin giao dịch, và đảm bảo các thông tin đó không thể bị thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào.
Mọi thông tin được lưu trên cuốn sổ cái đó sẽ được xác nhận bởi hàng loạt máy tính được kết nối trong một mạng lưới chung. Sẽ không một cỗ máy nào có khả năng thay đổi, viết đè lên hay xóa dữ liệu trong cuốn sổ cái đó.
Xem thêm: Hướng dẫn cách mua Bitmeta mới nhất 2023 dành cho người mới.
Những ý tưởng cho sự ra đời của Blockchain
Hạn chế trong giao dịch qua hệ thống ngân hàng
Tới khi xã hội phát triển, chúng ta có hệ thống ngân hàng thay thế cho người C thứ 3 trung gian kể trên. Và cuốn sổ cái làm bằng giấy được thay thế bằng hệ thống máy tính của ngân hàng.
Ưu điểm của hệ thống ngân hàng:
-
Thường được chính phủ, nhà nước đứng ra đảm bảo quyền lợi của người giao dịch.
-
Thông tin lưu trong hệ thống máy tính bền vững theo thời gian, không sợ bị “mục nát” theo thời gian.
Tuy nhiên, việc giao dịch qua hệ thống ngân hàng vẫn có một số vấn đề như:
-
Nguy cơ dữ liệu bị đe dọa: Do máy chủ ngân hàng chứa rất nhiều thông tin quan trọng nên luôn là mục tiêu tấn công của nhiều kẻ xấu. Dữ liệu vẫn có thể bị đánh cắp hoặc thay đổi.
-
Phí giao dịch: Khoản phí khi người dùng thực hiện việc chuyển khoản cho nhau cũng là 1 vấn đề đối với các giao dịch.
-
Vẫn tồn tại bên thứ 3 trung gian, đó chính là ngân hàng: Các thông tin giao dịch của người dùng do ngân hàng nắm giữ. Và họ có thể khai thác, hoặc bán thông tin này cho bên thứ 3. Ngoài ra, các hệ thống quản lý tập quyền, ngân hàng hay nhà nước có thể yêu cầu đóng băng tài khoản của người dùng. Và đây là trường hợp mà không user nào mong muốn.
Tính chất của công nghệ Blockchain
Vì Blockchain ra đời để giải quyết các hạn chế trong hệ thống giao dịch thông thường, do đó, Blockchain sẽ có các tính chất sau:
-
Tính phi tập trung (Decentralized): Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính, hoàn toàn không bị bất kỳ một tổ chức nào nắm quyền kiểm soát. Chính vì vậy blockchain tránh được rủi ro từ bên thứ 3.
-
Tính phân tán (Distributed): Các khối chứa dữ liệu giống nhau nhưng được phân tán ở nhiều nơi khác nhau. Nên chẳng may 1 nơi bị mất hoặc hỏng thì dữ liệu vẫn còn trên Blockchain.
-
Không thể thay đổi: Một khi dữ liệu đã được ghi vào trong block của blockchain thì nó không thể bị thay đổi hoặc sửa chữa bởi đặc tính của cơ chế đồng thuận và mã hash (mình sẽ trình bày chi tiết ở phần dưới).
-
Tính bảo mật: Chỉ có người nắm giữ Private Key (khóa cá nhân) mới có thể truy cập các dữ liệu bên trong Blockchain.
-
Tính minh bạch: Các giao dịch trong blockchain được lưu lại và mọi người có thể check các giao dịch này. Dựa vào đó, ta có thể kiểm tra và truy xuất lịch sử giao dịch. Thậm chí người ta có thể phân quyền để cho phép người khác truy cập một phần thông tin trên Blockchain.
-
Tích hợp Smart contract (hợp đồng thông minh): Dựa vào đó các điều khoản được ghi trong hợp đồng thông minh sẽ được thực thi khi các điều kiện trước đó được thỏa mãn, không ai có thể ngăn cản hoặc hủy nó.
Cơ chế đồng thuận của Blockchain
Cơ chế đồng thuận trong Blockchain là sự đồng ý xác thực thông tin trong bản ghi là chính xác của đa số các nút ở trong mạng lưới và cho phép ghi lại thông tin giao dịch vào trong Blockchain.
Nếu có sự thay đổi của một block trong mạng lưới. Dữ liệu này được so sánh với các dữ liệu của các khối khác. Nếu có sự khác biệt thì nó sẽ không cho phép dữ liệu ấy được ghi vào bên trong Blockchain. Đó là cách Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu.
Ví dụ: Trường hợp nếu có thay đổi trên 1 khối. Ở đây mình giả sử hacker tấn công và thay đổi thông tin trên khối A. Tại thời điểm đó:
-
Mã hash của khối A bị thay đổi.
-
Hệ thống sẽ so sánh mã hash đó với với má hash khối trước đó & phát hiện ra sai lệch.
-
Như vậy hacker phải thay đổi hash của khối trước A. Hệ thống lại phát hiện ra sai lệch ở khối A-1. Hacker phải tiếp tục thay đổi hash của khối A-2.
-
Như vậy để thay đổi được giao dịch thì hacker phải thay đổi tất cả các khối vì cơ chế đồng thuận.
Hiện có 2 cơ chế đồng thuận phổ biến là PoW và PoS.
-
PoW (Proof of Work): Là bằng chứng công việc. Trong cơ chế đồng thuận này, các thợ đào (miner) sẽ dùng sức mạnh máy tính để giải các bài toán tạo ra mã hash. Sau khi giải xong, họ sẽ giành được quyền xác thực giao dịch và tạo khối mới trong blockchain. Đây là cơ chế đồng thuận đầu tiên và gắn liền với Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH),…
-
PoS (Proof of Stake): Là bằng chứng cổ phần. Cơ chế đồng thuận này sẽ không có các miner thợ đào như PoW, thay vào đó những người tham gia xác thực giao dịch sẽ phải đặt cược (stake) lượng coin lớn để giành quyền xác thực giao dịch và tạo khối. Do đó, PoS không yêu cầu phải đầu tư nhiều máy đào đắt tiền. Một số dự án sử dụng cơ chế này: Cosmos (ATOM), Binance Coin (BNB), Ontology (ONT),…
Ứng dụng của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
Với các đặc tính kể trên, hiện nay chúng ta có thể ứng dụng Blockchain vào nhiều lĩnh vực khác nhau như:
-
Ngân hàng và thanh toán: Người ta có thể truy cập và chuyển coin cho nhau ở bất kỳ đâu trên thế giới và với tốc độ tương đối nhanh và chi phí thấp.
-
Quản trị chuỗi cung ứng (Logistic): Theo dõi quá trình tạo ra sản phẩm, vận chuyển, phân phối nó tới tay người dùng cuối. Nhờ đó, người dùng có thể truy xuất ngược trở lại về lịch sử hình thành, vận chuyển của sản phẩm.
-
IoT (Internet of Things): Blockchain sẽ ghi lại các thông tin và tương tác từ các thiết bị IoT. Nhờ đó, các thiết bị trong mạng lưới IoT có thể tương tác, giao dịch với nhau trên nền tảng blockchain.
-
Lưu trữ phi tập trung: Các dữ liệu đưa lên mạng lưới blockchain sẽ được mã hoá và phân tán ở nhiều nơi. Từ đó giúp nó tránh khỏi nguy cơ bị tấn công.
-
Từ thiện (Charity): Blockchain cho phép theo dõi các khoản đóng góp để chắc chắn chúng được chuyển tới đúng người.
-
Các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân Binary Option như Fibowin ứng dụng công nghệ Blockchain trong giao dịch. Bên cạnh đó, bạn có thể xem qua cách nạp tiền Fibowin mới nhất 2023.
Ngoài ra, công nghệ Blockchain cũng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như: An ninh, Dự báo, Bảo hiểm, Bầu cử, Quản trị, Chăm sóc sức khỏe và dữ liệu y tế, Quản lý bằng cấp, Bất động sản,…
Cơ hội đầu tư với Blockchain
Năm 2021 là sự bùng nổ của rất nhiều blockchain. Nếu từ 2020 trở về trước, người dùng chỉ nghe đến Ethereum là chủ yếu, thì với 2021 đã có rất nhiều cái tên tiềm năng như Solana, Terra, Near, Binance Smart Chain,…
Đặc điểm của các blockchain này chủ yếu tập trung vào 3 phần: Phí giao dịch, tốc độ giao dịch, bảo mật. Do các blockchain này được sinh ra sau Ethereum, nên những hạn chế của Ethereum như phí giao dịch cao, khả năng mở rộng kém đều được giải quyết.
Do đó, việc đầu tư vào blockchain hiện tại khá nổi bật với việc đầu tư vào chính đồng coin của blockchain, sau đó là đến DeFi.
DeFi ở đây có thể hiểu là hệ sinh thái trên từng blockchain. Nếu hệ sinh thái đó đi lên, thì cũng như câu “nước lên thuyền lên”, gần như tất cả các dApp, Protocol trên đó đều phát triển. Nên việc đầu tư có thể dựa trên xu hướng blockchain nào đang và sẽ phát triển.
Ví dụ, Polygon vào tháng 1-2 đã có sự tăng trưởng cực mạnh, kèm theo đó là AMM QuickSwap có mức tăng trưởng token QUICK lên đến ~ x1,000 lần, nếu tính từ đáy.
Lời kết
Vậy là anh em có thể hiểu Blockchain là gì và toàn bộ những kiến thức cần thiết nhất về công nghệ blockchain cho bất kì người mới nào, bây giờ anh em có thể tự tin tìm hiểu thêm thông tin khác liên quan đến các loại tài sản crypto mà anh em đã, đang và sắp đầu tư.
Nếu anh em cảm thấy bài viết này hữu ích hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở phía dưới nhé, mình sẽ hỗ trợ sớm nhất.