Đối với mỗi công ty, việc tuyển dụng nhân viên kinh doanh là cực kỳ cần thiết. Một sản phẩm cho dù có tốt, một công ty cho dù có uy tín, mà nhân viên kinh doanh không biết cách bán hàng hay không biết cách giao tiếp với khách hàng thì dù có tốt đến mấy công ty cũng sẽ nhanh chóng phá sản.
Áp lực của người tuyển dụng sẽ rất lớn vì gánh vác tương lai của công ty. Công ty có lớn mạnh hay không là dựa vào những người nhân viên kinh doanh. Vì vậy ngay từ bước phỏng vấn, chúng ta phải lọc ra được những người có nhiệt huyết, có kỹ năng, và có khả năng giao tiếp tốt. Bài viết này ATP Software sẽ chia sẻ bạn một vài kỹ năng để phỏng vấn một người nhân viên kinh doanh nhé.
Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi đi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh
Ngoài những câu hỏi chung, như những vị trí chức danh khác thì khi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh bạn có thể phải đối diện với câu hỏi phổ biến sau:
– Bạn có biết nhân viên kinh doanh là làm những việc gì không?
– Bạn có biết tố chất nào cho một người làm nhân viên kinh doanh?
– Bạn biết công ty tôi bán sản phẩm gì không?
– Bạn có đánh giá gì về sản phẩm hay tiềm năng của chúng tôi không?
– Bạn có biết khách hàng của chúng tôi là ai không?
– Theo bạn làm thế nào để tiếp cận được những khách hàng mà bạn vừa kể?
– Khi tư vấn cho một khách hàng bạn tư vấn những gì?
Yếu tố nào quyết định giúp khách hàng chọn bạn và sản phẩm của chúng tôi?
– Theo bạn chăm sóc khách hàng là gì?
– Bạn có biết gì về đối thủ của chúng tôi không?
– Khi bại khách hàng “chửi”, “chê” sản phẩm của mình bạn xử lý – thế nào?
– Nếu có một dự án mà có nhiều đối thủ cùng vào một lúc bạn sẽ hành động ra sao?
– Những câu hỏi để đánh giá nhiệt huyết, thái độ của các bạn: khách hàng ở xa, khách hàng hẹn ngoài giờ, khách hàng khó tính.
– Một số câu hỏi đo khả năng chịu áp lực: doanh thu tháng sau luôn giao cao hơn tháng trước, lương cứng thì cứ thấp dần, thậm chí không có…
– Những câu hỏi tình huống xung đột, tranh cãi, lưa chọn, và bạn phải đưa là cách hành xử khi làm nhân viên kinh doanh?
Nhà tuyển dụng mong muốn gì ở ứng viên vị trí nhân viên kinh doanh?
Nhân viên kinh doanh – “Lính chiến trường” mà đã là lính thì phải thiện chiến, quyết tâm, năng động, linh hoạt, sáng tạo thì mới có thể làm chủ tình huống và chiến thắng được, vậy nên chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ mong chờ rất nhiều điều từ một ứng viên. Nó có thể khái quát như các nội dung như sau:
Thứ nhất, về tố chất nghề
Khi tôi ngồi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh có bạn chỉ cần bước vào cửa tôi đã nghĩ ngay rằng bạn ấy sẽ đạt và thực tế khi phỏng vấn thì bạn ấy đạt thật đó là do ngay khi vào cửa bạn đó đã thể hiện được tố chất của mình.
Đó là một người “nhanh nhảu”, vừa bước vào cửa đã chào to, xởi lởi, vui vẻ, miệng chào mắt cười và giao tiếp một cách tự nhiên thu hút. Toát lên vẻ năng động, nhiệt huyết, sáng tạo trong con người của một ứng viên kinh doanh.
Vậy xét về mặt tố chất thì nhà tuyển dụng luôn cần một người nhanh nhẹn, năng động, hoạt bát, giao tiếp tốt, tự tin, thân thiện.
Thứ hai, biết mình đang bán cái gì
Có nhiều bạn xin vị trí kinh doanh như khi bị hỏi “bạn có biết chúng tôi bán cái gì không?” thì ngồi “đần mặt ra”, không nói, không rằng gì nhưng vẫn khảng định em có thể làm tốt và mang về doanh thu.
Đương nhiên, có thể bạn là ứng viên, chưa hiểu rõ chi tiết sản phẩm, nhưng ít ra bạn cũng phải biết là bạn xin việc và chuẩn bị bán cái gì, vì thế mời biết khách hàng là ai, có bao nhiêu người, từ đâu đến, cách tiếp cận là gì, tư vấn nói thế nào.
Thứ ba, hiểu biết về khách hàng
Từ việc nhận biết mình bán gì thì nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến việc khách hàng của bạn là ai, có bao nhiêu người, họ có đặc điểm thế nào và họ đang cần điều gì? Chỉ có thế nhân viên kinh doanh – chính là bạn mới có thể tư vấn, tiếp cận, chăm sóc và đánh đúng điều khách hàng đang cần, khách hàng đang tìm kiếm.
Hiểu biết về khách hàng còn là việc bạn biết khách hàng ở đâu và làm thế nào để tiếp cận đến họ, việc này vô cùng quan trọng chỉ có thế bạn mới có thể giới thiệu những sản phẩm dịch vụ đến khách hàng được. Đồng thời mỗi khách hàng mỗi đặc tính khác nhau vì thế mà cách thức tiếp cận cũng khác nhau.
Vậy nên nhà tuyển dụng luôn đánh giá rất cao những ứng viên biết, hiểu về “thượng đế” của mình.
Thứ tư, biết lắng nghe, giữ lời và tôn trọng khách hàng
Có nhiều nhân viên kinh doanh tôi từng gặp luôn nói những điều mà họ cho là cần thiết một cách hay ho và ấn tượng, nhưng rồi vẫn ra về tay trắng vì họ không biết lắng nghe khách hàng, không biết khách hàng cần gì, liệu họ có đáp ứng được hay không, nên không thể tư vấn đúng cái mà khách hàng cần.
Tôi cũng từng gặp nhân viên kinh doanh, khi chưa ký hợp đồng thì ngon ngọt, ký xong nộp tiền xong, là xong, hỏi hướng dẫn còn khó chịu, tỏ thái độ coi thường khách hàng. Dĩ nhiên những người như vậy sẽ không khi nào có được khách hàng thân thiết và không phải là người mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Thứ năm, khả năng giao tiếp, tư vấn
Hiểu sản phẩm, biết khách hàng rồi, đến gặp gỡ rồi mà không thể truyền tải nhưng ưu việt, những đặc tính, những điều khách hàng cần, đang tìm kiếm thì quả là tại hại, đây có thể coi là giai đoạn quyết định để ra kết quả, để mang lại những doanh thu.
Vì vậy nhà tuyển dụng luôn cần một những khéo léo, ứng xử linh hoạt, thân thiện trọng tâm trong giao tiếp.
Thứ sáu, thị trường và đối thủ
Nhà tuyển dụng cũng quan tâm và đánh giá cao đến ứng viên hiểu biết về thị trường và đối thủ của mình, từ đó biết cách nhận định, đánh giá, so sánh làm điểm tựa để thuyết phục khách hàng.
Hiểu thị trường, hiểu đối thủ cũng biết cách xác lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực và đánh giá để tham mưu đề xuất xây dựng những chính sách, chương trình xúc tiến bán phù hợp với thị trường và các chương trình của đối thủ.
Thứ bẩy, yếu tố khác
Sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng internet, đặc biệt bán hàng ở Việt Nam đôi khi phải có một thứ rất vô hình đó là “Quan hệ”, mặc dù bản chất là xây dựng các quan hệ khách hàng nhưng nếu có cái gọi là “quan hệ” tốt cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc kinh doanh.
Thạo các quy trình bán hàng thông thường, để có thể hiểu biết về các bước thực hiện và phục vụ khách hàng nhanh chóng.
Tổng kết
Ngoài những yếu tố và những câu hỏi phổ thông trên, chúng ta cũng có thể học hỏi thêm một số câu hỏi phỏng vấn của những nhà tuyển dụng lớn nhất thế giới như microsoft, google, facebook v.v…. Việc học tập từ người khác sẽ tạo ra nền tảng để bạn có thể hiểu được các quy tắc và hệ thống được những câu hỏi của mình được tốt hơn. Bạn nào muốn được nhận một bộ những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh sáng tạo nhất thì để lại email dưới đây mình sẽ gửi.
Tags: bài test nhân viên kinh doanh,nhân viên kinh doanh làm những gì,mẫu bài test tuyển dụng nhân viên kinh doanh,bạn có biết nhân viên kinh doanh là làm những việc gì không?,thế nào là nhân viên kinh doanh,công việc của một nhân viên kinh doanh,kỹ năng làm nhân viên kinh doanh,phỏng vấn vi trí nhân viên kinh doanh,Phỏng vấn nhân viên kinh doanh.
dinhthanhthinh2407@gmail.com bạn gửi mình xin với ạ
cho mình xin bộ câu hỏi nhé
Cho mình xin 1 bộ nhé
Cho mình xin 1 bộ nhé,cảm ơn rất nhiêud
Cho mình xin 1 bộ , cảm ơn rất nhiều..ngmanhdaicuong@gmail.com
Bài viết rất hữu ích, trân trọng cảm ơn.
Xin vui lòng chia sẻ giúp tôi những thông tin hữu ích qua địa chỉ mail dưới đây.
Trân trọng cảm ơn!
Cho mình xin bộ câu hỏi nhé! Cảm ơn nhiều ạ!
Email: thaihuybt@gmail.com
Cho mình xin bảng bài với ạ
Phuongpt3316@gmail.com
Nguyenthiloi0410@gmail.com
Gửi cho mình xin bộ câu hỏi nhé. Cảm ơn bạn.
Cho mình xin bộ câu hỏi với lequi9997@gmail.com