Làm thế nào để có TIỀN để bắt đầu việc kinh doanh? Đây chắc là câu hỏi mà bất kỳ một Starup nào cũng gặp phai khi bắt đầu khởi nghiệp. Thật sự không phải ai cũng có thể chờ cho tới khi bạn có một ý tưởng hấp dẫn để đầu tư. Bạn có thể tìm thấy những lựa chọn sáng tạo hơn, những nhu cầu mới từ những hoạt động hàng ngày như việc mua xe, nhà hay từ những sản phẩm tiêu dùng khác.
Dĩ nhiên mỗi sự lựa chọn đều có những thuận lợi và bất lợi riêng vì vậy sẽ có những thứ không sẵn có hoặc không thật sự hấp dẫn cho bạn. Chẳng hạn, các nhà đầu tư chuyên nghiệp đặt ưu tiên rất lớn vào kinh nghiệm trước đây của bạn trong việc xây dựng doanh nghiệp và họ mong muốn sỡ hữu một phần cổ phần của doanh nghiệp và muốn kiểm soát dòng tiền mà họ đầu tư. Điều này thì gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp mới kinh doanh lần đầu. Vì vậy một trong những CÂU HỎI quan trọng nhất của nhà đầu tư về bạn đó là những gì bạn ĐANG CÓ, những gì bạn sẵn sàng từ bỏ để biến ý tưởng kinh doanh thành dự án khả thi.
Và dưới đây là 10 nguồn tài trợ phổ biến hiện nay được sắp xếp theo chiều ngược.
10. Tìm kiếm một nguồn vốn từ ngân hàng
Nhìn chung, điều này không xảy ra đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh trừ khi bạn có một lịch sử tín dụng tốt hoặc lượng tài sản hiện có đủ đảm bảo khả năng thế chấp để tạo niềm tin nơi nhà đầu tư mà ở đây là ngân hàng.
9. Cổ phần thương mại hoặc dịch vụ cho các Startup
Điều này thường được gọi là sự trao đổi kỹ năng hoặc những thứ bạn có với những thứ bạn cần. Có thể là hỗ trợ không gian văn phòng miễn phí bằng cách hỗ trợ hệ thống máy tính cho khách hàng hoặc là trao đổi cổ phần thông qua các dịch vụ HỖ TRỢ PHÁP LÝ , kế toán..
8. Đàm phán trước về chiến lược đối với đối tác hoặc khách hàng của bạn
Tìm một khách hàng lớn hoặc một doanh nghiệp mà họ thấy được giá trị thật sự trong ý tưởng của bạn để mà họ có thể sẵn sàng CUNG CẤP cho bạn một thỏa thuận có thể là về VỐN để bạn có thể hoàn thành dự án của mình.
7. Tham gia một Vườn ươm hoặc Chương trình thúc đẩy khởi nghiệp – Shark Tank
Các tổ chức này rất phổ biến và thường có sự liên kết với các trường đại học, các tổ chức phát triển cộng đồng hoặc thậm chí là các công ty lớn. Hầu hết tại đây sẽ được hỗ trợ nguồn tài nguyên miễn phí như cơ sở vật chất, hệ thống HỖ TRỢ VĂN PHÒNG PHÁP LÝ TƯ VẤN.
6. Tìm kiếm đầu tư từ những quỹ đầu tư mạo hiểm
Đây là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ đầu tư vào những mô hình kinh doanh dựa trên nên tảng công nghệ, đã khẳng định được và sẵn sàng mở rộng quy mô. Họ tìm kiếm những cơ hội kinh doanh lớn với quy mô triệu đô. Vì thế hãy tìm kiếm để tận dụng nguồn vốn từ các quỹ này.
5. Tìm kiếm những nhà đầu tư THIÊN THẦN địa phương
Đó là những cá nhân giàu có sẵn sàng rót vốn cho các doanh nghiệp, họ đầu tư bằng tiền của chính mình và khác với đầu tư mạo hiểm đổi lại họ sẽ được sỡ hữu cổ phần của doanh nghiệp. Đầu tư của các nhà đầu tư angel có mức độ rủi ro cao vì thế mức lợi suất mà họ yêu cầu cũng rất lớn. Nếu như công ty bị thất bại từ ngay những ngày đầu thành lập thì một phần lớn trong số đầu tư của các angel investor sẽ bị mất đi, vì thế các nhà đầu tư angel chuyên nghiệp thường tìm kiếm các cơ hội đầu tư có khả năng tạo lãi ít nhất là 10 lần so với khoản đầu tư ban đầu của họ trong vòng 5 năm, thông qua các chiến lược như kế hoạc tiến hành IPO hoặc thông qua một vụ sáp nhập. Bạn có thể sử dụng nền tảng GUST hoặc các mạng lưới để tìm kiếm các nhà đầu tư này.
4. Gọi vốn cộng đồng (crowfungding)
Đây là nguồn tài trợ mới nhất, nơi ai cũng có thể tham gia. Đây là hình thức huy động vốn dựa trên sự ủng hộ của công chúng hay còn được gọi là tài trợ đám đông.
3. Tìm kiếm nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ
Đây là quỹ của chính phủ được phân bổ để hỗ trợ các dự án công nghệ, các dự án liên quan đến y tế, giáo dục, cộng đồng… Nơi tốt nhất để tìm kiếm hình thức đầu tư kiểu này là Grants.gov. Nơi này có hơn 1000 chương trình tài trợ của liên bang mà không phải trả chi phí bằng vốn chủ sở hữu.
2. Nguồn vốn từ gia đình bạn bè
Như một quy luật chung, các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ mong muốn bạn có được cam kết từ những nguồn này bởi nếu gia đình và bạn bè không tin tưởng bạn thì không một ai bên ngoài có thể nhảy vô để đầu tư cho bạn. Đây là nguồn vốn chủ yếu tạo động lực cho bạn khởi nghiệp bước đầu.
1. Vốn từ chính mình
Ngày nay khoảng 90% hoạt động khởi nghiệp là bắt đầu với nguồn vốn của chính mình, có thể mất một khoảng thời gian để tiết kiệm một lượng tiền để hoạt động nhưng bạn sẽ không phải đánh mất quyền sỡ hữu cổ phần hoặc quyền kiểm soát. Doanh nghiệp là của chính bạn.
Bạn phải nhận thấy rằng tất cả những yêu cầu và cam kết bạn sẽ phải thực hiện khi nhận vốn chứ không có gì gọi là MIỄN PHÍ. Mọi quyết định tài trợ là một sự cân bằng giữa chi phí và gói vốn hỗ trợ cũng như cân bằng quyền sở hữu và kiểm soát.
5 điều cơ bản startup phải nằm lòng khi gọi vốn từ nhà đầu tư
1. Tìm hiểu triết lý đầu tư của nhà đầu tư
Đây là nhiệm vụ đầu tiên và cơ bản nhất mà mỗi người khởi nghiệp phải chú ý. Nếu muốn tăng xác suất được rót vốn, bạn phải tìm hiểu triết lý đầu tư và lối tư duy của nhà đầu tư, song song với lĩnh vực chuyên môn cũng như sự quan tâm hiện tại của họ.
Nắm rõ triết lý của nhà đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của buổi gọi vốn, bởi vì, mỗi người đều có phương pháp cấp vốn khác nhau. Họ có thể thích đầu tư mạo hiểm, rót tiền trong vòng hạt giống hoặc cấp vốn vào giai đoạn startup đang tăng trưởng.
Những phong cách đầu tư khác nhau nói trên có thể được dựa trên niềm tin, hệ giá trị, các mối quan hệ hay kinh nghiệm của nhà đầu tư. Và, họ hoàn toàn có thể phát triển chiến lược rót tiền của mình phù hợp với xu hướng mới nhất trên thị trường hoặc thay đổi triết lý từ những kinh nghiệm đã trải qua.
2. Biết nhà đầu tư tìm kiếm điều gì ở startup
Trong quá trình gọi vốn, doanh nhân khởi nghiệp có thể gặp gỡ rất nhiều nhà đầu tư, việc tìm hiểu xem các nhà đầu tư đang thực sự tìm kiếm điều gì là vô cùng quan trọng. Đó có thể là cách mà bạn giải quyết một vấn đề nào đó trên thị trường, tiềm năng thị trường hoặc chính sản phẩm/dịch vụ của dự án v.v.
Thông thường, để khẳng định liệu một sản phẩm hay dịch vụ có sở hữu tiềm năng phát triển trên thị trường hay không, các nhà đầu tư sẽ mong muốn startup cho thấy những bằng chứng cụ thể. Các bằng chứng này có thể là tính năng độc nhất của sản phẩm, hay một số lợi thế cạnh tranh như chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ hoặc giấy phép độc quyền v.v.
3. Cung cấp đầy đủ thông tin mà nhà đầu tư yêu cầu
Phần lớn các nhà đầu tư đều biết chính xác điều họ muốn tìm kiếm, do đó startup cần cung cấp đầy đủ, rành mạch các thông tin cần thiết, ví dụ như lược sử của loại công nghệ mà mình sử dụng hay những đối thủ cạnh tranh có thể phải đối mặt trên thị trường v.v.
Người khởi nghiệp nên xoáy sâu vào những điểm mạnh của dự án và giúp nhà đầu tư nắm được bức tranh toàn cảnh về lịch sử của công ty cũng như các thông tin liên quan đến tài chính, ví dụ như tình trạng nợ, gọi vốn ban đầu như thế nào, doanh thu dự kiến ra sao v.v.
4. Tìm hiểu quy trình và thời gian ra quyết định của nhà đầu tư
Các nhà đầu tư có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá một đề án kinh doanh. Do đó, startup cần hỏi nhà đầu tư về quy trình ra quyết định và các mốc thời gian cụ thể của việc rót vốn. Đôi khi, nhà đầu tư có thể là thành viên của một công ty nào đó, và họ sẽ cần có sự đồng thuận từ hội đồng quản trị hoặc các đối tác trước khi có thể tiếp tục ký kết hợp đồng đầu tư.
Một nhà đầu tư có thể tỏ ra cực kỳ hào hứng và bày tỏ sự ủng hộ đối với dự án kinh doanh của bạn ngay tại buổi gọi vốn; tuy nhiên, để đi đến việc đặt bút ký đầu tư cần một khoảng thời gian dài. Đừng bao giờ nghĩ bạn sẽ nhanh chóng nhận được lời đáp “có” hoặc “không” một cách nhanh chóng, mà thay vào đó, hãy chuẩn bị tâm thế cho những lần “có lẽ”, sẽ diễn ra trong ít nhất vài tháng.
5. Nắm rõ các cột mốc mà nhà đầu tư muốn startup đạt được trong tương lai
Trước khi đồng ý rót vốn, phần lớn nhà đầu tư sẽ đề xuất một số cột mốc quan trọng mà họ muốn startup đạt được trong tương lai, ví dụ như khi nào startup sẽ đạt được điểm hòa vốn, khi nào tung ra sản phẩm hay thâm nhập thị trường mới và khi nào thì đạt chỉ số về lượng khách hàng hoặc lượng nhân viên v.v. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư thêm vững tin rằng lựa chọn rót vốn cho startup là chính xác. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng thường ưu tiên cho những startup sở hữu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và có cái nhìn rõ nét về 2-3 giai đoạn tiếp theo”.
Tâm Trần – Tổng hợp và edit
Nguồn tham khảo: Theo Entreprenuer, doanhnhansaigon
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096