Chúng ta cùng đi tìm hiểu con đường thứ nhất trong 10 Con đường đến với sự giàu có của tỉ phú- nhà đầu tư tài chính Ken Fisher. Theo ông có 10 con đường, và trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu con đường số 1
Con đường số 1: Khởi Nghiệp Làm Chủ
Dù hơn 50% những tỉ phú Mỹ bắt đầu từ khởi nghiệp, nhưng tôi sẽ không viết về những người nổi tiếng này vì sách báo internet đã viết về họ quá nhiều. Tôi chia sẻ những trải nghiệm thật sự của riêng mình, của những người chung quanh, những người như bạn đọc và tôi.
Con đường khởi nghiệp làm chủ không dành cho mọi người. Con đường này chỉ dành cho những cá nhân kiên trì kỷ luật có tinh thần chiến binh, can đảm và kiên cường . Con đường này không an toàn, không có gì chắc chắn, đầy bất trắc, thất vọng và rủi ro nhưng vô cùng thú vị.
Người anh bà con của tôi là David Levine. Khi tốt nghiệp MBA từ Harvard , nhưng anh lại không muốn đi làm cho tập đoàn như đúng lộ trình. Anh cùng bạn sáng lập công ty Mr Beams. Trong ba bốn năm ròng rã, những lúc gia đình tụ họp tôi càng thấy anh phờ phạt hơn, buồn hơn, và càng tránh xa nơi đông người. Gia đình bắt đầu hỏi những câu hỏi khó: ai trả những chi phí tiêu xài trong gia đình, mấy năm rồi còn bám trụ làm chi nữa, hãy đi tìm việc làm để có lương căn bản nuôi vợ nuôi con. Năm 2014, anh hỏi tôi về văn hóa châu Á và nói sẽ đi Trung Quốc để outsource gia công loại bóng đèn dùng pin không dùng điện của công ty Mr Beams. Năm 2015, bóng đèn Mr Beams bắt đầu bán rộng rãi, được top seller- mặt hàng bán chạy nhất trên Amazon và công ty bắt đầu có lãi.
Niềm vui chưa được lâu thì David đương đầu với thử thách mới: Trung Quốc làm bóng đèn Mr Beams giả và cũng bán trên Amazon. Khách hàng gửi trả mặt hàng kém chất lượng cùng với phàn nàn thưa kiện công ty anh ở Cleveland Ohio, mặt dù không phải hàng của mình. Anh đã đau đầu và tốn kém rất nhiều tiền với luật pháp về việc này. Sau một thời gian tự xoay vốn cá nhân (bootstrap), David cũng không còn khả năng tài chánh bước vào cuộc chơi lớn (big game). Anh đã huy động vốn từ quỹ đầu tư.
Tháng 2, năm 2018 sau gần một thập niên, David và bạn đồng sáng lập quyết định bán công ty cho Ring với giá 20 triệu. Sau khi chia cho các cổ đông, trả tiền lời cho quỹ đầu tư, David đem về cho mình 6 triệu đô. Tháng 4 vừa rồi, Amazon mua lại công ty Ring và vẫn giữ David làm CEO của sản phẩmđèn Mr Beams.
Đa số những doanh nghiệp sẽ không tồn tại sau bốn hoặc năm năm. Còn những doanh nghiệp nào tồn tại sau thời gian này thì bắt đầu có cơ hội phát triển.
Câu hỏi tỉ phú Ken Fisher muốn bạn suy ngẫm trước khi bạn bước xuống con đường khởi nghiệp này:
1. Bạn muốn thay đổi điều gì trên thế giới này?
2. Bạn muốn sáng tạo hay muốn cải thiện một sản phẩm dịch vụ đã có sẵn?
3. Bạn xây dựng một công ty để bán hay để tồn tại?
4. Bạn cần thêm hỗ trợ vốn hay bạn có thể tự xoay?
5. Bạn muốn làm chủ hay trở thành công ty cổ phần?
Lời khuyên của ông Ken Fisher trong tác phẩm the 10 Roads To Riches (10 Con Đường Dẫn Đến Sự Giàu Có)
• Start small- dream big- scale
Bắt đầu nhỏ- mơ lớn- nhân rộng. Bạn không cần làm một điều quá vĩ đại. Chỉ cần cải thiện một điều gì đó nho nhỏ và làm sao ý tưởng/ sản phẩm đó “scale” nhân rộng được. Câu chuyện của người bà con David của tôi đơn giản là do bà ngoại bị té gãy chân trong phòng thay áo vì trong đó không có ổ cắm điện. Thế là anh nghĩ ra bóng đèn Mr Beams không cần điện, không cần ổ cắm nhưng vẫn sáng chói như đèn LED trong 3 tiếng- đèn sử dụng công nghệ hơi giống đèn trong máy vi tính laptop.
• Nếu phát minh thì tuyệt vời. Nhưng bạn cũng có thể chỉ cần cải tạo làm một sản phẩm dịch vụ bền hơn, rẻ hơn, nhanh hơn, tiện hơn… giải quyết một vấn đề nào đó.
• Xây dựng doanh nghiệp để bán hay cơ nghiệp trường tồn? Chọn lựa nào cũng có cái giá của nó. Chồng tôi thì muốn xây dựng cơ nghiệp trường tồn, tôi thì muốn bán để đỡ nhức đầu, đỡ stress, đỡ đương đầu với hết thử thách này đến vụ việc khác mỗi ngày. Nhưng bán thì đóng thuế ở Mỹ rất nặng và cũng phải tiếp tục luân lưu dòng tiền vào một doanh nghiệp khác hay để tiền nhàn rỗi?
• Tự xoay ( bootstrap) hay vay mượn? Tôi thì luôn muốn độc lập tự do, cho nên tự xoay cho đến khi không còn sức hoặc phải chơi một game quá lớn thì mới nghĩ đến việc vay mượn. Chồng tôi thì chuộng trò chơi đòn bẩy (leveraging) – có nghĩa là dùng tiền của ngân hàng và người khác. Mỗi sự chọn lựa đều có điểm lợi và bất lợi riêng.
Vậy bạn đã sẵn sàng chưa?
Trong 9 con đường đi đến sự giàu có còn lại như sau
1.Con đường làm chủ- khởi nghiệp
2. Con đường leo thang lên làm CEO của một công ty tầm cỡ
3. Con đường nắm giữ các chức vụ chóp bu
4. Phát triển tài năng hiếm có trở thành nổi tiếng
5. Lấy chồng/ lấy vợ giàu- giàu khủng!
6. “Ăn cắp”
7. OPM- Other People’s Money- Dùng và quản lý tiền người khác
Cái này là OPM chứ không phải opium bán trắng thuốc phiện nhé các bạn
8. Sáng tạo ra dòng tiền
9. Đầu tư bất động sản
10. Để dành và đầu tư khôn ngoan lâu dài
Nguồn : Group QTvKN