Doanh nghiệp sóng sót được trong và sau đại dịch Covid-19 đang là nỗi lo thường trực của nhiều người đứng đầu. Và theo các chuyên gia, điều quan trọng là các DN phải lựa chọn được phương thức tồn tại và phát triển phù hợp.
Sau đây là 10 điều giúp doanh nghiệp sống sót trong mùa dịch Covid-19 mà bạn có thể tham khảo.
1.Dồn sức lực & tâm trí củng cố nền tảng Online
Khái niệm kinh doanh online hẳn không còn xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp thuần truyền thống chỉ xây dựng kênh online một cách hời hợt và khi đại dịch ập đến khiến các kênh trong chuỗi cung ứng bị trì trệ thì tình hình kinh doanh mới thực sự gặp khó. Dịch bệnh xuất hiện đã khiến nhiều nhà kinh doanh phải nhìn nhận một thực tế: kinh doanh trực tuyến không chỉ là biện pháp xoay trở để tìm kiếm doanh thu lúc khó khăn mà cần được đầu tư và đặt trong tầm nhìn phát triển dài hạn.
Nhưng chưa bao giờ là quá muộn để đầu tư vào nền tảng online. Hãy tận dụng thời gian chững lại của thị trường trong mùa dịch lập kế hoạch & củng cố nền tảng Online của bạn thêm vững chắc ở tất cả các kênh có thể.
2. Doanh nghiệp sống sót nhờ Thương Mại Điện Tử
Dữ liệu từ các nền tảng hỗ trợ kinh doanh TMĐT cho thấy xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi đáng kể từ khi dịch bệnh bùng phát, mà nổi lên rõ nhất là gia tăng tiêu dùng trên các kênh trực tuyến.
Dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng Alibaba.com vẫn đạt tăng trưởng tốt với hơn 100% người mua hàng và hơn 15% những người bán hàng mới. Điều đó cho thấy thị trường online vẫn cực kỳ tăng trưởng trong khi thị trường truyền thống bị ảnh hưởng. Ở Việt Nam, các trang TMĐT như Tiki, Shoppe cũng ghi nhận sự gia tăng về số lượng người sử dụng cao hơn rất nhiều, đặc biệt không chỉ ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà rải đều ở tất cả khu vực trong nước.
Qua những chỉ số này, TMĐT ngày càng khẳng định vị thế và cơ hội nắm giữ thị trường trong tương lai. Vì vậy các doanh nghiệp hãy xem đây như một kênh bán hàng thực thụ, di dời sản phẩm của mình đến kệ TMĐT và đầu tư nguồn lực phát triển ngay từ bây giờ.
3. Tạo thêm sản phẩm kinh doanh phụ
Hãy ngồi lại và nghiêm túc suy nghĩ xem liệu doanh nghiệp của bạn có thế mạnh về nguồn lực, kinh nghiệm cho mặt hàng nào mới, có liên quan đến sản phẩm cũ không? Hãy tận dụng thời gian “đóng băng” này để suy nghĩ về những hướng đi khác cho doanh nghiệp có thể kiếm thêm doanh thu. Nếu có, đừng ngần ngại đưa nó thành cơ hội như cách mà những doanh nghiệp dệt may “biến nguy thành cơ” thời Covid-19.
Nhanh chóng nắm bắt nhu cầu, nhiều doanh nghiệp tận dụng nguồn lực sẵn có để bắt tay vào việc may khẩu trang: từ chất liệu khẩu trang y tế đến vải sợi kháng khuẩn, vải giọt bắn và cả từ chất liệu bã cà phê. Từ đó đem lại nguồn doanh thu không chỉ cứu sống doanh nghiệp mà còn có dấu hiệu tăng trưởng.
4. Quản lý dòng tiền – yếu tố “tiên quyết” giúp doanh nghiệp sống sót
Nhiều dữ liệu khảo sát cho thấy gần 60% doanh nghiệp đã giảm đơn đặt hàng sau Tết. 90% doanh nghiệp có khoản vay ngân hàng và chịu áp lực về lãi suất và thời gian trả nợ.
Doanh thu có thể sẽ sụt giảm mạnh trong năm nay. Một số khách hàng sẽ chậm trả hoặc không thể trả tiền hàng. Doanh nghiệp có thể làm gì để cải thiện dòng tiền?
- Tính toán lại chi phí: cố định và biến đổi
- Ước tính thời gian doanh nghiệp có thể tồn lại với lượng tiền mặt dự trữ và chuyển đổi chi phí cố định > chi phí biến đổi (nếu có thể)
- Xem lại kế hoạch đầu tư, cắt giảm các khoản đầu tư khi cần thiết
- Đừng để vốn vị giữ quá nhiều tại nguyên vật liệu tồn kho, hãy nghĩ cách thanh lý chúng
- Thương thảo về tiến độ thanh toán và phương án thay thế tài chính với các nhà cung cấp
5. Đảm bảo an toàn & phúc lợi cho nhân viên
Hầu như ở bất kì doanh nghiệp nào, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất. Mùa dịch là nguy cơ nhưng cũng chính là cơ hội để bù đắp niềm tin của nhân viên, từ đó tăng sự trung thành và gắn bó của họ đối với doanh nghiệp.
Cố gắng hỏi han, động viên những con người làm việc trong doanh nghiệp, song song đó đảm bảo lợi ích của nhân viên hết sức có thể.
6. Đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng
Từ dữ liệu khảo sát của HAWA, 73% doanh nghiệp phải đối mặt với sự gián đoạn và chậm trễ trong chuỗi cung ứng, trong đó có tình trạng thời gian nhập về nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào lâu hơn, nguồn hàng thiếu hụt dần và giá thành tăng. Trong khi tình hình ở các quốc gia như Trung Quốc đã tốt hơn, dịch bệnh vẫn đang phát triển và các doanh nghiệp có nguồn cung ứng từ châu Âu và Mỹ sẽ sớm phải đối mặt với vấn đề gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp sẽ tìm ra được các lỗ hổng tiềm tàng nếu hiểu rõ về chuỗi cung ứng của mình. Hãy bắt đầu với các sản phẩm quan trọng nhất và đừng giới hạn mình với các nhà cung cấp cấp một và cấp hai. Việc tìm thêm nhà cung cấp có thể giúp doanh nghiệp giảm nguy cơ hết nguyên liệu đầu vào.
7. Rà soát xử lý khủng hoảng và đảm bảo kinh doanh liên tục
Mỗi doanh nghiệp hoạt động tốt đều có một kế hoạch xử lý khủng hoảng hoặc một kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục. Doanh nghiệp của bạn có thể đã sử dụng kế hoạch này, nhưng đây là thời điểm bạn cần thường xuyên điều chỉnh kế hoạch và chuẩn bị ứng phó trong trường hợp tình hình diễn biến xấu hơn. Lập kế hoạch theo các kịch bản sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về các chiều hướng phát triển và đưa ra các giải pháp phù hợp. Hãy đưa cách thức thông báo trong trường hợp khẩn cấp vào kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục. Cần quy định rõ ràng ai sẽ truyền đạt nội dung gì, truyền đạt bằng cách nào và tới ai khi khủng hoảng xảy ra.
Và quan trọng là hãy giữ vững tinh thần lạc quan và thực tế điều chỉnh những thứ như sản phẩm dịch vụ, cách thức phân phối sản phẩm dịch vụ, điều chỉnh cách thức tương tác, điều chỉnh cách thức marketing, điều chỉnh bán hàng, điều chỉnh vận hành và điều chỉnh nguồn lực.
8. Cắt giảm chi phí
Ý tưởng này là một nhánh nhỏ trong quản lý dòng tiền và chắc chắn không phải điều mới mẻ, có lẽ hầu hết doanh nghiệp đã thực hiện khi dịch Covid có dấu hiệu chớm nở.
Nhưng thực sự những cắt giảm này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sống của doanh nghiệp đấy! Hãy ngồi lại cùng các cộng sự của mình, cân đối thật chi tiết để đưa ra phương án phù hợp nhất.
9. Chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch trở lại sau mùa dịch
Kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp, chuẩn bị nguồn hàng, thay đổi hướng phát triển là những gì doanh nghiệp có thể làm để nhanh chóng bắt kịp thị trường mùa hậu Covid. Với nhiều doanh nghiệp, việc dừng một nhịp theo kế hoạch đề ra trước đó không phải để nghỉ ngơi, mà là chuẩn bị cho một cuộc bùng nổ mới sau khi dịch được kiểm soát.
Ngoài các giải pháp ứng phó với khó khăn trước mắt, doanh nghiệp còn phải tính tới cả câu chuyện thích nghi với sự thay đổi trên thị trường sau dịch bệnh. Sự biến động của thị trường làm doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức hơn, nhưng mặt khác, nó cũng buộc doanh nghiệp phải thay đổi để tạo ra được những sản phẩm cạnh tranh hơn, giá trị hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường
Để doanh nghiệp có những sự chuẩn bị tốt nhất, tăng thêm những cơ hội trong và sau mùa dịch đừng bỏ qua hai yếu tố cực kì quan trọng. Yếu tố thứ nhất, nguồn lực, bao gồm: Nguồn nhân lực, các kỹ năng, các trình độ về công nghệ, các yếu tố bổ sung… Yếu tố thứ hai, các mối quan hệ khách hàng ổn định mà bạn nuôi dưỡng và chăm sóc các mối quan hệ. Phải nuôi dưỡng & bồi đắp hai yếu tố này thường xuyên và tần suất dày đặc hơn nữa.
10. Tư duy ngược sóng: Đẩy mạnh thương hiệu
Với một GÓC NHÌN TÍCH CỰC từ đợt dịch đầu tiên, mọi hoạt động đều tụt cắm đầu chỉ duy nhất nền tảng Online là tăng trưởng mạnh mẽ. Mình rất ấn tượng câu nói: “Mọi cuộc khủng hoảng đều tạo ra những khoảng trống. Và dù là ai có thể lấp đầy những khoảng trống đó, họ đều có quyền lực rất khủng khiếp”.
Hãy tự hỏi rằng doanh nghiệp của bạn sẽ dũng cảm đối mặt hay chỉ ngồi xuống và chờ đợi dịch bệnh “knock out” thêm lần thứ 2? Và chính bạn sẽ quyết định mình nên ở thế CHỦ ĐỘNG hay BỊ ĐỘNG!
Khi người người nhà nhà án binh bất động trên mặt trận quảng cáo Online, sẽ ra sao nếu cả đối thủ của bạn cũng thế?
Hãy dành ra một khoản ngân sách hợp lý thúc đẩy giá trị thương hiệu theo cách tinh tế và phù hợp với tình hình thị trường nhé! (học cách Grab lồng những thông điệp khéo léo về bảo vệ sức khỏe, cách ly động đồng vào các quảng cáo TVC của mình).
Và trên đây là 10 điều giúp doanh nghiệp tồn tại trong mùa dịch Covid-19, bạn có ý tưởng gì mới có thể đóng góp thảo luận thêm nhé !