10 sai lầm khiến tỷ phú Jack Ma sa vào nguy cơ khủng hoảng lớn – Kể từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi đã phạm phải vô số sai lầm. Duy chỉ có 10 sai lầm dưới đây khiến tôi sa vào nguy cơ khủng hoảng lớn. Khiến tôi nhớ mãi đến tận ngày nay.
1. SỰ NGHIỆP THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU LÀ MỘT NIỀM VUI LỚN
Dời đô đến Thượng Hải, ngã nước
Khoảng những năm đầu thế kỷ, khi Alibaba vừa mới có được nguồn vốn. Jack Ma ngay lập tức di dời văn phòng làm việc ra khỏi nhà của mình. Tìm kiếm địa chỉ đặt văn phòng ở khắp nơi.
Jack Ma nói: Lúc đó bị tiền vốn làm lu mờ đầu óc. Nghĩ rằng trong tay có khoản tiền lớn muốn đi đâu thì đi đó. Vậy là trụ sở chính của Alibaba bị di chuyển sang nước Mỹ. Trụ sở trong nước thì di chuyển xuống đô thị tài chính lớn ở phía Nam Thượng Hải.
Nhưng kết quả không tốt đẹp như những gì mà Jack ma tưởng tượng. Alibaba dựa vào Thượng Hải mà nhanh chóng bắt kịp với quốc tế. Nhưng lại xa rời rất nhiều doanh nghiệp. Khiến trao đổi thương mại không thông suốt. Doanh thu đột nhiên giảm mạnh. Jack Ma buộc phải quay lại Hàng Châu. Và ở đó tới gần 20 mà không có dự định chuyển đi.
Lời bình: Các thành phố lớn nhiều khi chưa chắc đã là sự lựa chọn khởi nghiệp tốt nhất. Phù hợp với bản thân với doanh nghiệp mới là vùng đất phong thủy quý báu. Bóng người thưa thớt mà có vàng ròng.
Huang Zheng Zheng cũng nhờ vào hơn 300 triệu người bị lãng quên, cướp miếng ăn từ miệng cọp. Ra mắt thị trường thành công.
2. MỞ RỘNG QUÁ NHANH, KINH DOANH BẠO PHÁT
Dù mạnh đến mấy cũng sẽ có lúc sức cùng lực kiệt
Câu chuyện này cũng xảy ra vào thời kỳ đầu khởi nghiệp của Alibaba. Trải qua một loạt các vòng gọi vốn. Nhất là sau khoản vốn khủng trị giá hơn 20 triệu Đô do Masayoshi Son mang lại. Alibaba điên cuồng mở rộng quy mô.
Mở rộng công ty tuy là con đường phát triển bắt buộc nhưng số vốn khủng đã làm loạn bước đi của Jack Ma. Alibaba bắt đầu tăng trưởng một cách điên cuồng và không có trật tự.
Đến năm 2001, chỉ nguyên chi phí duy trì hoạt động và quảng cáo đã là một con số thiên văn. Trong khi đó khả năng lợi nhuận của Alibaba vẫn còn rất thấp.
Tài đức không tương xứng với địa vị ắt sẽ có ngày gặp họa. Hậu quả của việc tăng trưởng dã man của Alibaba ập xuống rất nhanh. Đầu năm 2001, nguồn vốn của Alibaba đã không còn đủ 10 triệu đô la Mỹ. Công ty lâm vào tình trạng khốn khó. Jack Ma không thể không quyết đoán. Bắt đầu công cuộc cắt giảm nhân lực với quy mô lớn.
Sau khi đóng cửa nhiều văn phòng làm việc và đưa ra lời hứa cắt giảm lương nhân viên nhưng tăng quyền lựa chọn gấp bội. Chi phí duy trì hoạt động siêu khủng mới bắt đầu giảm xuống, vượt qua giai đoạn hiểm nghèo.
Lời bình: Công ty phát triển với tốc độ cao là cơ hội hiếm có. Nhưng không ít công ty đã bị mê hoặc bởi những thứ phồn vinh giả tạo. Cái kết đắng của việc mở rộng vô tội vạ không giới hạn đó là đóng cửa sập tiệm.
Tài đức không tương xứng với địa vị ắt sẽ có ngày gặp họa. Nhiều lúc, chúng ta phải biết mình mấy cân mấy lạng. Tuyệt đối đừng vì cái lợi trước mắt mà sa cơ lỡ vận.
3. TU SỸ KHÔNG BIẾT TỤNG KINH
Văn phòng công ty vẫn cần phải có La Hán
Trong thời kỳ đầu mở rộng Alibaba, Jack Ma cũng giống như các công ty khác áp dụng mô hình lính nhảy dù. Ra sức mời gọi những người quản lý chuyên nghiệp tới để quản lý công ty. Kết quả thì sao? Jack Ma đã coi nhẹ chính bản thân mình và 18 vị La Hán của ông.
Đến tận bây giờ, danh tiếng của 18 vị La Hán vẫn vang dội như tiếng sấm rền bên tai. Còn những người lính nhảy dù thời kỳ đầu thì sao? Sớm đã đi vào dĩ vãng.
Jack Ma trong một bài diễn thuyết đã từng bày tỏ rằng: “Không ngờ rằng, trong vòng 10 năm chúng tôi lại trưởng thành tới mức này. Đây là điều mà tất cả chúng tôi không bao giờ ngờ tới. May mà chúng tôi đã không bao giờ bỏ cuộc”.
Lời bình: Không phải cứ cái gì đến từ bên ngoài cũng là tốt. Thực ra phù hợp với tư tưởng phát triển của công ty nhất vẫn là đội ngũ những người kề vai sát cánh trong thời kỳ đầu sáng lập công ty. Dù là cây cổ thụ vẫn cần phải trưởng thành. Do vậy, hãy cho họ thêm chút thời gian.
4. YAHOO TRUNG QUỐC TRỞ THÀNH CON BỆNH
Jack Ma xém chút bị đẩy ra khỏi cuộc chơi
Năm 2005, Jack Ma lấy 35% cổ phần của Alibaba để mua lại Yahoo Trung Quốc. Với hy vọng có thể mở ra thị trường công cụ tìm kiếm bằng Yahoo tại Trung Quốc. Kết quả, Yahoo nổi đình nổi đám ở Mỹ về Trung Quốc lại trở thành con bệnh. Càng làm càng nản, thị phần cũng ngày càng thu nhỏ. Ngược lại Jack Ma chỉ vì nắm giữ trong tay 39% cổ phần Yahoo ở Mỹ. Xém chút nữa bị bức ra khỏi hội đồng quản trị của Alibaba.
Lời bình: Kẹo ngọt của người này lại là thuốc chuột của người khác. Khi dùng quyền lực đánh đổi lợi ích phải hết sức thận trọng. Thất bại đồng nghĩa với vực sâu thăm thẳm.
5. BÍ QUYẾT THU MUA DƯ LUẬN O2O
Mất bò mới lo làm chuồng.
Thị trường O2O nguyên thủy trước khi Meituan ra đời luôn là dư luận và diễn đàn bình luận đại chúng.
Tiếng nói dư luận chính thống thuộc về Alibaba đã được mua lại với giá trị toàn phần vào năm 2006. Thế nhưng chỉ vì một lần quyết định sai lầm của Alibaba khiến nó mất đi ưu thế cạnh tranh.
Năm 2009, Alibaba đưa tiếng nói dư luận vào trong Taobao với hy vọng có thể tận dụng Taobao làm nguồn dẫn dắt dư luận. Kết quả, mọi việc không như móng muốn. Thị trường dư luận ngày càng nhỏ, cuối cùng chỉ là thứ tồn tại bên lề.
Alibaba không thể không bỏ ra 50 triệu Đô giá trời để đầu tư vào đối thủ Meituan. Để có thể đứng vững trên thị trường O2O. Có nhà phân tích chỉ ra rằng, nếu Alibaba có thể liên tục đầu tư dư luận kinh doanh độc quyền, thị trường O2O hiện nay sẽ là một phạm vi quy mô lớn độc nhất của Alibaba.
Lời bình: Nắm bắt được cơ hội mới gọi là cơ hội. Nếu không nắm bắt được nó sẽ thuộc về người khác. May mà Alibaba đầu tư Meituan với số vốn lớn. Bài học mất bò mới lo làm chuồng cũng may đã được rút ra kịp thời.
6. CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA KHÔNG THỂ MƯỢN TAY NGƯỜI KHÁC ĐƯỢC
Tưởng là cơ hội chiến lược, không ngờ lại lãng phí thời gian
Nền tảng mua sắm online là gì? Không phải là tiền vốn. Không phải là nhân viên mà là hệ thống vận chuyển hàng hóa. Alibaba sớm đã ý thức được vấn đề này vào năm 2009. Nhưng họ đã lựa chọn sai phương pháp phát triển công tác vận chuyển hàng hóa.
Năm 2009, Alibaba đầu tư vào dịch vụ chuyển phát nhanh Stars express. Vận hành kinh doanh 3 năm đầu tư mất hơn 15 triệu Đô la Mỹ. Kết quả, do vận hành kinh doanh không thông suốt nên nhanh chóng bị sập tiệm. Không những lãng phí mất hơn 3 năm thời gian. Mà còn khiến chiến lược hệ thống vận chuyển hàng hóa của Alibaba gặp phải khó khăn nhất thời. Thị phần bị Jingdong chia cắt.
Lời bình: Sự thất bại trong việc đầu tư công tác vận chuyển hàng hóa ban đầu của Alibaba khiến hệ thống vận chuyển hàng hóa của nó bị lạc hậu hơn so với Jingdong mất 3 năm. Jingdong cũng nhân cơ hội 3 năm đó nhanh chóng phát triển mạnh mẽ.
7. GẶP PHẢI CẢN TRỞ KHI TIẾN QUÂN VÀO LĨNH VỰC XÃ GIAO
“Laiwang” thất sủng, bị đẩy vào lãnh cung
Lĩnh vực xã giao luôn là quả nho trong mắt Alibaba. Muốn ăn nhưng không ăn được. Năm 2013, Alibaba đã từng đưa ra một sản phẩm ứng dụng mới mang tiên “Laiwang”. Jack Ma rất tự tin với nó. Ông tuyên bố rằng sẽ dựa vào Laiwang để đánh bại sự độc quyền của mạng xã hội Wechat. Đồng thời còn hùng hổ tuyên bố rằng “sẽ tới Nam cực để bắt chim cánh cụt”. (Biểu tượng mạng xã hội của Tencent).
Kết quả Alibaba bẩm sinh vốn thiếu gen xã giao đã bị đánh bại trong lĩnh vực xã giao. Laiwang sau khi ra mắt trên Ding Talk cũng đã nhanh chóng bị đẩy vào lãnh cung.
Lời bình: Người mạnh chưa chắc đã có thể mạnh mãi được. Tuyệt đối không được để sức mạnh của mình mê hoặc. Dù có trong tay sức mạnh nhưng nhiều lúc vẫn cần phải phân tích thời thế, suy nghĩ kỹ rồi mới hành động.
8. TAI TIẾNG LỪA ĐẢO
Jack Ma “xử trảm” WeiZhe
Năm 2011, WeiZhe người đã từng được Jack Ma mất 9 năm công sức mới đưa được vào trong Alibaba. Vì tai tiếng lừa đảo mà bị xử cách chức. Tước bỏ chức vị giám đốc điều hành công ty B2B của Alibaba.
Alibaba đã từng bị đăng báo vì vấn đề hàng giả. Suýt mất hết thành tín trong xã hội. Jack Ma lại phải đích thân xuất đầu lộ diện. Vừa thu dọn tàn tích, vừa tiến hành truy xét nội bộ. Kết quả điều tra cho thấy WeiZhe đã ngầm đồng ý và ám thị một số nhà kinh doanh làm giả để chuộc lợi.
Alibaba tự công khai việc xấu nội bộ và bày tỏ xin lỗi trước công chúng. Đồng thời đuổi việc WeiZhe. Đóng cửa hơn 3000 cửa hàng vi phạm quy định, mới khiến công chúng bớt phận nộ.
Lời bình: Không có nỗi đau nào lớn hơn việc đích thân khai trừ người mà mình tín nhiệm nhất. Lựa chọn nhân tài đạo đức là trên hết. Thành đức, thành tài chứ tuyệt đối đừng trở thành kẻ trộm cắp.
May mà hành động của Jack Ma có thể gìn giữ được niềm tin của công chúng đối với Alibaba. Không bị mắng nhiếc quá thậm tệ.
9. TAY KHÔNG CHIẾM ĐOẠT ALIPAY
Khủng hoảng tín dụng hạ cánh an toàn
Alipay khi mới bước vào Trung Quốc vẫn là 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó muốn lấy được giấy phép do nhà nước cấp phát phải là công ty có vốn đầu tư Trung Quốc.
Thấy vậy, Jack Ma tương kế tựu kế bằng chiêu “ám độ Trần Thương”. Chọn con đường, cách thức tấn công mà không ai có thể ngờ tới. Đầu tiên chuyển 70% cổ phần của Alipay cho Alibaba. Khiến nó trở thành công ty góp vốn.
Tháng 8 năm 2010 ông chuyển nốt 30% cổ phần còn lại của Alipay thành vốn trong nước. Từ đó Alipay hoàn toàn trở thành công ty 100% vốn đầu tư trong nước. Jack Ma thay xà đổi cột thành công. Alipay lấy được giấy phép.
Thế nhưng hành động đó của Jack Ma lại nhiều nhiều cổ đông bất mãn. Có rất nhiều lời chỉ trích xã hội về tinh thần thỏa ước của Jack Ma. Gây ra làn sóng dư luận xã hội.
Lời bình: Xét về lâu về dài thì lần hành động này của Jack Ma rất thành công. Công chúng không còn nhắc tới hành động thương mại không tín dụng này nữa. Nhưng thế gian này chỉ có một Jack Ma. Dù là khởi nghiệp hay chức trường. Thành tín vẫn luôn là tài sản to lớn và quý giá nhất.
10. NÂNG CẤP PHÍ DỊCH VỤ TAOBAO
Khách hàng bất mãn dẫn tới xung đột
Năm 2011, Taobao phát hành điều lệ mới: điều chỉnh giá dịch vụ từ 5 lần lên tới 10 lần. Biên độ tăng trưởng tiền phạt vi phạm hợp đồng cũng gấp hơn 10 lần. Hành động này khiến nhiều trung tiểu thương của Taobao nảy sinh bất mãn. Đáp trả bằng việc mua sắm ác ý hoặc bình luận xấu…
Jack Ma đáp trả: không nhượng bộ. Trước xung đột leo thang này, Taobao bày tỏ đã báo cảnh sát xử lý. Sau một loạt đối kháng, kết quả Taobao nhượng bộ đình chỉ chấm dứt điều lệ. Alibaba bỏ vốn gần 30 triệu Đô la Mỹ.
Lời bình: Người kinh doanh là một trong những cơ sở nền tảng của Taobao. Thiên hạ của những người được lòng người đó là kinh doanh không được quên gốc rễ. Những người không có gốc rễ chắc chẳng khác nào ngôi nhà mọc giữa không trung. Chỉ cần chạm nhẹ là đổ nhào.
TỔNG KẾT
Trên con đường khởi nghiệp, chỉ cần bất cẩn một nước thôi là có thể rơi xuống vực sâu thăm thẳm. Đỉnh cao như Jack Ma suýt chút nữa cũng bị rơi xuống vực sâu chỉ vì một số những sai lầm.
Thất bại trong quá khứ là bài học cho hiện tại và tương lai. Khởi nghiệp gian nan nhiều chiến trận. 10 sai lầm của Jack Ma cũng sẽ là bài học quý giá cho nhiều người. Có những cái hố đến Jack Ma còn giậm phải nữa là chúng ta!
Tổng hợp
>> Hướng dẫn xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả