Những điều cần biết khi mở store Dropshipping quốc tế. Vì sao nên bắt đầu Dropship với ShopBase?
Rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đã kiếm được thu nhập thụ động lên đến 9 chữ số chỉ nhờ vào Dropshipping – một trong những xu hướng kiếm tiền online phổ biến nhất hiện nay.
Nhưng Dropshipping là gì? Liệu việc kiếm tiền với Dropshipping có thực sự dễ dàng? Và đâu là hướng đi tốt nhất cho người bán Dropshipping?
Nếu bạn có lợi thế về Digital Marketing, hoặc kinh nghiệm bán hàng online, thương mại điện tử, … thì chắc chắn bạn có thể bắt đầu với Dropshipping.
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Dropshipping là gì?
Dropshipping là mô hình kinh doanh bỏ qua khâu vận chuyển, bạn có thể bán hàng mà không cần nhập/ lưu trữ hàng hóa. Sau khi có đơn hàng, các sản phẩm được đặt mua sẽ được chuyển trực tiếp đến bên nhà sản xuất/ nhà cung cấp, họ sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và vận chuyển đơn đến tận tay khách hàng.
Ví dụ minh hoạ cho quy trình bán Dropshipping trên ShopBase
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hình thức Dropshipping và các hình thức bán lẻ online là người bán không cần thiết phải sở hữu sản phẩm mà mình bán. Thay vào đó, họ sẽ chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm và những việc còn lại bên nhà sản xuất/ nhà cung cấp sẽ phụ trách.
2. Dropshipping hoạt động như thế nào?
Để giúp bạn hiểu rõ nhất cơ chế hoạt động của một cửa hàng Dropshipping, hãy xem qua case study từ PetBuddie – một cửa hàng Dropshipping bán sản phẩm cho thú cưng, vận hành.
Bước 1: Có đơn đặt hàng
Khách hàng đang có nhu cầu mua một chiếc giường cho thú cưng của họ, sau khi tìm kiếm các cửa hàng online phù hợp, họ quyết định dừng chân mua sắm online tại PetBuddie.
Ngay sau khi thanh toán thành công cho sản phẩm “Chiếc giường thú cưng”, khách hàng sẽ nhận được email xác nhận, bao gồm thông tin về đơn đặt hàng, việc giao hàng và thanh toán.
Bước 2: Đơn hàng được đóng gói và vận chuyển
Thông tin về đơn hàng “Chiếc giường thú cưng” sẽ được PetBuddie chuyển đến cho bên cung cấp sản phẩm (supplier) của họ.
Sau đó, đơn hàng sẽ được tiến hành lấy hàng (sourcing), đóng gói (packing) và vận chuyển (delivering) đến địa chỉ của khách hàng. Trong thời gian đó, mã vận đơn (tracking number) – mã theo dõi trạng thái đơn hàng, sẽ được thông tin đến PetBuddie và khách hàng.
Quá trình Dropshipping kết thúc khi khách hàng nhận được đơn hàng thành công.
2.1. Ưu điểm khi bán Dropshipping
2.1.1. Không cần nhiều vốn
Trong khi những người bán lẻ truyền thống cần đầu tư một núi tiền để lấy hàng và lưu trữ hàng hóa, thì những người làm Dropshipping chỉ cần một lượng nhỏ trong số đó để bắt đầu.
Với mô hình Dropshipping, bạn không phải chi vốn mua hàng dự trữ, lo lắng vấn đề hàng tồn hoặc dự đoán nhu cầu của khách để nhập hàng. Quy trình này hoàn toàn có thể đảo ngược khi bạn vẫn có thể bán hàng mà không cầm bất cứ sản phẩm nào trong tay.
2.1.2. Dễ dàng bắt đầu
Bạn không cần là một chuyên gia mới có thể bắt đầu bán Dropshipping, trên thực tế, chỉ cần một chiếc máy tính kết nối Internet là bạn đã có thể bắt đầu. Vì khi bán Dropshipping bạn không cần phải lo lắng về nhà xưởng để lưu trữ hàng hóa, bạn không cần phải suy nghĩ về phương án vận chuyển hay loay hoay sắp xếp thời gian để bán hàng.
Những kiến thức cơ bản về Dropshipping bạn có thể nhanh chóng học được trên Internet, còn những kiến thức chuyên sâu sẽ được tích góp trong quá trình bạn tiến hàng công việc thú vị này.
2.1.3. Dễ dàng để mở rộng quy mô
Khi muốn phát triển doanh nghiệp Dropshipping của mình, bạn không cần phải thay đổi quá nhiều về mô hình như hình thức bán lẻ truyền thống. Thay vào đó, bạn chỉ cần đầu tư thêm vào các chiến lược bán hàng và marketing trong khi những công việc khác vẫn được giữ nguyên.
Không những vậy, chi phí khi bạn mở rộng doanh nghiệp của mình sẽ không tăng cao đột biến và bạn có thể làm việc một mình mà không cần thêm nhân viên (trừ khi bạn một xây dựng một đội ngũ riêng cho mình).
2.1.4. Linh hoạt trong nhiều khâu
Trái ngược với công việc văn phòng, các hình thức make money online như Dropshipping rất linh động về mặt thời gian và địa điểm. Bạn có thể làm bất cứ đâu bạn muốn và bất kì thời gian nào bạn thấy cần thiết.
Hơn nữa, bán Dropshipping cũng đồng nghĩa với việc bạn tự chủ hoàn toàn công việc của mình, bạn có thể tự lên kế hoạch, tự vạch các chiến lược kinh doanh, và tất nhiên, tự nếm đắng cay ngọt bùi mà không cần sự chấp thuận từ bất cứ ai.
2.2. Khó khăn khi bán Dropshipping
2.2.1. Sức cạnh tranh cao
Việc Dropshipping trở nên phổ biến hơn cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh. Nếu không có chiến lược cẩn thận, bạn rất dễ rơi vào cuộc chiến về giá không hồi kết, khi đối thủ tìm được nguồn hàng rẻ hơn và sẵn sàng bán phá giá để… dìm bạn. Rất nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến giá mà ngó lơ những yếu tố bên lề, và điều này sẽ nhanh chóng làm tổn hại đến lợi nhuận của bạn.
2.2.2. Không kiểm soát được chất lượng sản phẩm
Việc không nhất thiết phải nhập hàng về khi bán Dropshipping là một điểm cộng lớn nhưng cũng là bất lợi khi bạn không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình.
Nhiều khi hình ảnh bạn nhận được từ nhà cung cấp khác xa so với sản phẩm đến tay khách hàng. Chính vì vậy, nếu không tìm được 1 nhà cung cấp uy tín, bạn sẽ khó lòng bảo toàn được danh tiếng cho cửa hàng của mình.
2.2.3. Tốn nhiều nguồn lực trong quản lý đơn hàng
Nếu bạn dự trữ tất cả các sản phẩm của riêng mình, thì việc theo dõi những mặt hàng nào còn hàng và hết hàng là điều tương đối đơn giản. Nhưng khi bạn tìm nguồn cung ứng từ nhiều nhà cung cấp (những bên cũng đang đáp ứng các đơn đặt hàng cho những người bán khác) thì lượng hàng hoá có thể thay đổi hàng giờ.
May mắn là hiện có nhiều nhà cung ứng đã cung cấp ứng dụng để bạn cập nhập nhanh nhất các thay đổi về sản phẩm để bạn có những điều chỉnh thích hợp trên cửa hàng của mình.
2.2.4. Khó để xây dựng thương hiệu
Đích đến của nhiều người làm Dropshipping là sở hữu một thương hiệu của riêng mình. Tuy nhiên, không giống như các sản phẩm in ấn theo yêu cầu (Print-on-Demand), các sản phẩm Dropshipping rất khó để bạn có dấu ấn riêng. Trong trường hợp nếu được thì cũng sẽ mất nhiều chi phí.
3. Các câu hỏi thường gặp cho người mới bắt đầu
3.1. Cần làm gì để bắt đầu bán Dropshipping?
Sẽ có 5 bước chính để bạn bắt đầu một cửa hàng Dropsshipping:
-
Bước 1: Lựa chọn ngách thị trường (niche) phù hợp với bạn/bạn thấy tiềm năng
-
Bước 2: Chọn lựa nhà cung cấp (supplier) uy tín
-
Bước 3: Tạo một cửa hàng Dropshipping online
-
Bước 4: Kéo lượt truy cập (traffic) về cửa hàng Dropshipping của bạn
-
Bước 5: Chuyển đổi lượt truy cập thành đơn hàng
3.2. Chi phí để bắt đầu một cửa hàng Dropshipping?
-
Chi phí mở cửa hàng – Store front
Ước lượng: $19/tháng
Để bán Dropshipping, bạn nhất định cần có 1 cửa hàng online nơi trưng bày toàn bộ sản phẩm. Nếu bạn chưa có nhiều kiến thức về IT, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nền tảng như ShopBase để bắt đầu. Với ShopBase, bạn chỉ cần nhập email đăng ký là đã có 1 cửa hàng hoàn chỉnh.
>> Chỉ cần 1 phút để có cửa hàng Dropshipping hoàn chỉnh, trải nghiệm ShopBase ngay!
-
Chi phí mua tên miền – Domain
Ước lượng: $5-20/năm
Một cửa hàng với doanh thu cao lúc nào cũng được đầu tư một tên miền chuyên nghiệp. Giá của tên miền đa số sẽ phụ thuộc vào việc tên miền bạn lựa chọn đuôi nào .com/.net/…
-
Chi phí chạy quảng cáo
Ước lượng: Tùy thuộc vào nguồn vốn của bạn
Hầu hết người bán Dropshipping sẽ lựa chọn chạy quảng cáo để tạo lưu lượng truy cập vào cửa hàng. Các kênh quảng cáo trả tiền phổ biến nhất hiện nay là Facebook, Google và TikTok. Tùy vào kinh nghiệm chạy quảng cáo của bạn và nguồn vốn bạn có, chi phí chạy quảng cáo sẽ dao động rất rộng trong khoảng $100-$10,000/tháng.
3.3. Tiềm năng thị trường Dropshipping ở thời điểm hiện tại?
Nhiều nhận định cho rằng “Thị trường Dropshipping hiện tại đã bão hòa”, tuy nhiên sự thật thế nào? Thực tế cho thấy, trường Dropshipping đang ngày một mở rộng với rất nhiều tiềm năng. Công nghệ 4.0 nở rộ, dịch bệnh khó kiểm soát khiến gia tăng hơn nhu cầu mua hàng online, mang đến cho bạn nhiều cơ hội để kinh doanh xuyên biên giới..
Theo số liệu của Statista, thị trường thương mại điện tử quốc tế (bao gồm cả Dropshipping) sẽ chạm mốc $4.9 nghìn tỷ vào năm 2021 và tăng trưởng hơn 32% lên $6.5 nghìn tỷ vào năm 2023. Nhìn ở khía cạnh tích cực, Dropshipping có thể mang lại nguồn lợi cực khủng nếu bạn thực sự kiên trì và nỗ lực
Nguồn: Statista
3.4. Các thuật ngữ thường gặp khi bán Dropship?
-
Thuật ngữ chung
– Seller: Người bán hàng
– Buyer/Customer: Người mua hàng
– Supplier: Nhà cung cấp hàng hoá
– Sourcing: Tìm nguồn hàng
– Niche: Ngách bán hàng
– Build Brand: Xây dựng thương hiệu của riêng mình
– Winning Product: Những sản phẩm bán rất chạy
– Customer Services: Dịch vụ chăm sóc khách hàng
-
Thuật ngữ liên quan đến đơn hàng
– Price: Giá bán hàng
– Base Cost: Chi phí mua sản phẩm
– Shipping Cost: Chi phí vận chuyển
– Tracking number: Mã theo dõi trạng thái đơn hàng
– Payment Method: Các phương thức thanh toán (PayPal, Stripe,…)
– Refund: Cần hoàn lại tiền cho khách hàng
– Return: Đơn hàng được trả lại
– Variations: Tùy biến sản phẩm (màu sắc, kích cỡ,… của sản phẩm)
-
Thuật ngữ thường dùng khi chạy quảng cáo
– Vít camp: Việc tăng mạnh chi phí để chạy quảng cáo khi nhận được tín hiệu tốt từ các chỉ số hiệu quả quảng cáo.
– VIA: Verify Information Account, tức là tài khoản Facebook đã được kiểm chứng thông tin, có lượt tương tác như người thật. VIA thường được sử dụng để tạo BM cho các chiến dịch quảng cáo trên Facebook.
– BM: Business Management – Tài khoản chạy quảng cáo doanh nghiệp của Facebook
– GMC: Google Merchant Center – Công cụ tải dữ liệu cửa hàng và sản phẩm lên Google, đồng thời cung cấp dữ liệu đó để chạy quảng cáo và các dịch vụ khác của Google.
– Reg GMC: Register Google Merchant Center – Đăng ký để có thể bắt đầu chạy quảng cáo Google
5. Tôi nên lựa chọn nền tảng nào để bán Dropshipping?
Việc lựa chọn một nền tảng tốt nhất và phù hợp nhất để bán Dropshipping hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.
Nếu bạn là một người mới bắt đầu tìm hiểu về Dropshipping, bạn nên bắt đầu với những nền tảng cung cấp cho bạn các công cụ từ A-Z (mở cửa hàng, liên kết với các nhà cung cấp, hỗ trợ cổng thanh toán, tối ưu cửa hàng tự động,…).
Và không cần phải tìm kiếm đâu xa, chúng tôi có ngay một nền tảng, cung cấp cho bạn toàn bộ cung cụ trên. Cùng tìm hiểu trong phần cuối của bài viết nhé!
4. Vì sao ShopBase là ưu tiên hàng đầu của bạn khi bán Dropship?
4.1. ShopBase là gì?
ShopBase là nền tảng (platform) thương mại điện tử xuyên biên giới mở, được tạo ra với mục tiêu nâng tầm trải nghiệm kinh doanh quốc tế cho cả người mua lẫn người bán.
Với ShopBase, quy trình kinh doanh Dropshipping trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Những lợi ích chỉ có khi bạn bán Dropshipping với ShopBase
4.1.1. Có cửa hàng hoàn chỉnh chỉ sau vài click
Không cần phải tốn nhiều công sức, hay bỏ ra hàng giờ liền để có cho mình một cửa hàng online ưng ý, với ShopBase, bạn chỉ cần vài click là đã sở hữu cửa hàng Dropshipping.
Đặc biệt, các cửa hàng trên ShopBase còn được tối ưu riêng theo từng niche nhằm nâng tối đa tỷ lệ chuyển đổi của bạn.
Cùng xem ví dụ sau để kiểm chứng nhé!
>> Không cần nhập thẻ ngân hàng, trải nghiệm ShopBase miễn phí ở dưới!
4.1.2. Dịch vụ fulfillment đạt chuẩn quốc tế
ShopBase cung cấp toàn bộ dịch vụ hậu cần thương mại điện tử bao gồm: Tìm nguồn hàng, kiểm định chất lượng, đóng gói bao bì sản phẩm, kiểm soát tiến độ vận chuyển và giao hàng.
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết tìm nguồn hàng ở đâu và với nhà cung cấp nào cho uy tín, ShopBase Fulfillment sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Chỉ cần gửi một tin yêu cầu sản phẩm mà bạn muốn bán, ShopBase Fulfillment sẽ tiến hành tìm nhà cung cấp với mức giá cạnh tranh nhất cho bạn. Sau đó, tiến hành đặt hàng, kiểm tra chất lượng hàng hoá và vận chuyển nhanh nhất đến tay khách hàng.
Nhân viên ShopBase Fulfillment kiểm tra hàng hóa tại xưởng
4.1.3. Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi với kho ứng dụng miễn phí
Việc thu traffic về cửa hàng chưa bao giờ là một điều dễ dàng. ShopBase sẽ cung cấp tới bạn loạt ứng dụng giúp tận dụng tối đa lưu lượng truy cập này. Ví dụ như:
-
Social Proof Marketing: Gia tăng độ tin cậy cho cửa hàng bằng các yếu tố xác thực và loạt đánh giá sản phẩm hữu ích, chi tiết tới từ chính khách hàng
-
Abandoned Cart Emails & SMS: Gửi SMS và Email nhắc nhở khách thanh toán món đồ họ bỏ quên trong giỏ hàng
-
Sales Pop-up: Tạo vòng quay may mắn hay các pop-up có chứa mã giảm giá nhằm kích thích hứng thú mua hàng
Và bạn hãy yên tâm rằng mọi ứng dụng này đều hoàn toàn miễn phí và do ShopBase thiết kế. Bạn không cần phải tích hợp thêm với các bên thứ ba hay bỏ thêm tiền để sử dụng các ứng dụng này.
4.1.4. Tăng doanh thu nhanh chóng với ứng dụng Boost Upsell độc quyền
ShopBase giúp bạn tận dụng từng giây thời gian, từng đồng chi phí khi hỗ trợ đẩy doanh số triệt để với tính năng bán hàng gia tăng và bán chéo (up-sell & cross-sell) với ứng dụng Boost Upsell.
-
Post-purchase Upsell: Hiển thị các sản phẩm mới với mức giá hấp dẫn nhất nhằm lôi kéo khách mua thêm ngay sau khi họ hoàn thành check-out
-
Product Bundle: Giúp bạn gộp các loại sản phẩm thành từng combo với mức giá tốt hơn so với mua lẻ
-
Quantity Discount: Khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn bằng các hiển thị các ưu đãi dạng “mua càng nhiều – giảm càng sâu’
Hiệu quả của Boost Upsell đã được nhiều người chứng minh:
Trong 1 tháng mùa sales cuối năm, khách ShopBase “ngồi không” cũng kiếm được thêm $38k chỉ bằng việc bật app Boost Upsell
Doanh thu hiện tại là $173k, trong đó có tới 12% doanh thu tới từ app Boost Upsell. Nếu khách không sử dụng app này thì đã mất gần $20k.
4.1.5. Có hỗ trợ viên người Việt trợ giúp 24/7
Một trong những khó khăn khi bạn bước vào ngành Dropshipping này là không có người hướng dẫn, mọi thứ phải tự mình mò mẫm từ con số 0. Mỗi khi có trục trặc nào xảy đến với cửa hàng của mình rất khó để liên lạc với đội ngũ Chăm sóc khách hàng của các nền tảng, nhất là các nền tảng nước ngoài.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn trái ngược khi bạn kinh doanh Dropshipping trên ShopBase. Với đội ngũ Chăm sóc khách hàng dày dặn kinh nghiệm luôn sẵn sàng túc trục để giúp đỡ bạn, chỉ cần nhắn tin vào icon “Live chat” hiển thị trên cửa hàng ShopBase, bạn có thể dễ dàng liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào.
Hơn thế nữa, ShopBase có cộng đồng Dropshipping phát triển, luôn lắng nghe và chia sẻ. Ở đó có rất nhiều cao thủ sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm xương máu nếu bạn thực sự muốn học hỏi.
Bạn đã sẵn sàng kinh doanh Dropshipping cùng ShopBase?
Trên đây là toàn bộ những điều mà bạn nên nắm vững trước khi bắt đầu làm Dropshipping. Dẫu con đường này sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng đừng quên bạn luôn có ShopBase kề bên để tăng tốc nhanh chóng trên hành trình này!
>> Sẵn sàng nhập môn Dropshipping cùng ShopBase? Đăng ký ngay tại đây!