Tối ưu tốc độ website là một trong những vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý để hoàn thiện trải nghiệm của khách hàng. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi truy cập vào website loading từng landing Page mất trên 30s? Nó thật sự là một trải nghiệm tệ phải không nào. Vậy làm sao để tối ưu tốc độ website? Tăng trải nghiệm tố cho khách hàng khi truy cập vào trang web của bạn. ATP SOFTWARE cùng bạn tìm hiểu 15+ cách tối ưu tốc độ website hiệu quả.
Vai trò của tốc độ load website
Tốc độ website là một trong những căn cứ quan trọng giúp cho Google đánh giá website của bạn chất lượng hay không. Ngoài ra tốc độ website còn hỗ trợ trong việc giữ chân khách hàng trên trang web của doanh nghiệp. Giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng đối với dịch vụ website đem lại.
Cải thiện thứ hạng trên Google tìm kiếm
Tốc độ website được xem là yếu tố giúp cho Google đánh giá xếp hạng web của bạn trên công cụ tìm kiếm. Thứ hạng web vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp theo từng ngành hàng nhất định.
Tính khả dụng
Tốc độ Website càng nhanh thì sự trao đổi qua lại và dùng các dịch vụ trên Website càng tăng cao. Điều này mang lại cho người mua hàng, dịch vụ trải nghiệm chất lượng tốt. Từ đấy có khả năng dễ dàng thực hiện hành vi chuyển đổi đóng góp vào doanh thu của công ty.
Tốc độ Website còn có nhiệm vụ trong việc làm ra chuyển đổi số trên Web.
Tỉ lệ chuyển đổi của 1 Website là hành động ý nghĩa của khách hàng khi truy xuất vào Web đó. Như: xem hình ảnh, truy xuất vào link do Website mang lại, mua hàng hay sử dụng dịch vụ. theo nghiên cứu của Hubspot bạn có nguy cơ mất 7% phần trăm chuyển đổi đơn hàng thành công. Khi tốc độ Web chậm hơn 1s.
Như vậy, trang Web có tốc độ load nhanh, lượng nội dung người mua hàng Lựa chọn sẽ xuất hiện nhiều trong thời gian nhanh chóng. điều này giúp tăng độ uy tín của người dùng. Dẫn đến đạt kết quả tốt chuyển đổi của Website tăng cao, doanh thu của đơn vị hiệu quả hơn.
15+ Cách tối ưu tốc độ website
1. Tối giản các quảng cáo Pop-up
Để kiếm thêm thu nhập về cho website từ các nguồn thu bên ngoài. Website thường được thiết kế chèn thêm các Pop-up quảng cáo của các sản phẩm thương hiệu hoặc website khác. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều cũng dẫn đến tốc độ load của web yếu đi, dẫn tới chậm web.
Để tối ưu tốc độ website bạn nên có sự chọn lọc các quảng cáo pop-up của các doanh nghiệp khác trên web của mình. Sắp xếp phù hợp không chắn tầm nhìn của khách hàng.
2. Tối ưu giao diện Theme website
Giao diện là bộ mặt của website. Khách hàng có quyết định ở lại web của bạn hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, thẩm mỹ của giao diện.
Tối ưu giao diện bao gồm tối ưu layout, font chữ, màu sắc, nội dung cho giao diện. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp tối ưu tốc độ website.
3. Sử dụng CDN
Mục đích của CDN là tối ưu phân phối nội dung trang web tới toàn bộ đối tượng truy cập 1 cách nhanh chóng.
Thông thường nếu bạn sử dụng 1 Server cho toàn bộ truy cập của người dùng tới website dễ dẫn tới hiện tượng bị quá tải dẫn tới lỗi hệ thống không thể xuất thông tin cho khách hàng. Điều này khiến tốc độ load của website bị chậm và rơi vào tình trạng bảo trì hệ thống.
Vì lý do đó bạn nên cân nhắc sử dụng hệ thống CDN phân phối cho website của mình để tối ưu tốc độ Website.
4. Sử dụng Hosting thay thế
Hệ thống lưu trữ và chia sẻ dữ liệu là vô cùng quan trong cho 1 website hoạt động tốt. Khi host bạn đang sử dụng không đảm bảo chất lượng, bạn cảm thấy không tối ưu và gặp nhiều lỗ hổng trong quá trình làm việc. Khuyên bạn nên có phương án thay thế host sớm để tránh gặp những lỗi còn lớn hơn trong tương lai.
Với phương án sử dụng giá rẻ vẫn đảm bảo chất lượng và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Sharing Host sẽ là sự lựa chọn thích hợp.
Chất lượng hơn nữa bạn có thể chọn lựa VPS ( Virtual Private Server, máy chủ riêng ảo). Với dạng hosting chia sẻ bạn có thể lựa chọn cho mình sử dụng VPS để cải thiện tốc độ website tốt hơn.
Chất lượng cao và cũng là phương thức có giá thành đắt đỏ nhất đó là sử dụng host vật lý riêng. Thông thường các thương hiệu mạnh sẽ sử dụng loại hình này. Chi phí phải trả để sử dụng host vật lý bao gồm thuê người quản lý hệ thống, trả phí mặt bằng Server,… Tuy nhiên giá tiền đi đôi với dịch vụ nên nó cũng là xứng đáng.
5. Hạn chế cài đặt Plugin tràn lan
Plugin được cài đặt với mục đích tối ưu hóa công việc, hỗ trợ công việc thực hiện trên Website. Tuy nhiên nó cũng có mặt trái dẫn tới chậm website đó là việc chiếm tài nguyên khá nhiều. Cân nhắc sử dụng tránh sự lạm dụng áp Plugin tràn lan khiến web của bạn bị chậm đi.
Lựa chọn thông minh, sử dụng tối ưu là hướng đi tốt trong quá trình xây dựng và phát triển Website của bạn
6. Tối ưu tốc độ Website: Hạn chế sử dụng Widget bên ngoài
Cùng giống như Plugin, Widget bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân khiến trang web của bạn bị chậm load. Chúng hoạt động trên cơ chế sử dụng nguồn tài nguyên bên mài không có sẵn của trang web. Dù hoạt động hay gặp sự cố thì Widget cũng vẫn xử lý cho tới khi timeout. Vậy nên để tối ưu tốc độ website bạn nên ngưng sử dụng các Widget không cần thiết, cũng như hạn chế việc sử dụng chúng cho website.
7. Tối ưu hóa ảnh trên Website
Ảnh là một trong những yếu tố quan trọng trên Website của mỗi doanh nghiệp. Một website không thể chỉ toàn sử dụng text, cũng như không thể chỉ chứa toàn bộ hình ảnh. Chúng nên được sử dụng đúng cách và cân bằng qua lại với nhau.
Để tối ưu hóa ảnh trên Website không chỉ là thiết kế bạn cần phải quan tâm tới nội dụng ảnh, chất lượng, dung lượng ảnh tải lên. Nhờ đó tránh bị mất dung lượng không nên phát sinh dẫn tới chậm website.
8. Tối ưu CSS và JS
Trang bị cho website plugin WP Minify Fix để tối ưu CSS và JS là lựa chọn thích hợp cho website khi gặp tình trạng web bị chậm. Hoạt động trên cơ chế kết hợp rối nén JS và các tập tin CSS để cải thiện tốc độ load website.
9. Tối giảm tài nguyên trên website
Việc sử dụng quá nhiều tài nguyên nội bộ và bên ngoài cũng làm cho website trở nên yếu đi. Nên lựa chọn, cân nhắc và thường xuyên kiểm tra thay mới dọn dẹp tài nguyên của website. Để tối ưu hóa website, cải thiện trải nghiệm cả người sử dụng lẫn nhân sự hỗ trợ website.
10. Bật bộ nhớ đệm
Hoạt động web sử dụng khá nhiều nguồn tài nguyên, bạn không nên đẩy hết toàn bộ tài nguyên lên bộ nhớ của website. Điều này khiến cho web của bạn bị nặng dung lượng, làm giảm tốc độ load trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy nên bật hoặc cài đặt bổ sung bộ nhớ đệm cho website hỗ trợ cải thiện tốc độ website.
11. Nén các file trên website
File tải lên website cũng là một trong những yếu tố khiến website của bạn bị “ngốn” dung lượng. Vì vậy nên đồng bộ kích thước file hoặc nén toàn bộ file trước khi tải lên website. Như vậy sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc tối ưu tốc độ website.
13. Hạn chế redirect
Các chuyển phương hướng (redirect) tạo thêm các HTTP request sẽ giúp tăng thời gian tải trang của Web. vì thế bạn không nên lạm dụng chúng. nếu như bạn tạo ra một responsive Web, bạn phải cần redirect để kết nối đưa những người dùng điện thoại đến phiên bản tương ứng.
Google nói ra lời khuyên cho bạn làm 2 việc sau để đảm bảo rằng các responsive redirect không làm giảm đi tốc độ Website của bạn.
- Dùng một HTTP redirect để chuyển những người sử dụng mobile user agent trực tiếp tới URL tương ứng với phiên bản mobile mà không cần thông qua các redirect trung gian khác.
- Hãy thêm markup để nắm rõ ràng URL cho phiên bản mobile
13. Giảm thiểu link chuyển hướng Website
Link chuyển hướng Website là những link trỏ ra ngoài hoặc trỏ tới các bài viết khác trên website. Một bài viết gắn quá nhiều link chuyển hướng cũng gây ảnh hưởng tới tốc độ tải của website. Vì vậy một bài viết bạn không nên để quá nhiều link ( tối đa 5 link).
Ngoài ra bạn có thể tạo thêm liên kết trên desktop để Google bot có thể khám phá và đọc URL phiên bản di động thuận tiện.
14. Công cụ tạo Cache
Server quá tải do truy cập quá nhiều trong cùng 1 lúc tại website. Làm chậm và có thể dẫn tới sập website tạm thời. Tạo Cache giúp lưu trữ phiên bản hiện tại của Website trên server hiển thị trên màn hình của người dùng trong quá trình đợi phiên bản cập nhật mới.
Việc này giúp cho bạn không phải render nội dung hay từ chối truy cập người dùng. Khách hàng chấp nhận chờ đợi 1 cách thoải mái trong quá trình load web.
Một số plugin bạn có thể tích hợp vào website của mình bao gồm: W3 Total Cache or W3 Super Cache.
15. Sử dụng công cụ Google Pagespeed
Google Page Speed là một công cụ do Google phát triển, với nhiệm vụ giúp đỡ bạn đánh giá tốc độ trang Website cũng giống như đưa ra những lời khuyên về các thành phần nên khắc phục để giảm thời gian tải trang.
Những nguyên nhân khiến website load chậm
Có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn tới việc website load chậm là rất nhiều và hầu hết nằm ở trong những yếu tố mà chúng tôi đã nêu trên để giúp cải thiện, tối ưu tốc độ website. Nguyên nhân sẽ được tối giảm là khi các bạn nắm rõ được cơ chế hoạt động, nên và không nên sử dụng hay lạm dùng quá nhiều trên Website của bạn.
Tổng kết
Tối ưu hóa tốc độ website cũng là tối ưu trải nghiệm phục vụ khách hàng. Luôn nhớ rằng trải nghiệm khách hàng là rất quan trọng cho việc phát triển website của bạn. Nên thiết kế, đánh giá dựa trên cảm nhận là một khách hàng sử dụng dịch vụ để thấy được những lỗ hổng cần phải cải thiện. Lấy khách hàng làm gốc luôn là hướng đi đúng đắn và đe lại hiệu quả chất lượng cho doanh nghiệp.
ATP SOFTWARE tự tin là nhà cung cấp kiến thức phong phú xã hội, đời sống tới khách hàng. Đồng thời là nhà cung cấp dịch vụ giải pháp markting đa kênh cho doanh nghiệp – tôt chức- cá nhân.