Bạn có biết có một con đường giúp bạn giảm tối đa các rủi ro khi khởi nghiệp? Nếu bạn chưa biết hay chưa làm qua bạn hãy khoan bước vào khởi nghiệp vội, hãy tạm thời gác lại dự án mà bạn đang ấp ủ và làm một việc quan trọng nhất và khởi đầu cho mọi doanh nhân.
không phải chỉ là một ý tưởng hay, lôi mấy đứa bạn tham gia dự án, đi vay mượn một khoản tiền vậy là sẽ thành nghiệp. Đa số là chết yểu vì không biết một nguyên lý đơn giản. Dù bạn có ý tưởng tốt, có nhiều tiền để đầu tư nhưng thiếu hiểu biết về khách hàng, thị trường, kỹ năng bán hàng. Chắc chắn bạn sẽ chết.
Vì vậy Hãy hạ mình xuống, tạm gác dự án lớn lao của bạn sang một bên, đem cất tiền của bạn vào một nơi an toàn và HỌC BÁN MỘT CÁI GÌ ĐÓ trước. Đó là giải Pháp tối ưu có thể giảm thiểu rủi ro rất nhiều cho bạn.
Vì việc tự vác mặt đi bán hàng sẽ giúp bạn những thứ mà không sách vở nào, ông thày nào dạy bạn được.
* Bài học 1: Bạn sẽ học được nhiều nhất với học phí ít nhất
– Dạy vạn kỹ năng bán hàng: Bán hàng là một hoạt động đầy thử thách đòi hỏi sự linh hoạt, khôn ngoan của bạn. Nó cần cả lý luận từ những người thày và kinh nghiệm thực tiễn của tiền bối. Kẻ nào linh hoạt, kiên nhẫn và sáng tạo sẽ có phần thưởng sứng đáng.
Đôi khi bạn học một đằng ra thực tế một nẻo, vì thế bạn không thể ôm toàn bộ lý thuyết đi thi triển, đôi khi hàng ngàn khách hàng bạn gặp bạn lại phải ứng sử theo hàng ngàn cách khác nhau. Và khi bị va đập liên tục bạn sẽ dần hình thành cho mình những kinh nghiệm quý báu cho vai trò làm quản ký, lãnh đạo sau này. Và quan trọng hơn bạn là đứa nói được làm được.
– Dạy bạn bản lĩnh: Sẽ ít có người mặt dầy như dân bán hàng, sẽ ít người lì lợm nhu dân bán hàng, sẽ ít người hiểu được đằng sau cái lắc đầu của khách hàng là cơ hội của dân bán hàng. Khách càng từ trối, level của dân bán hàng càng nâng lên. Tất cả sẽ tôi rèn cho dân bán hàng một bản lĩnh cao cường. Nếu bạn vượt qua của ải này, lo gì không làm được việc lớn.
– Dạy bạn học cách chịu trách nhiệm
Nếu bạn không bán được hàng là lỗi của bạn, nếu doanh số bạn thấp là lỗi của bạn. Không có ông khách nào khó tính, không có sản phẩm không phù hợp. Chỉ có một thằng bán hàng lười và không biết cách chịu trách nhiệm, để rút kinh nghiệm và tiến bộ.
Tuy nhiên bạn là đứa đang ấp ủ khởi nghiệp, việc bạn đi bán hàng là để Trau rồi kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm nên tớ muốn bạn lưu ý hai việc quan trọng
+ Thứ nhất: Sau ba tháng bạn phải sống được bằng chính công việc bạn chọn
+ Thứ hai: Sau sáu tháng bạn bắt đầu phải tich lũy được tiền từ công việc này và ít nhất 2 ngày bạn phải viết được một bài viết về kinh nghiệm của bạn ( lý do vì sao thì nếu có duyên gặp được nhau tớ sẽ giải thích. Nhưng đó là một trong những bí kíp quan trọng bậc nhất để bạn tăng hiệu quả kinh doanh trong thời đại này)
** Bài học hai: Bạn sẽ học được cách nhìn ra cơ hội thực tế trong con mắt của một người kinh doanh.
Hàng ngày bạn phải tiếp xúc với khách hàng bạn sẽ nghe hàng ngàn lời phàn nàn, lời chê trách, than phiền về các sản phẩm, các dịch vụ và đó là cơ hội thực tế nhất cho một ý tưởng kinh doanh
Đa số các vạn khởi nghiệp luôn có lòng tin thái quá vào sản phẩm của mình nhưng lại thiếu kinh nghiệm điều nghiên thị trường và Test sản phẩm nên bạn khi tung sản phẩm ra thị trường không chấp nhận là chết.
Nhưng với việc hàng ngày được lắng nghe chính những khách hàng góp ý, sẽ có hàng tá ý tưởng mang tính thực tiễn mà thị trường cần cho bạn tham khảo. Điều đó tốt hơn là ngồi vắt óc để nặn ra một ý tưởng chưa được kiểm chứng.
*** Bài học thứ ba: Bạn sẽ tìm được quý nhân
Họ là những người đi trước bạn, đã trải qua thời kỳ gian khổ khi lập nghiệp, họ rất quý và thích giúp những người có ý trí và khát vọng.
Khi ngồi với họ vạn sẽ hiểu ra đa phần họ đều khởi nghiệp với hai bàn tay trắng hay chỉ với một số tiền cỏn con.
Đó là thứ giá trị nhất của một thằng khởi nghiệp khi học được những người thầy từ trường đời.
****Bài học thứ tư: Bạn hiểu ra không cần tiền to mới khởi nghiệp được
Tớ lê lết ở nhiều khu chợ và được nghe những câu chuyện làm giàu phi thường của những con người hết sức bình thường. Họ giàu, rất giàu thậm chí còn gấp nhiều lần những người trên truyền hình, trên báo. Và đến giờ cuộc sionga của họ cũng bình dị như cách họ làm giàu.
Không khua chiêng đánh trống cho thiên hạ biết mình là ai. Đa phần họ suất thân từ dân nông thôn, nghèo nên phải bươn trải với hai bàn tay trắng. Nghè dạy nghề, đời dạy đời. Cứ tích góp từ cái nhỏ nhất từng bước mà đi. Bài học của họ là cần mẫn, kiên nhẫn và biết quý trọng đồng tiền.
Nhớ điều này tiền nhỏ đôi khi thành nghiệp, tiền to đôi khi phá nghiệp. Đi từng bước từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ tới khó, từ nhỏ tơi lớn. Đừng di ngược lại rồi khi phá sản, lỗ nặng, bẻ nợ lại bảo tại đen đủi.
Chia sẻ từ: FB Vịt tri kỷ