Bạn có thể học được nhiều điều nếu bạn biết lắng nghe. Trong lĩnh vực marketing cũng vậy, những kinh nghiệm, bài học là điều rất cần thiết. Nổi lên vào những năm 1900, marketing đã xây dựng được một nền tảng cho việc buôn bán, quảng cáo, và copywriting cũng như tạo ra những mối quan hệ chặt chẽ. Dưới đây là 40 bài học từ những nhà marketing nổi tiếng trong lịch sử thế giới.
Một số bài học quý giá cũng đã có tuổi đời đến hàng trăm năm. Một số khác thì chỉ mới vài tháng trước. Đối với mỗi nhà marketing tài năng dưới đây thì những bài học quý giá này chỉ là điển hình trong vô số những cái khác.
1. “Thương hiệu là một hợp đồng” – Simon Clift
Cựu giám đốc Marketing của Unilever rất thích câu nói: “Thương hiệu là một hợp đồng giữa một công ty và người tiêu dùng.” Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn, và đơn giản là họ có thể chọn ký kết với một công ty khác nếu như họ phát hiện ra một công ty nào đó “vi phạm” hợp đồng giữa hai bên. Vậy có phải chính bạn là người đang nắm giữ việc kết thúc hợp đồng với khách hàng không?
2. “Chốt mọi lúc mọi nơi” – Alec Baldwin trong phim Glengarry Glen Ross
Câu thoại nổi tiếng này là từ bộ phim Glengarry Glen Ross, nó như là một câu thần chú mà bạn phải luôn nhớ trong quá trình bán hàng. Mọi điều bạn nói và mọi việc bạn làm đều phải thực hiện vì một mục tiêu duy nhất đó là: đạt được thỏa thuận.
Trong thế giới hiện đại hơn và ít tàn nhẫn hơn, khách hàng luôn luôn lắng nghe và đánh giá. Thậm chí nếu như bạn không có dự định bán sản phẩm thì mọi việc bạn làm đều là một phần của marketing.
3. “Khơi gợi sự hứng thú trong cá nhân mỗi người” – John Caples
Một trong những copywriter nổi tiếng nhất mọi thời đại, Caples đã đạt được công thức chiến thắng nhờ mẫu quảng cáo này:
Quảng cáo này thành công không phải vì nó bán được những bài học về đàn piano mà là bán được lòng tự trọng. Và ai lại không muốn điều đó chứ? Caples đã lặp lại công thức này vào một lần khác và một lần khác nữa, cứ tiếp tục như vậy ông đã khơi gợi được hứng thú sâu thẳm của những người xem mẫu quảng cáo của ông. Vậy làm thế nào bạn có thể đi sâu hơn trong ngành marketing và tìm hiểu được sự hứng thú của khách hàng?
4. “Hãy quan tâm người khác” – Dale Carnegie
Hẳn trong chúng ta có những người là fan khá lớn của Dale Carnegie (như quyển Đắc Nhân Tâm), lần này lời khuyên của ông là thực sự quan tâm người khác và cũng là một phần không nhỏ của lý do tại sao nên như vậy trong marketing.
Một trong những câu nói nổi tiếng của ông về chủ đề này đó là: “Bạn có thể kết bạn nhiều hơn trong hai tháng bằng cách bắt đầu quan tâm người khác thay vì trong hai năm chỉ bằng cách cố gắng để nhận được sự quan tâm của người khác.”
5. ” Phá vỡ internet” – Nhà Kardashians
Giới chuyên gia phương tiện truyền thông nghĩ rằng Kim Kardashian sẽ phá hủy internet khi mà cô cởi trần trên tất cả các tạp chí, nhưng quyền lực thật sự của Kardashians đảm bảo rằng họ đang cung cấp một kinh nghiệm đa nền tảng – nhiều hơn những gì bạn thấy được trên phương tiện truyền thông, bao gồm những tùy chỉnh biểu tượng cảm xúc và một cổng nội dung có thương hiệu.
Khloe Kardashian đã trả lời báo The New York Times rằng: “Tôi thấy những gì chúng tôi làm trên phương tiện truyền thông chỉ là một món ăn khai vị.” Hay là
6. “Tiền từ thị phi” – Malcolm McLaren
Vậy chúng ta học được điều gì từ những hành vi tệ hại này kia chứ? Ngày này, những tranh cãi buộc mọi người lên tiếng (cụ thể như trường hợp của nam ca sỹ tai tiếng Kanye West). Như vậy im lặng tức là tiếp thị tồi phải không nào?
7. “Quan trọng đến từng chi tiết” – Walt Disney
Tại Disneyland của Walt Disney, từng chi tiết đều được chuẩn bị rất kỹ lưỡng và công phu – đó là nhờ vào đội Disney đã sắp đặt “những chú Mickey ẩn” trên khắp các công viên, để cho những người hâm mộ, những người mà dành nhiều thời gian để khám phá và ghi nhận lại vị trí của các chú Mickey. Vậy bài học rút ra là: khi bạn chú ý đến từng chi tiết, bạn có thể tạo ra người hâm mộ cho chính bạn mãi mãi.
Hình ảnh của Walt Disney cùng chú chuột Mickey huyền thoại
8. “Ăn thực phẩm dành cho chó của bạn” – Paul Maritz, Microsoft
Nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng câu nói này lại mang màu sắc thân mật, gần gũi. Câu nói mô tả rằng một công ty nên là người sử dụng quan trọng và ủng hộ sản phẩm hoặc dịch vụ của chính mình.
Việc tự sử dụng sản phẩm của chính công ty đầu tiên được ghi nhận vào năm 1988, nhà điều hành Microsoft – ông Paul Maritz đã gửi thư điện tử đến đồng nghiệp của mình “Chúng ta phải ăn thực phẩm cho chó của chúng ta và thử nghiệm sản phẩm của chính chúng ta.” Vậy bạn có là một fan to bự của chính sản phẩm các bạn làm ra?
9. “Giáo dục khán giả của bạn” – John Deere
John Deere được biết đến nhiều nhất trong lĩnh vực các trang thiết bị cho nông nghiệp, nhưng chính ông cũng có một sự khác biệt. Ông đặc biệt giỏi trong vấn đề sáng tạo nội dung cho marketing.
Năm 1985, ông đã phát hành tạp chí The Furrow, cung cấp cho nông dân các thông tin làm thế nào để có thật nhiều lợi nhuận. Tạp chí này vẫn còn lưu truyền đến ngày nay, và đã đạt mốc 1.5 triệu độc giả ở 40 nước trên thế giới và được dịch ra 12 ngôn ngữ khác nhau. Hãy giúp khán giả của bạn phát triển và trau dồi một cách hợp thời.
10. “Hãy tìm một khẩu hiệu nổi tiếng” – Mary Frances Gerety
Sau cuộc đại suy thoái, Mary Frances Gerety – nữ copywriter người Hoa Kỳ, đã cho ra đời một khẩu hiệu bất hủ: “Kim cương là vĩnh cửu”. Khẩu hiệu này đã được sử dụng trong quảng cáo của De Beers và vào năm 1999 được Advertising Age đặt làm khẩu hiệu cho thế kỷ 20. Ngày nay, hơn 80% phụ nữ ở Mỹ đã nhận được chiếc nhẫn kim cương khi họ đính hôn. Vậy theo bạn, chiến dịch của bà có hiệu quả và thành công hay không?
11. “Gắn kết mọi người thông qua trò chuyện” – Conrad Gessner
Nhà thực vật học đã “phát minh” câu nói trong ngành marketing vào năm 1559 với niềm đam mê hoa uất kim hương của ông. Để làm quen với người Châu Âu bằng một loài hoa ngoại quốc, ông đã viết ra một bài thơ dễ nhớ và dễ thuộc, thậm chí đã tạo ra “hội chứng hoa tulip”. Còn bạn thì sao, bạn làm gì để gắn kết mọi người và tạo ra nhu cầu cho mọi người?
12. “Hãy cho họ chất lượng” – Milton Hershey
Người sáng lập của Hershey đã có một triết lý marketing đơn giản: Khi người tiêu dùng nhận thấy được chất lượng cao của ‘sôcôla Hershey, sản phẩm sẽ tự bán chính nó. Ông ấy đã nói: “Hãy cho họ chất lượng. Đó là quảng cáo tốt nhất trên thế giới. “
13. “Hãy khai thác những người ghét bạn” – Beyoncé
Khi thế giới cho bạn những quả chanh, hãy đưa cho Beyoncé, cô ấy sẽ tìm cách làm ra nước chanh thay vì trả lại cho thế giới những trái chanh đó. Sau khi nhận phản hồi tiêu cực về màn trình diễn Super Bowl của mình, thậm chí là cả những màn tẩy chay. Nhờ vậy mà nữ hoàng Beyoncé của chúng ta đã ấp ủ một kế hoạch khôn ngoan đó là tạo ra lợi ích từ cuộc tranh cãi. Cô đã bán những chiếc áo thun có in dòng chữ “tẩy chay Beyoncé” trong chuyến lưu diễn của mình.
14. “Tiêu đề là tất cả mọi thứ” – Helen Gurley Brown
Năm 1965, Hearst thuê Helen Gurley Brown tiếp nhận một tạp chí đang trên đà hết thời mang tên Cosmopolitan. Những thay đổi của bà đã đè nặng việc đặt tiêu đề giật gân và điều đó đã mang đến cho tờ tạp chí hàng triệu độc giả tâm huyết. Ngày nay, bạn vẫn nhận được rất nhiều mẹo hữu ích về cách viết tiêu đề tuyệt vời ngay tại các kệ tạp chí.
15. “Tầm ảnh hưởng làm nên thương hiệu” – Estée Lauder
Người đồng sáng lập của công ty Estée Lauder, Lauder là người phụ nữ duy nhất trong số 20 thiên tài kinh doanh có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Còn thiên tài marketing của chính mình? Lauder đã cho bạn bè và những người quen nổi tiếng những mẫu sản phẩm nhỏ của mình; bà muốn thương hiệu của mình trong tay của những người được nổi tiếng với việc luôn dùng sản phẩm tốt nhất.
16. “Đưa ra thử thách” – Ernest Shackleton
Mặc dù tính xác thực của nó không chắc chắn nhưng đây vẫn được xem là một trong những mẫu quảng cáo nổi tiếng nhất của mọi thời đại. Nhà thám hiểm Ernest Shackleton được cho là đã tìm cách tuyển dụng những người đàn ông cho một chuyến thám hiểm mới bằng mẫu quảng cáo trong một tờ báo với nội dung như sau:
Dù có đúng hay là không, nhưng bạn có công nhận đây là một thách thức tuyệt vời? Bạn có đang tự hỏi chính mình làm sao để có được tấm vé cho chuyến phiêu lưu này hay không? Bản thân chúng ta rất thích những điều thách thức trong cuộc sống và liệu đây chính là lời mời gọi hấp dẫn?
17. “Công việc không phải là việc làm” – Seth Godin
Những nhà marketing đôi khi bị kéo ra khỏi công việc của họ. Lúc này đây, triết lý của Seth Godin sẽ giúp đỡ họ. Trong vai trò then chốt: liệu bạn có phải là điều tất yếu? Seth Godin đã phân biệt hai định nghĩa công việc và việc làm:
Khi bạn đang có công việc, hãy nhớ cũng phải làm việc. Chỉ duy nhất một mình bạn có thể làm mà thôi.
18. “Người biết lắng nghe là người thông minh nhất” – Charlene Yi và Josh Bernoff
Trong một thế giới truyền thông luôn thay đổi, làm thế nào để bạn theo kịp và có vẫn duy trì mối liên hệ? Câu trả lời được Yi và Bernoff đề xuất trong quyển sách Groundswell, đơn giản nhất đó là: Hãy học tập và cứ tiếp tục lắng nghe. Họ viết rằng: “Tất cả chúng ta ở đây đều đang nghe, người nghe tốt nhất sẽ là người thông minh nhất.”
Tác giả Yi và Bernoff cùng với quyển Groundswell
19. “Làm cho khách hàng trở thành anh hùng trong câu chuyện của bạn” – Ann Handley
Mọi người đều muốn thành anh hùng. Đó là ý tưởng cốt lõi mà Ann Handley đã mang đến cho chúng ta, “làm cho khách hàng trở thành anh hùng trong câu chuyện của bạn”. Đề xuất của Ann Handley bao gồm thực hiện content curation, nội dung do người dùng tạo ra, và sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để mở rộng câu chuyện.
20. “Thị trường là những cuộc hội thoại” – The Cluetrain Manifesto
Trong năm 2001, truyền thông xã hội hầu như không tồn tại. Nhưng The Cluetrain Manifesto dự đoán một tương lai của kết nối đó sẽ thay đổi bộ mặt của doanh nghiệp, phương tiện truyền thông và văn hóa.
Những gì chúng ta học được vẫn là liên quan và hữu ích đối với thời đại ngày nay: Chúng ta muốn có một cuộc hội thoại, không chỉ là một quảng cáo một chiều. Gặp gỡ người dùng và trao đổi với họ trong trực tiếp. Tất cả đều thông qua
21. “Hãy bán một thứ gì đó mà mọi người muốn mua” – Creflo Dollar
Bạn có thể không tin những cuộc tranh cãi về Phúc âm thịnh vượng của nhà truyền giáo nổi tiếng Creflo Dollar. Nhưng bạn sẽ phải kinh ngạc về sự phát triển kinh khủng của nhà thờ World Changers Church International. Được thành lập tại một trường tiểu học chỉ với con số 8 thành viên, mà giờ đây theo thống kê thì con số này đã lên đến 30.000 thành viên.
Nếu được hỏi bí mật dẫn đến thành công của ông, thì câu trả lời chính là: hãy bán một thứ gì đó mà mọi người mong muốn để trở nên giàu có mà không cảm thấy tội lỗi. Vậy bài học ở đây là gì? Trước khi bạn bắt đầu tiếp thị, hãy chắc chắn sản phẩm của bạn là những gì mọi người mong muốn.
Quan cảnh bên ngoài ký túc xá của nhà thờ World Changers Church International
22. “Phương tiện truyền đạt chính là thông điệp” – Marshall McLuhan
Khi bạn giao tiếp với một ai đó, thì điều gì là quan trọng nhất: những điều bạn đang nói hay cách thức truyền đạt? Ngày nay các phương tiện truyền thông xã hội chính là minh chứng sống cho lời tiên tri của ông. Lý do mà chúng ta phân biệt được giữa Tweet (Twitter) và Snap (Snapchat) cũng như hiểu được sự quan trọng của câu nói “Phương tiện truyền đạt chính là bức thông điệp”, chính là nhờ McLuhan.
23. “Hầu hết các ý tưởng đều có một chút đáng sợ” – Lee Clow
Cảm giác khó chịu thường là dấu hiệu bạn đang làm một chuyện gì đó quan trọng, to lớn. Như nhà quảng cáo huyền thoại đồng thời cũng là giám đốc nghệ thuật – Lee Clow, đã ví cảm giác ấy như là một thứ gì đó tuyệt đẹp và tinh tế:“Hầu hết các ý tưởng đều có một chút đáng sợ, nhưng nếu ý tưởng mà không đáng sợ thì đâu còn là ý tưởng nữa.”
24. “Đặt tên cho khán giả của bạn” – Mel Martin
Này, anh bạn!
Vâng, là anh đó.
Ngày nay, phương tiện truyền thông phát triển nhanh chóng và gây hoang mang rất nhiều. Liệu khán giả của bạn có biết bạn đang nói chuyện với họ hay không? Nếu không, hãy mượn một chiêu thức của nhà copywriter Mel Martin và ngay lập tức đặt tên cho khán giả ngay trong thông điệp của chính bạn.
Martin đã từng viết tiêu đề như là: “Dành cho các tay golf gần như hài lòng (nhưng không hoàn toàn) với màn chơi của họ – và không hiểu họ đã làm sai chỗ nào” và rất nhiều biến thể khác tương tự như tiêu đề đó. Như vậy, việc chọn đúng mục tiêu có phải là hiệu quả hơn rất nhiều không?
25. “Không bao giờ ngừng thử nghiệm” – David Ogilvy
Được coi là “cha đẻ của ngành quảng cáo”, David Ogilvy là một trong những người đầu tiên hoàn thiện sự phân chia thử nghiệm đối với việc marketing, bằng cách đưa ra hai phiên bản của cùng một quảng cáo vào cùng thời điểm bằng cách riêng để người tiêu dùng phản hồi. Nhờ thế mà ông có thể xác định được phiên bản quảng cáo nào sẽ thành công. Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của ông, đó là: “Không bao giờ ngừng thử nghiệm, như thế quảng cáo của bạn sẽ không ngừng được cải thiện.”
26. “Hoàn hảo” – Peaches Monroee
Bạn chưa bao giờ biết đến cái tên Peaches Monroee? Nhưng chắc hẳn bạn sẽ biết cụm từ của cô mà ngay cả Ariana Grande cho đến Anderson Cooper đều chiếm đoạt làm của riêng: “Hoàn hảo”. Tháng 6/2014, bằng cách sử dụng ứng dụng video Vine, cô đã cho ra đời khẩu hiệu mà đến này đã có hơn 40 triệu vòng lặp (hay còn gọi là lượt xem).
Cô cho biết: “Tôi đã đem đến thế giới này một khẩu hiệu, và tôi không thể nào giải thích được cảm giác lúc này.” Ngày nay, “các giám đốc điều hành marketing”, những người đang tạo ra khẩu hiệu cho tương lai, không hẳn là phải trả lương cao. Và thường là những người trẻ tuổi, đặc biệt là những người da màu. Hãy chào đón và học những điều đó nhưng đừng chiếm hữu nó.
27. “Hãy tăng sức mạnh cho mạng lưới của bạn” – Mary Kay Ash
Mary Kay đã trở thành người tiên phong trong công cuộc tiếp cận đến đa dạng người tiêu dùng bằng cách khai thác một lực lượng người tiêu dùng lớn cho dòng mỹ phẩm – đó chính là các bà nội trợ. Những sáng kiến đổi mới cách tiếp thị của bà bao gồm cả việc tặng các món quà đắt tiền (ví dụ như dòng xe Cadillac màu hồng nổi tiếng) nhằm mở rộng thương hiệu, khuyến khích việc tuyển dụng và chú trọng việc bán hàng trực tiếp thông qua gia đình và bạn bè. Chúng ta học được một bài học từ người phụ nữ này đó là: mạng lưới mối quan hệ của bạn có thể là công cụ mạnh mẽ.
28. “Những lỗ khoan 1/4 inch (với những mũi khoan 1/4 inch)” – Theodore Levitt
Tại sao người ta mua những mũi khoan 1/4 inch? Có lẽ bạn không nghĩ tới một lý do khác hơn. Trong quyển “Sức sáng tạo tiếp thị” (Marketing Imagination), Theodore Levitt có viết: “
Không phải họ muốn những mũi khoan 1/4 inch. Mà là họ muốn những lỗ khoan 1/4 inch”
Mũi khoan 1/4 inch chỉ là cách để có một lỗ khoan 1/4 inch mà thôi. Bán một mũi khoan dựa trên tính năng của nó (tức là nó phải phù hợp với máy khoan của bạn) thì sẽ không thành công như là việc bạn bán một mũi khoan dựa trên kết quả mà nó mang lại (tức là bạn sẽ có một lỗ khoan 1/4 inch). Nói một cách khác, tính năng là những gì sản phẩm bạn có thể làm được, còn lợi ích là những gì mà khách hàng có thể làm được với sản phẩm của bạn.
Nói một cách dễ hiểu hơn, thay vì nói chiếc điện thoại của chúng tôi có chức năng gọi điện thoại, thì hãy nói, với chiếc điện thoại này, bạn có thể tâm sự với người yêu, gia đình và bạn bè bất cứ lúc nào mà bạn nhớ và muốn nghe giọng nói của họ.
“Sức sáng tạo tiếp thị” (Marketing Imagination), Theodore Levitt
29. “Sáng tạo môi trường của bạn” – Lin-Manuel Miranda
Có thể cho đến tận năm nay bạn vẫn không nghĩ đến Broadway (sân khấu kịch tại Mỹ). Có gì thay đổi đâu? Đó là sự đột phá của Lin-Manuel Miranda trong vở kịch “Hamilton”. Đây có thể coi là vở nhạc kịch hip-hop đầu tiên trên thế giới, về những con người ít thú vị nhất mà bạn có thể tưởng tượng, và là dàn cast mà hầu hết là những người da màu. Vở nhạc kịch Hamilton thật sự là một cơn sốt mới, và khán giả sẽ bị lôi cuốn bởi vở nhạc kịch này. Bạn có thể xem đêm khai mạc cùng dàn cast tại đây.
Bài học cho các nhà marketing ở đây là gì? Đó là, dù bạn làm việc ở bất kỳ môi trường nào, hãy “kéo căng” nó ra và uốn cong nó đi theo một hướng mới cũng như là sáng tạo lại nó. Vậy là bạn có thể làm chủ được nó rồi.
30. “Hãy bán sự gợi dục” – Helen Lansdowne
Năm 1911, Helen Lansdowne đã thay đổi bộ mặt của quảng cáo khi là người đầu tiên khai thác việc gợi dục trong quảng cáo của bà. Chiến dịch xà phòng Woodbury “Skin You Love To Touch” (tạm dịch là: làn da mà bạn ao ước được chạm vào) của bà không chú trọng vào sản phẩm mà là hiệu ứng của nó – “sự quan tâm của các quý ông trẻ và bảnh bao”. Sau đó, điều này mang đến nhiều tai tiếng nhưng cũng không kém phần hiệu quả. Minh chứng là doanh số bán ra đã tăng lên 1000%.
Đây có thể được coi là điển hình đầu tiên về việc tiếp thị “bán sự gợi dục” trong thế giới phương Tây?
31. “Bất ngờ và thích thú” – Taylor Swift
Có vẻ không ai còn bàn cãi đến việc ai là người tạo ra khẩu hiệu “bất ngờ và thích thú” nữa rồi. Và xin được trao danh hiệu chuyên gia thời hiện đại cho Taylor Swift. Trải nghiệm “bất ngờ và thích thú” tập trung vào việc lựa chọn ngẫu nhiên một cá nhân hay một tập thể để tiếp nhận một món quà hay trải nghiệm độc đáo, mà Taylor Swift chính là nữ hoàng trao tặng điều đó.
Cô xuất hiện giữa phòng tắm hay đám cưới của các cô dâu để tặng cho họ món quà Swiftmas và món quà này đã trở thành huyền thoại. Cô cho biết: “Người hâm mộ là điều mà tôi yêu thích nhất trên thế giới”. Các fan của cô cũng cảm nhận được điều đó, còn bạn thì sao?
Người hâm mộ là điều mà tôi yêu thích nhất trên thế giới – TaylorSwift
32. “Hãy kể một câu chuyện (có thật)” – P.T. Barnum
Hmm, đây có vẻ là một điều khó khăn đấy. Không còn nghi ngờ gì nữa, nhà sáng tạo của Barnum & Bailey P.T. Barnum là một trong những nhà marketing tuyệt vời nhất trong lịch sử; nhưng những trò chơi khăm vô hạn của ông dạy chúng ta điều gì trong xã hội ngày nay?
Những câu chuyện của ông không chỉ công hiệu mà nó còn mang tính chân thực và thực tế. Barnum đã tự hào diễn một vở kịch nhanh chóng nhưng cũng có một chút lỏng lẻo, không thuyết phục; tuy nhiên về sau Twitter đã không đưa ra được sự thật để chứng minh câu chuyện của ông.
Bạn có thể tham khảo một trong những trò chơi khăm – câu chuyện của ông tại đây.
33. “Hãy nghĩ khác biệt” – Steve Jobs
Tại sao Steve Jobs là một biểu tượng công nghệ? Bởi vì ông không chỉ bán cho chúng ta một chiếc điện thoại, mà ông còn bán cho chúng ta sự trải nghiệm. Một cách để sống. Một lý tưởng để mong muốn. Thông qua ông chúng ta học được cách nghĩ khác biệt và bán giấc mơ cũng như sản phẩm.
Đây chính là sản phẩm từ quan điểm “nghĩ khác biệt”
34. “Điều chỉnh thông điệp của bạn đến mọi người” – Nancy Duarte
Nhà văn, diễn giả và là CEO nổi tiếng đang làm việc cùng Al Gore về An Inconvenient Truth đưa ra một thông điệp đơn giản cho các diễn giả tương lai, đó là: “It is not about you” (tạm dịch là: nó không phải là về bạn). Cô viết trong quyểnResonate: Present Visual Stories that Transform Audiences như sau: “Khán giả sẽ không tự điều chỉnh họ theo ý bạn, mà chính bạn là người cần điều chỉnh thông điệp phù hợp với mọi người. Kỹ năng thuyết trình đòi hỏi bạn phải hiểu được trái tim và tâm trí của khán giả và tạo ra một thông điệp để cộng hưởng với những gì đã có trước đó.”
35. “Đề xuất bán hàng độc đáo” – Rosser Reeves
“Đề xuất bán hàng độc đáo” là một ý tưởng trong chiến dịch quảng cáo thành công, tập trung vào một yếu tố độc đáo duy nhất mà có thể làm cho khách hàng thay đổi việc lựa chọn nhãn hiệu. Và quảng cáo của Rosser Reeves đã đem nó vào “từ điển” của chúng ta. Quảng cáo của Reeves cho Anacin – một loại thuốc trị đau đầu, được người xem cho là chói tai và gây phiền nhiễu rất nhiều; nhưng nó đã mang lại doanh số gấp ba cho nhà sản xuất. Một ví dụ điển hình khác về quảng cáo của Reeves đó là sô-cô-la M&M: “Không tan trong tay, chỉ tan trong miệng”
36. “Kết nối sự tổn thương” – Tavi Gevinson
Làm thế nào mà một cô gái tuổi teen tạo ra vương quốc truyền thông trước khi rời khỏi ghế nhà trường? Đối với blogger, tác giả, tổng biên tập của Rookie – Gevinson, bí mật nằm ngay ở sự tổn thương. Cô cho biết: “Khi bạn làm cho mình tổn thương, thì lần tiếp theo làm sẽ làm tốt hơn… Điều làm cho bạn gắn bó với một người bạn mới không phải là buổi tiệc vui vẻ mà đó là vì bạn có một cuộc nói chuyện buồn và kỳ lạ.” Vậy bạn đã biết cách để đào sâu hơn và trở nên nhân văn hơn với cộng đồng của bạn chưa nào?
Hình ảnh của cô trên bìa tạp chí Vogue
37. “Viết cho một ai đó cụ thể” – Tim Ferriss
Bằng cách nào mà quyển sách The 4-Hour Workweek của Ferriss trở thành một hiện tượng? Anh đã chú trọng vào sự tin cậy, nó chỉ đến khi mà bạn có sự hiểu biết tinh tường về đối tượng mà bạn hướng tới. Có vẻ như bản sẽ cảm thấy phải viết cho tất cả mọi người, nhưng Ferriss cho biết là hoàn toàn ngược lại. Anh cho biết: “Hãy viết cho hai người bạn thân nhất, những người đang gặp phải khó khăn mà chính bạn là người biết cách giải quyết nó.”
Tim Ferriss và quyển The 4-Hour Workweek
38. “Hãy viết một điều gì đó đáng để người ta đọc hoặc làm một điều gì đó đáng để kể lại” – Benjamin Franklin
Những hướng dẫn nhằm tạo ra sự kế thừa, dù cho là một con người hay một thương hiệu: Hãy lắng nghe Benjamin Franklin. Câu nói kết thúc của ông về một chủ đề đã gây sự chú ý: “Nếu bạn không muốn bị lãng quên ngay sau khi bạn biến mất khỏi cuộc đời này, thì hoặc là viết một điều gì đó đáng để người ta đọc hoặc là làm một điều gì đó đáng để người ta kể lại.”
39. “Nội dung 10x” – Rand Fishkin
Bậc thầy Rand Fishkin – nhà sáng lập đồng thời là CEO của Moz, đã đặt ra thuật ngữ “nội dung 10x”. Nó có nghĩa là ở thời đại ngày nay, một nội dung phải tạo ra sự khác biệt, nổi bật trong dòng chảy vô cùng của thông tin, bởi vì đơn giản là nó sẽ hiệu quả gấp 10 lần những nội dung khác cùng chủ đề.
40. “Văn hóa của bạn chính là thương hiệu của bạn” – Tony Hsieh
Nhà sáng lập Zappos đã viết trong một bài đăng trên blog như sau: “Một công ty sẽ làm được gì khi bạn không xây dựng được thương hiệu cho riêng mình?” “Làm sao để xây dựng một thương hiệu lâu dài một cách tốt nhất? Chỉ bằng một từ thôi, đó là: Văn hóa.
Chúng ta đều tin rằng văn hóa cũng như là thương hiệu, văn hóa và thương hiệu của một công ty giống như hai mặt của đồng tiền… vì thế mà văn hóa của bạn chính là thương hiệu của bạn.” Bạn có thể ghé thăm trang Zappos tại đây.
Theo thenextweb