Các doanh nghiệp mới startup đặc biệt là startup công nghệ muốn thành công phải trải qua 5 giai đoạn tiên quyết sau đây mới có thể đứng vững trên thị trường.
Startup thời kỳ công nghệ 4.0 không còn là một khái niệm xa lạ đối với thế hệ trẻ Việt năng nổ và nồng nhiệt. Năm 2017 vừa qua còn được vinh danh là “năm khởi nghiệp” của quốc gia. Tinh thần khởi nghiệp, khát khao cống hiến cho xã hội của lớp trẻ thời nay là có thừa. Nhưng tinh thần thôi thì chưa đủ, mỗi một doanh nghiệp đặc biệt là các startup công nghệ muốn có vị trí trên thị trường phải có một tầm nhìn xa, định hướng đúng đắn trong từng giai đoạn phát triển.
5 giai đoạn quan trọng của một startup công nghệ cần phải trải qua
Giai đoạn 1: Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm sản phẩm phù hợp
Khi các doanh nghiệp có ý tưởng muốn khởi nghiệp, việc đầu tiên startup nên làm đó là nghiên cứu thị trường. Việc thu thập được đầy đủ thông tin sẽ giúp cho các startup có cái nhìn tổng quan về thị trường: thị trường đang thiếu gì, nhu cầu của thị trường như thế nào, đối thủ của chúng ta là ai, sản phẩm của họ như thế nào, thị hiếu của người tiêu dùng ra sao.
Từ những thông tin từ thị trường, các chủ doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng tiềm năng của mình là ai, sản phẩm của mình có điểm gì mới so với thị trường, có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không, có cạnh tranh được với thị trường hay không? Từ đó, xác định đâu là cơ hội, đâu là thách thức của mình, mình có điểm mạnh nào và có điểm yếu nào cần phải khắc phục để doanh nghiệp của mình tốt hơn.
Giai đoạn 2: Tập trung vào hoạt động kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
Điều quan trọng nhất để tồn tại với một Startup công nghệ trong thời gian khó khăn ban đầu đó chính là phải có khách hàng. Do vậy, các doanh nghiệp phải tập trung phần lớn hoạt động của mình vào kinh doanh trong thời gian này. Một doanh nghiệp startup công nghệ có hoạt động được hay không phụ thuộc vào đội kinh doanh của công ty có mạnh hay không.
Công ty nên thực hiện các chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn bằng các chính sách và ưu đãi hơn so với đối thủ, đồng thời không ngừng khai thác và mở rộng thị trường để khách hàng biết đến nhiều doanh nghiệp mình nhiều hơn.
Giai đoạn 3: Thiết lập mô hình kinh doanh mở rộng
Sau giai đoạn 2, startup công nghệ đã có một lượng khách hàng nhất định, lúc này, công ty cũng đã có nền tảng kinh doanh ổn định. Giai đoạn này, startup nên tập trung vào việc xây dựng bản mô tả công việc, quy trình vận hành, mô hình kinh doanh và các chỉ số hoạt động của từng vị trí cụ thể trong doanh nghiệp.
Giai đoạn 4: Xây dựng đội ngũ kinh doanh hùng hậu
Các doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu triệu đô mỗi năm ngoài việc phải có một mô hình kinh doanh mở rộng cần xây dựng một đội ngũ kinh doanh hùng hậu. Công ty mở rộng nhân sự, tuyển dụng nhân tài, tối ưu hóa mô hình kinh doanh, thực hiện các chiến dịch marketing doanh nghiệp.
Giai đoạn 5: Chuyên môn hóa, mở rộng thị trường, kêu gọi đầu tư
Khác với các giai đoạn trên, mọi hoạt động của công ty đều tập trung phần lớn vào hoạt động kinh doanh và kỹ thuật để tìm kiếm khách hàng và tạo ra chất lượng sản phẩm tốt nhất chưa có tính chuyên môn hóa cao. Để hoạt động kinh doanh bền vững hơn, startup công nghệ nên có tính chuyên môn hóa chuyên sâu trong doanh nghiệp. Mỗi một bộ phận trong doanh nghiệp đều giống như một mắt xích quan trọng để doanh nghiệp vận hành trôi chảy và phát triển bền vững.
Việc mở rộng thị trường trong giai đoạn này là quan trọng để chinh phục những mục tiêu mới của doanh nghiệp. Các startup có thể mở rộng thị trường bằng cách: nghiên cứu và phát triển thêm sản phẩm mới, cải tiến và mở rộng tính năng của sản phẩm đang phát triển, mở rộng thêm chi nhánh công ty. Trong giai đoạn này, các startup đã có nền tảng vững vàng nên có thể kêu gọi các nhà đầu tư đáng tin cậy.
Kết luận:
Trên đây là 5 giai đoạn quan trọng của một startup công nghệ phải trải qua nếu muốn tồn tại trên thị trường trong giai đoạn khởi nghiệp. Để có một nền tảng vững chắc, và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần phải đi theo một trình tự nhất định, có một đường lối đúng đắn theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Ngọc Nguyễn – ATPSOFTWARE