KHÔNG BAY MỘT MÌNH – NEVER FLY SOLO
LanBercu TV phỏng vấn thiếu tá Rob Waldo Waldman, tác giả quyển New York times best- seller Never Fly Solo về nỗi sợ, về đồng đội và thành công trong doanh nghiệp và cuộc sống.
Nếu điều gì đó đáng sợ nhất đối với tôi – thì đó là ngồi chết dí vào chiếc máy bay chiến đấu F-16 – Đó là nỗi sợ thật sự!
Sợ đủ thứ: sợ bị bắn… sợ bị bắt thành tù nhân chiến tranh… sợ làm đồng đội không còn tin mình nữa.
Tất cả đều là chướng ngại và thử thách.
Nhưng những nỗi sợ như đạn sẽ bắn thẳng vào máy bay của tôi thì lại không lớn lao. Cái lớn lao nhất là đạn bắn vào “tâm trí” của mình làm mình “ngã gục”.
Là phi công chiến đấu Top Gun mà tôi luôn ám ảnh bởi nỗi sợ vì bệnh tâm lý “không gian hẹp” từ nhỏ. Nhưng tôi đã không để nó cản trở ước mơ làm phi công của mình. Tôi đã học cách vượt qua nỗi sợ và trở thành phi công chiến đấu cao cấp với hơn 65 trận tấn công.
Thử thách… nỗi sợ là một phần của cuộc sống. Nó sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào…và không ai tránh khỏi. Li dị, mất việc làm, lâm vào nợ nầng, mất hợp đồng, công ty mình thành lập phá sản, mất doanh số… và thậm chí mất người thân. Tất cả là thử thách! Để vượt qua, chúng ta cần biết rõ sứ mệnh của mình, sự kiên cường, và hơn tất cả … đó là lòng can đảm.
Lan hỏi: Waldo, lòng can đảm không có nghĩa là không sợ gì cả. Mà lòng can đảm là “sợ thì sợ… mà làm thì cứ làm” đúng không anh?
Waldo trả lời: Chính xác! Cô nói chuẩn luôn. Nhân tiện cô nói vậy, tôi xin chia sẻ 5 nguyên tắc để vượt qua nỗi sợ mà do chính tôi trải nghiệm khi làm trung tá phi công, làm chủ doanh nghiệp và đã coach không biết bao nhiêu doanh nhân.
Điều 1: Đừng nghĩ rằng mình không sợ gì cả.
“Không sợ gì cả” nghe rất “anh hùng”. Nhưng đó trống rỗng và vô lý. Con người ai cũng phải sợ vì chúng ta sẽ phải mất đi một cái gì đó. Tôi mà càng cố ý “anh hùng” và “không sợ gì cả”, thì nổi sợ càng lấn chiếm tôi. Tôi học cách nhìn nhận nỗi sợ của mình và biến nó thành đồng minh của mình. Nỗi sợ giúp ta thêm khiêm tốn, nhận ra không ai là “bất khả chiến bại”, không ai có tất cả câu trả lời. Chỉ có hành động! Đó là sự can đảm sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ.
Điều 2: Can đảm đè bẹp nỗi sợ hãi
Khi tôi biết mình bị bệnh tâm lý sợ “không gian hẹp”, tôi đã tìm hiểu nghiên cứu mọi cách để biết về cái bệnh của mình. Ai đã bị như vậy, ai đã làm gì để vượt qua? Ai vượt qua được? Ai thất bại? Tại sao các cách không giúp bệnh nhân hồi phục 100%?. Càng học hỏi, tôi càng đương đầu với bệnh tâm lý của mình tự tin hơn, có ý thức hơn. Và sự tự tin dẫn đến lòng can đảm. Can đảm đẻ bẹp nỗi sợ hãi. Vậy chúng ta không bao giờ nên ngừng học hỏi. Học những kỹ năng mới, cách bán hàng mới, cách giao tiếp, cách tiếp thị mới, bắt đầu một chương trình luyện tập thể lực thể hình mới. Thuê một huấn luyện viên coach cho mình. Cải thiện và mỡ rộng tầm nhìn. Đây là vũ khí giúp bạn bắn gục kẻ thù – kẻ thù đó là sự sợ hãi.
Điều 3: Nuôi dưỡng đồng đội
Trong chiến đấu, tôi luôn an tâm và quên đi nỗi sợ vì biết rằng nếu có gì trục trặc, thì đồng đội của tôi sẽ hỗ trợ tôi ở phía sau. Mối quan hệ vô cùng quan trọng trong vượt qua thử thách, nhưng nên nhớ xây dựng nó trước khi sự cố xảy ra. Hãy trân trọng những người bạn, đồng nghiệp của mình bằng cách cho họ lời khuyên, hỗ trợ, động viên bằng nhiều cách… vì có lúc bạn sẽ cần họ trao tặng những điều đó.
Điều 4: Tập trung vào sứ mệnh
Sự sợ hãi sẽ ngăn cản những giấc mơ cất cánh, mà bạn chỉ tập trung vào trạng thái “sinh tồn”. Bạn mất đi sứ mệnh, lý tưởng – mục tiêu. Người sống chỉ để “sinh tồn” tập trung vào nỗi đe dọa. Người chiến thắng tập trung vào mục tiêu. Đừng quên mục tiêu sứ mệnh của mình. Sứ mệnh mục tiêu của bạn là gì? – một căn nhà mới, một công ty khởi nghiệp, một người bạn đồng hành, một phụng sự… Điều này sẽ giúp bạn đứng vững dù bom đạn pháo kích liên tục. Hãy tưởng tượng bạn đang bay trên chiếc phản lực và đến gần mục tiêu. Điều đó truyền lửa đam mê cho bạn.
Điều 5: Hãy vượt khỏi sự hạn hẹp
Nỗi sợ thường xảy ra khi mình chỉ tập trung vào chính bản thân mình. Khi bạn chuyển sự tập trung vào người khác, thì nỗi sợ bị vô hiệu hóa. Đó là lý do vì sao tôi luyện chỉ tập trung vào đồng đội của mình khi tôi ngồi trong buồng lái. Họ cần tôi, và cũng nhiều như tôi cần họ. Tôi tìm ra lý do để tiếp tục chiến đấu. Khi thử thách dường như quá lớn, thì hãy nhớ ai cần mình chiến thắng. Hãy tập trung vào người mình quan tâm thương yêu vì nó sẽ cho bạn lẽ sống và chiến đấu. Đó là tinh thần tối cao của phục vụ.
Các bạn đang có sứ mệnh phải chiến thắng. Đừng để gió bão hay nỗi sợ đẩy bạn ra khỏi đường bay.
Hãy bay, bay cao, bay xa và nhắm vào mục tiêu.
Vì phía bên kia của nỗi sợ là sự phát triển.
Waldo Waldman
Cựu trung tá phi công Hoa Kỳ
Nguồn: Lan Bercu