Sai lầm đầu tiên trong hành trình khởi nghiệp của mình bắt đầu từ việc đọc sách.
Hồi đó mình là một con “ngựa non háu đá”, nhưng có lẽ mình hơn chúng bạn là mình biết mình muốn gì. Tuy nhiên trong mắt tụi nó mình là thằng hay mơ tưởng viển vông, toàn làm chuyện ngược ngạo.
Tính cách của mình được hình thành phần nhiều nhờ những cuốn sách mình đã đọc. Hồi còn học phổ thông mình rất mê sách, mê nhất là sách về danh nhân và những người thành công, cực kỳ khoái đọc sách về những người vượt lên nghịch cảnh để toả sáng. Mê đến nỗi những tư tưởng ấy cứ thẩm thấu dần vào máu mình để rồi mình bị nhiễm cái suy nghĩ, phải nghĩ lớn, làm lớn và không gì là không thể. Điều đó khiến mình trở thành một người khác biệt với những suy nghĩ của đám bạn cùng thời.
Cũng vì những suy nghĩ và phát ngôn hùng hồn mà mỗi khi nghe những điều mình nói chúng chỉ cười rôi bảo nhau: lại bắt đầu rồi đấy. Nhưng mình mặc kệ tụi nó và cứ sống với giấc mơ của mình.
Khi lên đại học, tôi chuyển sang đọc sách doanh nhân nhiều hơn, tôi hay tìm những cuốn về tiểu sử doanh nhân để đọc. Và hầu như giai đoạn đó tôi chăm chú mỗi loại sách này, Và cái sai lầm đầu tiên đên từ đây. Khi bạn đọc những cuốn sách về những con người giàu nghị lực, giàu đam mê và khát vọng đó. Bạn như có một nguồn năng lượng mạnh mẽ đẩy bạn đi, thôi thúc bạn làm và một niềm tin bạn sẽ làm được. Điều đó là vô cùng cần thiết nhưng vấn đề ở chỗ, mình bị mất cân bằng cơ bản về những kiến thức đã đọc.
Mình mới chỉ hun đúc tinh thần mà chẳng có tí kiến thức gì về kinh doanh, giống như mấy ông học võ chỉ lo luyện nội công mà không học chiêu thức. Nên không thể chiến đấu được. Nhưng mình đâu lường trước vụ này nên với niềm tin mãnh liệt đó mình xông ra trận.
Và kết quả là thảm bại. Sau khi bị ngã ngựa, nỗi nhớ Lê Nin lại ra riết trong tôi, từng câu, từng chữ ông nói như chỉ để dành riêng cho tôi: nhiệt tình cộng với ngu dốt chỉ tổ phá hoại thôi con ạ.
Đến đây bạn hiểu tôi nói vì sao đọc sách lại có thể dẫn tới thất bại chứ?
Vâng, bạn phải biết cân bằng trong việc tiếp thu kiến thức, cần phải có kiến thức chuyên môn, kiến thức về kinh doanh, chứ không phải cứ máu lên làm bừa là được.
Toàn bộ quá trình khởi nghiệp đầu tiên của mình là một quy trình toàn là những sai lầm tối kỵ của người khởi nghiệp. Và cho đến giờ mình tin rằng nhiều bạn trẻ đang bước lên vết xe đổ đó. Xin được bỏ qua vụ khởi nghiệp bằng công nghệ vì mình mù tịt vụ đó. Bấy giờ mình toàn khởi nghiệp kinh doanh. Vì thế mình mặc định những gì mình đang nói là kinh doanh bạn nhé.
Sai lầm thứ hai chính là: ảo tưởng sức mạnh
Không hiểu chính mình, lúc đó tôi chẳng biết tôi là ai, tôi đang ở đâu, tôi không biết mìn mạnh gì, yếu gì. Mà nói trắng ra lúc đó tôi ” mạnh toàn điểm yếu và yếu toàn điểm mạnh”. Vậy mà cứ nghĩ mình giỏi rồi, biết rồi. Tôi nghĩ người khác làm được thì mình cũng làm được, vì thế kế hoạch khởi nghiệp và mục tiêu của tôi sai bét hết.
Nếu muốn khởi nghiệp bạn phải biết chính xác bạn mạnh gì, yếu gì, bạn muốn gì và nó có phù hợp với bạn hay không. Tôi biết ai khở nghiệp chẳng mơ xây dựng cho mình một doanh nghiệp hoành tráng, với doanh thu bạc tỷ. Nhưng sẽ không dễ dàng như trên giấy.
Lúc đó tôi Cũng bài bản lắm, tôi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh như thật, những trang giấy chi chít chữ, nào là phân tích thị trường, phân tích khách hàng, dự toán tài chính, sơ đồ tổ chức… Toàn là những nhận định chủ quan mà chẳng có tý thực tiễn gì. Vậy mà tôi hí hửng nghĩ là mọi việc hoá ra cũng đơn giản như cho tay vào túi.
Buồn cười nhất là phần dự toán doanh thu, đêm nào tôi cũng hì hục với những con số, có đêm vui quá mà ngủ không được, tính đi tính lại mỗi tháng tôi sẽ bỏ túi vài chục triệu, có khi cả trăm triêu. Ôi thế này thì mình sắp giàu to rồi. Làm nhanh thôi kẻo thằng khác làm trước mất. Rút cục khi vào làm thực mới biết toàn “đếm cua trong lỗ”, cứ nghĩ bao nhiêu lỗ là bấy nhiêu con cua, ai ngờ toàn lỗ không, chả có con cua nào. Suốt mây tháng trời tiền vào không thấy trong Khi tiền ra ầm ầm, mấy tháng trời chẳng kiếm nổi khách hàng. Lo sốt vó tối ngày.
Vậy nên Hãy tỉnh lại bạn ơi, đừng mơ hoang nữa.
Xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh, kiếm nhiều tiền Đó là chuyện phải có, trong đầu phải có tầm nhìn như vậy. Nhưng đó là chuyện của 10,15 năm hay còn xa hơn còn trong 1 hay hai năm đầu đừng dành nhiều thời gian cho điều đó mà tập trung cho những thứ ngay sát bạn, cho những Viên gạch đầu tiên thật chắc chắn. Đó là lăn lộn với nghề để học về sản phẩm, học về bán hàng. Đừng kỳ vọng làm giàu trong 2 năm đầu. Càng kỳ vọng thì bạn càng thất vọng và đi đến chán nản. Nhớ rằng 2,3 năm đầu sẽ chưa có nhiều tiền đâu. Mà thứ cần trau rồi là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và bản lĩnh.
Sai lầm thứ 3: thiếu cơ bản kiến thức khởi nghiệp.
Khởi nghiệp có những bước đi và quy trình cơ bản. Bạn không thể đốt cháy giai đoạn, không thể làm tắt. Những cách đó không giúp bạn di nhanh hơn mà sẽ khiến bạn phải về đích sau cùng.
Vì thiếu cơ bản những kiến thức này nên tôi không biết đâu là quan trọng, đâu là có thể giản lược. Có khi bước ít quan trọng tôi lại dành nhiều thời gian và công sức, trong khi bước cần thiết tôi lại bỏ qua.
Cũng vì không có kiến thức nhiều nên tôi cứ làm ” lộn tùng phèo” lên hết. Thậm chí mơ hồ tới mức không xác định cho mình một Plan Để đi cho đúng hướng và đúng cách.
Một kế hoạch cá nhân cho việc khởi nghiệp rất quan trọng bạn à. Nó chính là bản đồ để bạn đi từ điểm xuất phát tới mục tiêu của bạn. Bạn có kế hoạch cụ thể cho cá nhân bạn khi khởi nghiệp chưa? Và nó phù hợp với hoàn cảnh thực tế của bạn không?
Nhiều bạn bỏ qua bước này vì nghĩ nó không cần thiết, hay không quan trọng. Nhưng mình hỏi các bạn nếu bạn vào một nơi xa lạ, bạn không có bản đồ và bây giờ là Google map, bạn có tìm được đường để đi không?
Bạn sẽ mất phương hướng, bạn sẽ lạc đường, và không thể tới đích. Đấy là lý do phải có một Plan cụ thể, chi tiết và đo lường được. Để biết bạn đang ở đâu, muốn đi tới đâu và đi đường nào.
Về cơ bản Một Plan cần phải có: điểm xuất phát, đích đến, các mốc thơi gian cụ thể mục tiêu cho từng tháng, cho từng năm.
Với mỗi người kế hoạch khởi nghiệp sẽ khác nhau vì chúng ta có những xuất phát điểm, nguồn lực khác nhau. Đừng mô phỏng người khác một cách mù quáng vì họ không giống bạn đâu.
Hiện giờ điểm xuất phát của bạn là gì ?: các bạn sinh Viên, các bạn đang đi làm và các bạn chưa làm gì cả. Hay các bạn đã có chút vốn liếng và kiến thức rồi.
– Nếu bạn là sinh Viên, bạn có thể dùng 4-5h/ ngày để khởi nghiệp và hãy ưu tiên offline. Hãy đưa cái mặt ra đường cho thiên hạ, ngắm nghía, bạn bè chỉ trỏ, bạn cần va đập trực tiếp sẽ khiến bạn trai sạn hơn, bản lĩnh bạn sẽ vững vàng hơn. Số vốn nhỏ thôi bạn, không nên lớn hơn 5 tr. Nếu lỡ có bay hết 5tr, tạm dừng lại suy ngẫm, tìm nguyên nhân, đi làm thêm, tích lũy thêm 5 tr rồi làm tiếp. Bạn sẽ khôn ra nhiều hơn là bơm tiếp 5 tr vào làm liền. Có cả ngàn lẻ một thứ để bạn có thể bán và thậm chí tỷ suất lợi nhuận như mơ luôn, sáng mua, chiều bán, có tiền liền.
Tội gì cứ phải bận tâm tới những mớ lý thuyết nào là: cạnh tranh, nào là quản trị, nào là khác biệt hoá, rồi đỏi thời gian nghiên cứu, huy động vốn, toàn những thứ cho một công ty lớn. Bạn chỉ là một người khởi nghiệp. Xin đùng mang “dao mổ Trâu đi giết gà”.
Hãy định vị mình đúng những gì đang có, đừng để lấy le với mọi người hay hão huyền mà vẽ ra các kế hoạch hay dự án mà chính bạn đọc cũng chả hiểu , xong rồi đi vay vài chục triệu, quăng vào dự án toàn chữ rồi cuối cùng ôm đống nợ. Lúc đó là bạn gục luôn không dậy được đấy. Cái ông mà khởi nghiệp gặp thất bại mà chết luôn không dậy được là ông đặt mục tiêu quá xa vời, làm mãi chả chạm vào mục tiêu, xong rồi thất vọng, thế rồi chán, lúc ngã ngựa là sấp mặt.
– Nếu bạn là người đang đi làm, bạn hãy khoan nghĩ đến chuyện bỏ việc. Cứ từ từ, sử dụng 4-5h/ ngày để khởi nghiệp. Sẽ không muộn khi có tiền từ việc kinh doanh rồi xin nghỉ. Đó là giải Pháp an toàn cho bạn. Khởi nghiệp là việc cả đời, đừng nóng vội mà hãy tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng trước đã. Tiền bạn kiếm được từ công việc cũ sẽ nuôi được bạn, dự phòng rủi ro cho bạn. Khởi nghiệp sẽ giúp bạn có kinh nghiệm thực tiễn, kiếm được tiền giúp bạn có niềm tin và vốn. ” nhất cử, lưỡng tiện”, như vậy là tức thời bạn ạ
– Nếu bạn mê kinh doanh và không thuộc hai nhóm trên. Thế càng tốt, không vướng bận gì, vậy bạn thích khởi nghiệp về cái gì, cố gắng xin việc ở lĩnh vực đó mà làm. Bạn mơ ước mở một nhà hàng, hãy kiếm một nhà hàng nào đó xin làm, có thể từ bồi bàn, có thể là nhân Viên vệ sinh, bảo vệ hay gì đó, một thời gian mon men làm chạy bàn,bò lên quản lý.mất vài năm bạn sẽ có khối kinh nghiệm. Đừng làm giống như mọi người là học nấu ăn rồi, gom tiền mở quán có, thể bạn sẽ có khách, có thể buôn bán tốt nhưng tôi mong khi khởi nghiệp bạn sẽ không chỉ mơ kiếm được vài đồng rồi làm nô lệ cho công việc cả đời. Hãy học cách kinh doanh, học cách quản lý, học cách vắng mặt mà công việc vẫn tốt. Đấy là cái siêu đẳng của những người làm lớn, và là thứ bạn phải hướng tới.
– Nếu bạn có nhiều tiền. Bạn có thể dùng toàn bộ thời gian để khởi nghiệp. Ok. Nhưng bài học về vốn thì ngược lại, hãy giữa lại số tiền ít thôi để khởi nghiệp, số còn lại làm ơn để càng xa tầm tay càng tốt.
Bạn không hình dung được tâm trí bạn là kẻ lừa lọc tinh vi thế nào đâu. Nó sẽ khiến bạn tiêu hết những đồng cuối cùng trước khi bạn kiếm ra tiền đấy.
Có thời gian khởi nghiệp tôi cũng khá rủng rỉnh tiền vì thế tôi không ngại chi, chi cả những thứ không đáng, và bạn biết không số tiền mua đồ không dùng tới của tôi gần bằng 1/5 số tiền cần thiết. Nhưng đến khi cạn vốn thì một cây đinh cũng phải tính. Tai sao không tính ngay từ đầu để tiết kiệm một khoản tiền mà lãng phí như vậy? Vì chính sự dư giả trong bạn đấy.
Sai lầm thứ tư: Lựa chọn sai mô hình khởi nghiệp.
Sai lầm lớn nhất của tôi trong giai đoạn này là lựa chọn mô hình kinh doanh. Nó khiến tiền của tôi chảy ra nhanh đến phát hoảng.
Tôi đã lựa chọn mô hình sản xuất, mô hình chỉ dành cho những người có kinh nghiệm, có kiến thức, có khả năng quản lý và có vốn nhiều. Trong khi đó tôi thiếu luôn cả 4 thứ. Khi bạn thiếu bốn thứ này, bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thì cầm chắc thất bại. Vậy mà tôi dám làm mới liều và kết quả là tôi cầm cự chưa nổi 6 tháng. Thì hết sạch tiền.
Nếu các bạn thiếu những điều này, các bạn là dân tập sự, vậy thì hãy đi cách của dân tập sự là thương mại thôi. Hay nói đơn giản là kiếm một sản phẩm tốt, có thị trường, có khách hàng và bán.
Bạn cần phải chọn mô hình mà bỏ ra một số vốn tối thiểu, phải chuyển sản phẩm càng nhanh được thành tiền càng tốt, không được tốn nhiều chi phí cố định. Không cần phải cao siêu, không cần đón đầu xu hướng, không cần khác biệt nhiều. Vì Đây là quá trình quá độ từ một người không chuyên trở thành dân chuyên nghiệp. Nó là giai đoạn bạn tích lũy kinh nghiệm, tích lũy kỹ năng và kiến thức và nếu may mắn bạn sẽ tích lũy được cả vốn nữa. Vì vậy đừng làm mọi chuyện rối rắm và phức tạp. Cứ đơn giản như đang giỡn lại hay. Bỏ cái tôi và cái sĩ diện đi nếu bạn muốn học hỏi và tập đi bán gì đó.
Sai lầm 5: Không biết cách sử dụng vốn.
Để biết kỹ hơn nội dung này các bạn có thể đọc bài: ĐỂ KHÔNG BỊ CHẾT YỂU VÌ THIẾU VỐN của mình trong fb.
Vốn của bạn phải đủ cho ba loại chi phí.
Cố định một lần, cố định nhiều lần và biến phí.
Khi chuẩn bị vốn bạn phải chuẩn bị đủ vốn để cho công việc của bạn đến khi ra tiền, tức là lượng tiền để cho chí phí cố định thường xuyên dủ để duy trì hoạt động. Nếu ít quá bạn sẽ gặp khó khăn rất nhiều. Đôi khi bạn vừa dẹp vì thiếu vốn thì khách hàng lại kéo tới kiếm bạn. Khách hàng cũng cần một khoảng thời gian để biết tới bạn, chấp nhận bạn, hãy cho bạn và họ thời gian để hiểu và đến với nhau.
Bạn đang có bao nhiêu thiếu sót giống mình khi trước. Hãy trung thực với bản thân để đánh giá một cách đúng đắn và khách quan nhất.
Nếu còn quá non, hãy chấp nhận điều đó và học hỏi thêm, đừng cố chấp lao vào làm. Bạn đang đánh cược với số phận đấy.
Nguồn: Vit Triky