ATP Software
  • Sản Phẩm
    Simple FB PRO

    Simple FB PRO

    Phần mềm hỗ trợ kết bạn khách hàng tiềm năng, xây dựng profile Facebook.

    Simple Chat Pro

    Simple Chat Pro

    Phần mềm quản lý chat trên nhiều tài khoản Social & sàn TMDT.

    ATP Link

    ATP Link

    Tạo Bio Link nhanh chóng chỉ với vài click chuột

    Simple Tikdown

    Simple Tikdown

    Công cụ giúp bạn tải video Tiktok không có logo nhanh chóng.

    Simple UID

    Simple UID

    Quét UID Facebook: UID profile, UID group, danh sách tương tác

    Simple Zalo

    Simple Zalo

    Hỗ trợ kết bạn, gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng trên Zalo.

    Auto Viral Content

    Auto Viral Content

    Công cụ đặt lịch, đăng bài tự động cho hàng loạt Fanpage.

    Simple Instagram

    Simple Instagram

    Phần mềm gửi follow, nhắn tin, nuôi nick Instagram.

    Simple Live

    Simple Live

    Phần mềm tạo kịch bản bình luận livestream Tiktok

    Simple Replay

    Simple Replay

    App ghi hình tự động quy trình đóng gói hàng hoá Shopee, Lazada, Tiktokshop

    Combo ATP Mobile

    Combo ATP Mobile

    Combo phần mềm mềm Marketing dành cho điện thoại.

    Combo ATP

    Combo ATP

    Giải pháp Combo ATP là tổng hợp tất cả các sản phẩm hỗ trợ KDOL.

    Combo Special

    Combo Special

    Combo 3 phần mềm tự chọn: chương trình bán hàng mà ATPTeam triển khai.

    Xem thêm phần mềm khác
    Xem thêm phần mềm khác
  • Bảng Giá
  • Thanh Toán
  • Kiến Thức Marketing
    Công Cụ Marketing

    Công Cụ Marketing

    1,066 bài viết

    Thủ Thuật Facebook

    Thủ Thuật Facebook

    536 bài viết

    Kiếm Tiền MMO

    Kiếm Tiền MMO

    1,422 bài viết

    Kiến Thức Website

    Kiến Thức Website

    309 bài viết

    Bán Hàng Online

    Bán Hàng Online

    2,632 bài viết

    New
    Zalo Marketing

    Zalo Marketing

    104 bài viết

    New
    Facebook Marketing

    Facebook Marketing

    2,804 bài viết

    New
    Trí Tuệ Nhân Tạo AI

    Trí Tuệ Nhân Tạo AI

    136 bài viết

    New
    Thương Mại Điện Tử

    Thương Mại Điện Tử

    894 bài viết

    Kiến Thức Marketing

    Kiến Thức Marketing

    1,910 bài viết

    Công Nghệ Thông Tin

    Công Nghệ Thông Tin

    535 bài viết

    Xem thêm chuyên mục khác
    Xem thêm chuyên mục khác
  • Giới Thiệu
    Đăng ký làm đối tác (Affiliate/ Partners)

    Đăng ký làm đối tác (Affiliate/ Partners)

    NEW
    Chính sách bảo mật

    Chính sách bảo mật

    Điều khoản sử dụng

    Điều khoản sử dụng

    Chính sách cài đặt

    Chính sách cài đặt

No Result
View All Result
ATP Software
  • Sản Phẩm
    Simple FB PRO

    Simple FB PRO

    Phần mềm hỗ trợ kết bạn khách hàng tiềm năng, xây dựng profile Facebook.

    Simple Chat Pro

    Simple Chat Pro

    Phần mềm quản lý chat trên nhiều tài khoản Social & sàn TMDT.

    ATP Link

    ATP Link

    Tạo Bio Link nhanh chóng chỉ với vài click chuột

    Simple Tikdown

    Simple Tikdown

    Công cụ giúp bạn tải video Tiktok không có logo nhanh chóng.

    Simple UID

    Simple UID

    Quét UID Facebook: UID profile, UID group, danh sách tương tác

    Simple Zalo

    Simple Zalo

    Hỗ trợ kết bạn, gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng trên Zalo.

    Auto Viral Content

    Auto Viral Content

    Công cụ đặt lịch, đăng bài tự động cho hàng loạt Fanpage.

    Simple Instagram

    Simple Instagram

    Phần mềm gửi follow, nhắn tin, nuôi nick Instagram.

    Simple Live

    Simple Live

    Phần mềm tạo kịch bản bình luận livestream Tiktok

    Simple Replay

    Simple Replay

    App ghi hình tự động quy trình đóng gói hàng hoá Shopee, Lazada, Tiktokshop

    Combo ATP Mobile

    Combo ATP Mobile

    Combo phần mềm mềm Marketing dành cho điện thoại.

    Combo ATP

    Combo ATP

    Giải pháp Combo ATP là tổng hợp tất cả các sản phẩm hỗ trợ KDOL.

    Combo Special

    Combo Special

    Combo 3 phần mềm tự chọn: chương trình bán hàng mà ATPTeam triển khai.

    Xem thêm phần mềm khác
    Xem thêm phần mềm khác
  • Bảng Giá
  • Thanh Toán
  • Kiến Thức Marketing
    Công Cụ Marketing

    Công Cụ Marketing

    1,066 bài viết

    Thủ Thuật Facebook

    Thủ Thuật Facebook

    536 bài viết

    Kiếm Tiền MMO

    Kiếm Tiền MMO

    1,422 bài viết

    Kiến Thức Website

    Kiến Thức Website

    309 bài viết

    Bán Hàng Online

    Bán Hàng Online

    2,632 bài viết

    New
    Zalo Marketing

    Zalo Marketing

    104 bài viết

    New
    Facebook Marketing

    Facebook Marketing

    2,804 bài viết

    New
    Trí Tuệ Nhân Tạo AI

    Trí Tuệ Nhân Tạo AI

    136 bài viết

    New
    Thương Mại Điện Tử

    Thương Mại Điện Tử

    894 bài viết

    Kiến Thức Marketing

    Kiến Thức Marketing

    1,910 bài viết

    Công Nghệ Thông Tin

    Công Nghệ Thông Tin

    535 bài viết

    Xem thêm chuyên mục khác
    Xem thêm chuyên mục khác
  • Giới Thiệu
    Đăng ký làm đối tác (Affiliate/ Partners)

    Đăng ký làm đối tác (Affiliate/ Partners)

    NEW
    Chính sách bảo mật

    Chính sách bảo mật

    Điều khoản sử dụng

    Điều khoản sử dụng

    Chính sách cài đặt

    Chính sách cài đặt

No Result
View All Result
ATP Software
Trang chủ Công Cụ Marketing

CÁC CHỈ SỐ GIÚP BẠN ĐO LƯỜNG CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO FACEBOOK HIỆU QUẢ

Nguyên Phong Bởi Nguyên Phong
06/03/2023
Trong Công Cụ Marketing
0
Kinh nghiệm thực chiến tối ưu chiến dịch quảng cáo Facebook
Chia sẻ bài viết nàyChia sẻ
Nội dung bài viết
  1. Các chỉ số đo lường hiệu quả trên Facebook với hiệu suất (Performance Metrics)
    1. Kết quả (results)
    2. Chi phí cho Kết quả (CPR)
    3. Chi tiêu
    4. ROAS (Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo)
  2. Các chỉ số đo lường hiệu quả trên Facebook với phân phối (Delivery Metrics)
    1. Impression – Chỉ số lượt hiển thị – Đánh giá mức độ tin cậy của tệp đối tượng tiếp cận
    2. Chỉ số CPM – Cost Per Mile (Chi phí trên 1000 lượt hiển thị) Nắm bắt rõ ràng tổng chi phí quảng cáo
    3. Tần suất
  3. Các chỉ số đo lường hiệu quả trên Facebook với hành động (Engagement Metrics)
    1. Chì số hành động
    2. Tương tác với bài đăng
    3. Bình luận trong bài đăng
    4. CTR – Click Through Rate (Tỉ lệ nhấp chuột vào quảng cáo)  Chỉ tiêu đo lường sự quan tâm của quảng cáo
    5. Chỉ số CPC – Cost Per Click (Giá trên 1 lượt nhấp quảng cáo)  Đo lường chất lượng quảng cáo
  4. Các chỉ số đo lường hiệu quả trên Facebook với tương tác video (Video Engagement Metrics)
    1. Số lần xem video ít nhất trong 3 giây
    2. Chi phí cho mỗi lượt xem video trong 3 giây
    3. Số lượt xem video ít nhất trong 10 giây
    4. Chi phí cho mỗi lượt xem video trong 10 giây
    5. Tỷ lệ phần trăm video đã xem
    6. Số lượt xem video đã phát ít nhất 25%, 75%,  95% và 100%
    7. So sánh CTR với CR (Conversion Rate – Tỉ lệ chuyển đổi)  đánh giá hiệu suất cuối cùng của chiến dịch
    8. Kết hợp CR và CPA để đo lường ROI (Revenue Of Invesment –  Tỉ suất lợi nhuận trên 1 đồng chi phí)
  5. 4 chỉ số không quá quan trọng trên Facebook
    1. Người xem
    2. Lượt nhấp chuột
    3. Lượt xem video
    4. Điểm liên quan
4.9/5 - (14 bình chọn)

Để có được thành công trong các quảng cáo, bạn cần biết và hiểu rõ từng chỉ số đo lường chiến dịch quảng cáo Facebook. Từ đó có thể  điều chỉnh các chỉ số sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp bạn. Theo dõi ngay những chỉ số chiến dịch quảng cáo được tổng hợp bởi ATPSoftware qua bài viết sau đây nhé!

Các chỉ số đo lường hiệu quả trên Facebook với hiệu suất (Performance Metrics)

Kết quả (results)

Một trong những chỉ số quan trọng nhất giúp tổng số lượt hiển thị mà chiến dịch quảng cáo của bạn đạt được là chỉ số đo lường kết quả. Kết quả hiển thị thường sẽ là tổng số lượng khách hàng truy cập vào Website của bạn. 

Chi phí cho Kết quả (CPR)

CPR là chỉ số thể hiện chi phí trung bình trên mỗi kết quả từ quảng cáo của bạn được tính theo công thức: tổng chi phí quảng cáo/ tổng số kết quả. Đây là chỉ số mà bạn cần quan tâm nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của quảng cáo, cho biết quảng cáo của bạn có thực sự hiệu quả hay không.

Chi tiêu

Làm thế nào để biết được danh sách chi tiêu trong chiến dịch quảng cáo vừa qua? Theo dõi chúng qua chỉ số chi tiêu, bạn sẽ biết được số tiền mà bạn đã chi cho quảng cáo là bao nhiêu để có thể cân bằng ngân sách hợp lý!

ROAS (Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo)

Để biết một chiến dịch quảng cáo có đem lại hiệu quả hay không, bạn cần đo lường qua chỉ số ROAS. Chỉ số này sẽ hiển thị lợi nhuận mà bạn thu về được từ chi phí quảng cáo đã bỏ ra. Từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch để tiến hành phân tích, tối ưu quảng cáo trong tương lai.

Các chỉ số đo lường hiệu quả trên Facebook với phân phối (Delivery Metrics)

Impression – Chỉ số lượt hiển thị – Đánh giá mức độ tin cậy của tệp đối tượng tiếp cận

Không phải nhà quảng cáo nào cũng để tâm lượt hiển thị như là một chỉ số quan trọng trong chiến dịch quảng cáo. Bạn có biết rằng Sau khi chiến dịch thực hiện, tổng số hiển thị (impression) chính là con số thực tế thể hiện quảng cáo của bạn đã phân phối được bao nhiêu lượt tới người dùng tiềm năng từ cách thức nhắm mục tiêu của bạn. (chú ý đừng nhầm lẫn giữa 2 chỉ tiêu tổng lượt hiển thị (impression) với lượt hiển thị duy nhất (impression per person) tính trên đơn vị người).

Tại sao mình lại đưa con số này vào, bởi vì khác với những quảng cáo bán hàng trực tiếp, với những doanh nghiệp làm thương hiệu từ quảng cáo, họ quan tâm rất nhiều đến lượng người tiếp cận tới thông điệp thương hiệu của họ. Trong các chiến dịch truyền thông thương hiệu, các nhà quảng cáo đều tin tưởng rằng càng nhiều người nhìn thấy quảng cáo thì nhận thức thương hiệu của họ càng gia tăng. Từ đó làm tiền đề gia tăng các mục tiêu truyền thông được thực hiện trên tập đối tượng.

Trong phân tích chiến dịch quảng cáo, Chỉ số lượt hiển thị khá hữu ích giúp chúng ta có định hướng để tối ưu quảng cáo. Cụ thể trong giai đoạn thử quảng cáo để tìm ra đối tượng mục tiêu (hay còn gọi là giai đoạn A/B testing). Kết quả của giai đoạn test (thử nghiệm quảng cáo) càng có giá trị khi số lượt hiển thị cao (tiếp cận càng nhiều đối tượng trong 1 ngân sách giới hạn của thử nghiệm). Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra được những quảng cáo nào là hiệu quả, những nhóm nào là hiệu quả nhất để tắt đi những nhóm, những quảng cáo không phù hợp khi thực hiện chiến dịch thực tế. Kết quả tới từ khảo sát của 1000 người sẽ đáng tin cậy hơn kết quả khảo sát từ 100 người phải không nào J.

Chỉ số CPM – Cost Per Mile (Chi phí trên 1000 lượt hiển thị) Nắm bắt rõ ràng tổng chi phí quảng cáo

Chắc hẳn các bạn sẽ gặp phải vấn đề quảng cáo không hiệu quả và bạn không có được nhiều lượt tiếp cận tới đối tượng mục tiêu, số khách hàng từ đó cũng giảm –> ROI tổng thể giảm. Trong trường hợp này điều đầu tiên chúng ta suy nghĩ: có thể mình tiếp cận sai đối tượng, mình cần thử một hướng tiếp cận mới, hay cần thiết phải thay đổi hình ảnh và câu từ quảng cáo?

Trong trường hợp trên, điều đầu tiên để tìm hiểu nguyên nhân chính là rà soát lại chỉ số CPM (Chi phí trên 1000 lượt hiển thị)

Chỉ số CPM giúp bạn hiểu được 2 vấn đề trong 1 chiến dịch quảng cáo:

  • Phương án tối ưu để tiếp cận đến đối tượng mục tiêu, bạn nên nhớ nhắm đối tượng càng chi tiết bao nhiêu chỉ số CPM càng cao bấy nhiêu, đây là một quy tắc của mọi hình thức quảng cáo.
  • Số lượng đối thủ đang thực hiện quảng cáo tới cùng tập đối tượng mà bạn đang tiếp cận. Bạn hãy tưởng tượng khi Quảng cáo của bạn rơi vào khu vực đang có quá nhiều đối thủ đang tiếp cận đối tượng mục tiêu. Lúc ấy giá thầu để hiển thị trên 1 người dùng duy nhất sẽ bị đẩy lên cao khiến cho toàn bộ CPM tăng cao.

Thông thường các nhà quảng cáo hay bỏ quên chỉ số CPM bởi cho dù quảng cáo của bạn có thú vị thế nào, và hiện đang có được bao nhiêu lượt chuyển đổi thì tổng chi phí của bạn cho quảng cáo vẫn sẽ luôn ở mức cao khi CPM cao.

Với cùng 1 mức ngân sách giới hạn chi cho quảng cáo, chỉ số CPM tăng chắc chắn sẽ làm giảm hiệu quả cuối cùng của chiến dịch quảng cáo của bạn. Bạn thấy đấy CPM tăng thì cùng mức ngân sách đó bạn sẽ giảm dần số lượng tiếp cận tới đối tượng mục tiêu, số lượng khách hàng tiềm năng sẽ giảm.

Có thể lấy một ví dụ thực tế thế này, sau một thời gian chạy quảng cáo mình thấy giá CPM bắt đầu tăng cao và ảnh hưởng tới tổng lượng tiếp cận của mình với 1 mức ngân sách hạn hẹp. Mình đã lọc theo Vùng của nhóm quảng cáo và được bảng CPM như sau phân theo vùng miền:

2 2

Khu vực Cao Bằng đang có CPM cao mà lượt xem của người quan tâm đang rất thấp, do đó mình quyết định loại bỏ vùng miền này trong chiến dịch quảng cáo bằng cách vào chỉnh sửa set thêm vùng loại trừ.

Đáng ngạc nhiên là CPM đã có sự thay đổi đáng kể từ gần 28k xuống gòn 15k và khả năng Ads của mình phân phối được tới nhiều người đúng đối tượng hơn

>> [Bán hàng trên Zalo Page 2017] Phần 6 : Các mẫu quảng cáo Zalo Ads

Chú ý trong ví dụ này mình loại bỏ Cao Bằng trong chiến dịch quảng cáo này nhưng ngay sau đó sẽ tạo lại quảng cáo tới những vùng vừa loại bỏ xong, mục đích là không bỏ lỡ khách hàng khu vực đó, lí cho CPM cao chỉ là ở chiến dịch này mình đang bị rơi vào vùng có cạnh tranh nhiều giá thầu cao tại địa phương đó. Tạo mới quảng cáo bạn sẽ có được mức CPM tối ưu hơn và dành ngân sách lan tỏa tốt hơn.

Một đồ thị khác để bạn thấy được tối ưu CPM sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều người hơn với 1 ngân sách cố định

Đồ thị xanh dương là tổng lượt hiển thị Đồ thị xanh lá là CPM

Ban đầu khi CPM của mình ở mức 35-40k tổng lượt hiển thị rất thấp và ads lan tỏa (reach rất chậm) tuy nhiên khi tối ưu được CPM mình đã tiếp cận được số lượng người nhiều hơn đáng kể. Chỉ cần bơm nhẹ thêm ngân sách vào quảng cáo là mình sẽ gia tăng được cơ hội hơn cho chiến dịch này.

Tần suất

Thể hiện số lần trung bình quảng cáo của bạn tiếp cận đến một người được tính theo công thức: số Impressions/ số Reach.

Tần suất = Impressions/Reach

Đối với ví dụ trên, quảng cáo có tổng số lượt hiển thị là 16,190 trên 12,586 người dùng tiếp cận. Do đó tần suất sẽ là 1,29 lần đồng nghĩa với việc một người trung bình nhìn thấy quảng cáo 1,29 lần.

Các chỉ số đo lường hiệu quả trên Facebook với hành động (Engagement Metrics)

Chì số hành động

Là chỉ số đo lường hiệu quả Facebook thể hiện số người đã thực hiện một hành động nào đó với quảng cáo của bạn sau khi xem quảng cáo.

Tương tác với bài đăng

Thao tác với bài đăng của người dùng bao gồm các hành động như like, share, bình luận,…

Theo dõi tương tác giúp bạn đánh giá được sự quan tâm của người dùng đối với quảng cáo và từ đó điều chỉnh để tăng hiệu quả quảng cáo.

Bình luận trong bài đăng

Tổng số bình luận của người dùng trong bài viết của bạn thể hiện sự tương tác và quan tâm của họ đối với nội dung.

CTR – Click Through Rate (Tỉ lệ nhấp chuột vào quảng cáo)  Chỉ tiêu đo lường sự quan tâm của quảng cáo

CTR có thể nói là một chỉ số khá phổ biến trong mọi công cụ quảng cáo online mà nhà quảng cáo phải năm được. Chỉ số này thể hiện 2 yếu tố cô cùng quan trọng là lượt hiển thị (impression) và số lượt bấm (click) vào quảng cáo trong bất cứ một chiến dịch nào.

Mình đưa CTR lên đầu chính là vì đối tượng mục tiêu của quảng cáo thực hiện hành động đầu tiên là bấm (click) xem thêm quảng cáo, do vậy trong mỗi chiến dịch quảng cáo, nhà quảng cáo cần thiết phải tìm hiểu đầu tiên là chỉ số CTR.

Chỉ số CTR chỉ cho chúng ta biết được duy nhất một yếu tố đó là độ hấp dẫn của đối tượng mục tiêu với quảng cáo.

1 6

CTR là chỉ tiêu đo lường độ hấp dẫn của quảng cáo

Nếu quảng cáo của bạn nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu có nhu cầu và sản phẩm của bạn thực sự phục vụ được nhu cầu đó, bạn sẽ thấy chỉ số CTR cao và ngày càng tăng lượng truy cập đổ về từ quảng cáo. Từ đó các chỉ số về sau như lượt chuyển đổi thành hành động hay các mục tiêu khác của chiến dịch quảng cáo cũng tăng theo. Tuy nhiên trong thực tế chiến dịch quảng cáo, chỉ số CTR thấp lại có thể mang lại tỉ lệ ROI tốt còn những chỉ số CTR cao lại chưa chắc chắn mang lại ROI như kì vọng. Ta có thể lấy một ví dụ như sau:

“Mua Iphone 7 tặng Iphone 6” đây là một tiêu đề khá hấp dẫn mà nếu thực hiện quảng cáo chắc chắn số lượng người click vào rất nhiều. Điều này làm CTR quảng cáo chắc chắn sẽ rất cao, tuy nhiên để được tặng Iphone 6 luôn có những quy định ngặt nghèo và không phải ai cũng may mắn được tặng từ chương trình khuyến mại này, Do đó số lượng người tham gia cũng thấp theo (họ click vào chủ yếu là mang tính tò mò) dẫn đến tỉ lệ mua hàng iphone 7 chưa chắc đã cao.

Có 2 lý do dẫn đến chỉ số CTR thấp:

  • Quảng cáo không hấp dẫn: Thể hiện ở các tiêu đều quảng cáo không có hành động, cách thức trình bày về hình ảnh không bắt mắt, nội dung thông điệp không thống nhất, … Những đối tượng mục tiêu nhìn thấy quảng cáo và không có thiện cảm để bấm vào xem tiếp.
  • Quảng cáo sai đối tượng: Đây là một điều khá phổ biến khi nhà quảng cáo tham gia quảng cáo trên Facebook. Nguyên nhân là do chúng ta chưa hiểu rõ đối tượng khách hàng là ai, sở thích, độ tuổi, khu vực địa lý của họ như thế nào… Việc tiếp cận sai đối tượng cũng sẽ làm cho người nhìn thấy quảng cáo không có hào hứng để xem tiếp thông tin. VD: quảng cáo Sữa bổ sung canxi giảm loãng xương cho thanh thiếu niên J

Nếu bạn đang rơi vào trường hợp CTR thấp thì đây là lúc để bạn ngồi lại phân tích lại 2 nguyên nhân kể trên. Trong một số trường hợp CTR giảm dần theo thời gian khi mà tần suất của quảng cáo tăng dần. Bạn có thể hiểu là không ai muốn mặc đi mặc lại 1 bộ quần áo cả, con người luôn mong muốn sự mới mẻ và nếu quảng cáo của bạn xuất hiện quá nhiều (từ 4-5 lần hoặc hơn) trước mắt đối tượng mục tiêu chắc chắn việc khách không có tương tác là điều dễ dàng xảy ra.

Bạn chỉ cần nhớ rằng CTR giúp chúng ta hiểu được mức độ hấp dẫn của quảng cáo, không giúp chúng ta đánh giá toàn diện hiệu quả quảng cáo (ngoại trừ trường hợp mục tiêu của bạn đặt ra là gia tăng lượng truy cập về thì CTR lại là yếu tố quan tâm hàng đầu).

Chỉ số CPC – Cost Per Click (Giá trên 1 lượt nhấp quảng cáo)  Đo lường chất lượng quảng cáo

Ngay tên gọi của nó cũng giúp chúng ta hiểu được cách thức tính ra chỉ số này rồi. Chi phí trên mỗi lượt bấm (click). Chỉ số này tuyệt vời hơn hẳn 2 chỉ số trên bởi lẽ nó thể hiện rõ ràng 2 yếu tố: Mức độ hấp dẫn của quảng cáo & hiệu quả trên tổng mức ngân sách quảng cáo. (Hiểu đơn giản là giá click càng rẻ thì 1 mức ngân sách giới hạn sẽ nhận được nhiều tương tác click nhiều hơn)

Trong thực tế, khi CPM duy trì,  CTR và CPC luôn có mối quan hệ tỉ lệ nghịch, tức là CTR tăng thì CPC sẽ giảm và ngược lại. Có thể lấy một ví dụ như sau để các bạn dễ hình dung hơn mối quan hệ của 2 chỉ số này

Ngân sách quảng cáo là 200.000đ và CPM hiện tại là 10.000 đ. Như vậy chúng ta sẽ có được: 200.000 / 10.000 = 20 (ngàn lượt hiển thị) với mức ngân sách trên.

TH1: Nếu chúng ta có được 200 click từ quảng cáo. Thì CTR sẽ là 200 / 20.000 = 1% và CPC sẽ là 200.000 / 200 =  1000 đ

TH2: Bây giờ nếu chúng ta có 400 click tức là số click tăng. Khi đó CTR sẽ là 400 / 200.000 =  2% và CPC là 200.000/400 = 500đ.

Rõ ràng CTR tăng từ 1% lên 2% thì giá cho 1 click (CPC) giảm từ 1000đ xuống còn 500đ. –> CTR và CPC luôn tỉ lệ nghịch.

Ví dụ trên được xác định khi CPM ít biến động, tuy nhiên khi CPM biến động tăng giảm nhiều, điều này dẫn đến ngân sách toàn bộ quảng cáo cũng sẽ thay đổi theo làm cho CPC cũng thay đổi theo và không hề có quan hệ tỉ lệ với CTR (ít chịu ảnh hưởng của sự tăng giảm CTR)

Cùng với ví dụ trên khi ta có CTR = 2,5%, CPM tăng lên 20.000đ với mức ngân sách 200.000 đ ta chỉ còn 10.000 lượt hiển thị. Như vậy số Click có được là 10.000 * 2,5% = 250 click.. CPC là : 200.000/250 = 800đ

Như vậy so với trường hợp 2 trong ví dụ trên khi CPM biến động, CTR tăng từ 2% lên 2,5%. Giá CPC tăng từ 500đ lên 800đ. CPC Không hề tỉ lệ nghịch  với CTR.

Tóm lại hiểu rõ ràng hơn mối quan hệ của 3 chỉ số này, bạn chỉ cần nhớ 1 công thức sau : « CPM / CPC = CTR * 1000 » Nếu 1 trong các yếu tố CPC, CPM, CTR duy trì ổn định thì các yếu tố còn lại sẽ thể hiện một mối quan hệ rõ ràng :

  • CPC tỉ lệ nghịch với CTR khi CPM duy trì.
  • CPM tỉ lệ thuận với CTR khi CPC duy trì.
  • CPC tỉ lệ thuận với CPM khi CTR duy trì.

Chỉ số CPC sinh ra là để bổ sung thêm thông tin cho CTR trong mối quan hệ với chi phí của toàn bộ chiến dịch quảng cáo. Bạn thấy đấy, lý tưởng nhất là khi đã set được một quảng cáo có CPM thấp và bạn theo dõi vài ngày liền không hề có biến động nhiều của giá CPM, cứ thấy CTR tăng thì chắc chắn CPC sẽ giảm, ngân sách sẽ nhận được nhiều tương tác hơn của đối tượng quan tâm. Bạn xem xong có thể an tâm chơi bời hay gác gối cao để ngủ rồi.

> Sử dụng Quảng cáo Facebook Lead để lấy thông tin khách hàng

Các chỉ số đo lường hiệu quả trên Facebook với tương tác video (Video Engagement Metrics)

Số lần xem video ít nhất trong 3 giây

Đây là tổng số lượt xem video của bạn trong tối thiểu 3 giây hoặc 97% độ dài của video nếu video đó ngắn hơn 3 giây. Ví dụ: Nếu video của bạn có độ dài 2 giây và người xem xem video trong 1,94 giây, vẫn tính là 1 lượt xem video.

Chi phí cho mỗi lượt xem video trong 3 giây

Đây là chi phí trung bình cho mỗi lượt phát video trong tối thiểu 3 giây, được tính bằng tổng số tiền đã chi tiêu chia cho tổng số lượt xem video trong 3 giây.

Số lượt xem video ít nhất trong 10 giây

Đây là số lượt người dùng xem video của bạn trong tối thiểu 10 giây hoặc 97% tổng thời lượng nếu video ngắn hơn 10 giây. Thời gian phát lại video cho 1 lượt hiển thị sẽ không được tính thêm. Ví dụ: Nếu video có độ dài là 5 giây và người dùng xem video trong 4,85 giây thì sẽ tính là 1 lượt xem video.

Chi phí cho mỗi lượt xem video trong 10 giây

Đây là chi phí trung bình cho mỗi lượt phát video trong tối thiểu 10 giây, được tính bằng tổng số tiền đã chi tiêu chia cho tổng số lượt xem video trong 10 giây.

Tỷ lệ phần trăm video đã xem

Tỷ lệ phần trăm video đã xem được tính bằng tỷ lệ phần trăm trung bình video đã được xem chia cho tổng số lượt xem video.

Số lượt xem video đã phát ít nhất 25%, 75%,  95% và 100%

Tổng số lượt mà video của bạn được người xem phát trên ít nhất 25%, 75%, 95% và 100%. Độ dài của video sẽ được tính ngay cả khi video được tua đến thời điểm này. Tổng số lượt mà video của bạn được người xem phát trên ít nhất 95% hoặc 100% độ dài của video sẽ được tính ngay cả khi video được tua đến thời điểm này.

So sánh CTR với CR (Conversion Rate – Tỉ lệ chuyển đổi)  đánh giá hiệu suất cuối cùng của chiến dịch

Bạn có CTR cao tức là có nhiều người quan tâm tuy nhiên cuối cùng CR thấp – khách mua hàng lại không có. Vậy lý do nằm ở đâu ?

Khi so sánh CTR và CR bạn sẽ nhận ra ngay được lý do tại sao quảng cáo không đem lại các khách hàng tiềm năng. Có thể hiểu đơn giản 2 chỉ số được tính toán thế này :

CTR =  tổng số Click/ tổng số hiển thị.

CR = tổng số mua hàng/ tổng số click.

Như vậy CTR thể hiện mức độ hấp dẫn ban đầu của quảng cáo nhưng CR lại thể hiện yếu tố sâu xa hơn chính là ở việc người bấm quan tâm quảng cáo có thực sự thấy nội dung có hấp dẫn, và sau thời gian suy nghĩ khách quan tâm hiểu đúng đắn họ cần phải thực hiện hành động nào trên quảng cáo ? (ở ví dụ này là mua hàng). Nếu bạn nào có đọc bài viết của mình về giá trị cốt lõi của chiến dịch quảng cáo cũng sẽ hiểu CR phụ thuộc vào các yếu tố nào. Nếu như trên 1 quảng cáo CR chịu ảnh hưởng của nội dung và hình ảnh trên quảng cáo đó và đặc biệt là lời kêu gọi hành động. Tuy nhiên với quảng cáo về website hoặc landing page thì CR ảnh hưởng lớn bởi thông tin trình bày trên đó, mình có thể nêu ra một số yếu tố khiến CR giảm thường thấy :

  • Trình bày trang đích (website hay landing page) không rõ ràng, điều hướng kém, thiếu tập trung.
  • Quảng cáo « treo đầu dê bán thịt chó »: Quảng cáo nói 1 đằng trang đích thể hiện 1 nẻo.
  • Mức giá cuối cùng sản phẩm/ dịch vụ quá đắt mà sau khi đọc xong nội dung trên website hay landing page khách không cảm thấy mình có được nhiều giá trị khi chi dùng.
  • Quảng cáo thiếu thông tin về sản phẩm và không rõ ràng việc đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
  • Các thao tác đặt mua hoặc liên hệ tới người bán khó khăn, quá nhiều thủ tục, quá nhiều bước, điều kiện đặt mua bảo hành không đảm bảo…

Gợi ý thêm : Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn cách thức tối ưu CR một cách đơn giản hãy tìm hiểu mô hình AIDA hoặc nâng cấp hơn là AISAS.

Khi nhắc đến CR chắc chắn chúng ta cũng sẽ quan tâm tới 1 chỉ số có tên là CPA (Cost Per Action – Chi phí trên mỗi lượt hành động mục tiêu). CR luôn tỉ lệ nghịch với CPA. Thật vậy với cùng 1 mức ngân sách chi dùng, khi CR tăng tức là số lượng hành động tăng, chi phí cho mỗi một hành động sẽ càng giảm đi.

Với chiến dịch quảng cáo Facebook, bạn biết CPA là được thể hiện bằng chỉ số nào không ? CPA – Chính là giá trên 1 comment. Đó là lý do tại sao các nhà quảng cáo luôn đưa ra giá comment rẻ để tâm đắc và khoe khoang với cộng đồng.

Trong một chiến dịch quảng cáo CR và CPA phụ thuộc phần nhiều vào sự biến động của CPM. Các bạn có thể theo dõi biểu đồ dưới đây.

3 2

Đồ thị 1 : Tương tác bài viết (Mình chọn đồ thị tương tác để phân tích vì Tương tác là một tiêu chí kết quả, đồ thị CR cũng tỉ lệ thuận với tương tác).

Đồ thị 2 : CPM (Chi phí trên 1000 lượt hiển thị).

Đồ thị 3 : Chi phí trên mỗi kết quả. (CPA).

Khi CPM ít biến động, biên độ của CR và CPA hẹp, nhưng khi CPM tăng hoặc giảm nhiều, biên độ của CR và CPA càng mở rộng.  (Bạn chú ý đỉnh cao của đồ thị 1và thấp đồ thị 3 cách xa nhau ra khi CPM thay đổi mạnh).

Do vậy nếu thấy CPM bắt đầu biến động mạnh bạn cần phải ngồi lại phân tích ngay CR và CPA để dự đoán được khả năng tốt nhất cho chiến dịch quảng cáo.

Trường hợp tốt :

  • CPM tăng mà CR tăng, CPA giảm thì quảng cáo vẫn còn có hiệu quả.
  • CPM giảm mà CR tăng, CPA giảm, quảng cáo đang rất tốt.

Trường hợp xấu : – CPM tăng mà CR giảm, CPA tăng thì cần tối ưu lại quảng cáo hoặc loại bỏ chiến dịch hiện tại.

  • CPM giảm mà CR giảm, CPA tăng cần phải theo dõi, nếu giảm mạnh tiếp tục thì phải tối ưu lại hoặc loại bỏ chiến dịch hiện tại.

Kết hợp CR và CPA để đo lường ROI (Revenue Of Invesment –  Tỉ suất lợi nhuận trên 1 đồng chi phí)

Thông thường nếu đặt phép tính nhà quảng cáo tập trung nhiều vào tỉ lệ CR để đánh giá hiệu quả chiến dịch. Đúng là đa số trường hợp CR càng cao thì hiệu quả càng nhiều nhưng trong một số trường hợp CR cao không đủ để đánh giá hiệu quả. Do vậy mới sinh ra chỉ số CPA để đánh giá hiệu quả thực tế, bạn nên nhớ qua 1 chiến dịch quảng cáo nếu khách hàng quay lại mua nhiều lần thì CPA trên trang đích sẽ giảm mạnh trên 1 mức ngân sách cố định, mặc dù xu hướng CR lúc đó lại không có tăng quá nhiều.

CPA thấp luôn là kì vọng của rất nhiều nhà quảng cáo, nhưng nếu chỉ căn cứ mỗi CPA để đánh giá hiệu quả chiến dịch lại không thực sự đầy đủ. Thật vậy, nếu quan sát biểu đồ phân tích số liệu của bạn, nếu CPA có xu hướng giảm và CR cũng giảm theo thì chiến dịch của bạn đang rơi vào tình trạng chuyển mình rất chậm chạp. Mức mục tiêu ROI kì vọng có thể sẽ không đạt được. Mức kì vọng nhất đem lại thành công của chiến dịch vẫn là CPA giảm và CR tăng mạnh.

Do đó căn cứ đánh giá hiệu quả cuối cùng của chiến dịch cần đưa vào đồng thời cả 2 chỉ số CR và CPA để xác định tốt nhất

Chạy quảng cáo trên Facebook là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy việc kinh doanh của bạn trên môi trường online. Nhờ có mạng xã hội mà bạn có cơ hội để tiếp cận nhiều người hơn thông qua quảng cáo. Ngày 28/3 vừa rồi Facebook đã bổ sung thêm các chỉ số phân tích mới và hoàn thiện hơn các chỉ số đo lường, biểu đồ… Chính bởi vì có nhiều lựa chọn nghiên cứu và nhiều tiêu chí dẫn đễn việc phân tích nhầm lẫn và chủ quan, bỏ sót các thông số quan trong là điều khó tránh khỏi. Với bộ 6 tiêu chí tối ưu chiến dịch quảng cáo ở trên của mình nêu ra  đều là những yếu tố được coi như nền móng của các chiến dịch quảng cáo online, để đỡ mất nhiều thời gian hoặc quá ngợp với các chỉ số, bạn chỉ cần nắm đủ các yếu tố trên là có thể đưa ra được quyết định khá sát với biến động trong chiến dịch quảng cáo hiện tại. Các chỉ số mới mang tính chất củng cố hơn quyết định hiện tại của bạn trong chiến dịch mà thôi.

Thế giới này vận hành đều bằng các con số cả. Biết được ý nghĩa của số liệu của bạn cho phép bạn tối ưu hoá chiến dịch của mình theo nhiều cách khác nhau. Đừng quên cách đơn giản nhất để bạn có thể giảm CPA là cải thiện nội dung quảng cáo và chất lượng trang đích, hãy tìm kiếm tập đối tượng có CPM thấp v.v…

4 chỉ số không quá quan trọng trên Facebook

Người xem

Thay vì quan tâm đến số lượng người đã xem quảng cáo của bạn, hãy tập trung vào những người đã tương tác và phản hồi lại bài viết của bạn, đặc biệt là những người không chi nhiều ngân sách vào quảng cáo.

Lượt nhấp chuột

Đây không phải là một chỉ số đáng tin cậy để đo lượng tiếp cận của quảng cáo, vì nó được tính ngay cả khi người dùng không truy cập được trang web của bạn. 

Lượt xem video

Lượt xem video không phải là một chỉ số chính xác, vì việc tự động phát video trên Facebook có thể dẫn đến việc tính nhầm các lượt xem. 

Điểm liên quan

Điểm liên quan trên Facebook không phải là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của quảng cáo. Thay vào đó, bạn nên quan tâm đến các con số khác như tỷ lệ chuyển đổi, CPC, CTR để đánh giá hiệu quả của quảng cáo một cách chính xác hơn.

Hy vọng những thông tin về chỉ số đo lường chiến dịch quảng cáo Facebook trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có cái nhìn  đa chiều về quảng cáo. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Nguồn : Fb.com/mr.linh.dinh

3.7 7 đánh giá
Đánh giá bài viết

Cùng chuyên mục

nâng cấp danh bạ zalo

Hướng dẫn nâng cấp tài khoản Zalo lên 3000 bạn bè miễn phí

21/02/2025
34
Hướng dẫn cách nâng thành viên nhóm zalo từ 100 người lên 1000 người

Hướng dẫn cách nâng thành viên nhóm zalo từ 100 người lên 1000 người

20/02/2025
26
Hướng dẫn tăng thành viên nhóm zalo nhanh chóng

Hướng dẫn tăng thành viên nhóm zalo nhanh chóng

07/01/2025
28
Hướng dẫn làm xây kênh Tiktok không lộ mặt để bán hàng, làm Affiliate Tiktokshop

Hướng dẫn làm xây kênh Tiktok không lộ mặt để bán hàng, làm Affiliate Tiktokshop

08/12/2024
255
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

🔥 Phần mềm Marketing nổi bật

1. VN Follow

Hệ thống tăng like, follow Facebook, Tiktok, Youtube

2. Phần mềm nuôi nick Facebook 5000 bạn bè
3. Phần mềm đăng bài nuôi Fanpage vệ tinh
4. Phần mềm gửi kết bạn, nhắn tin trên Zalo
5. Phần mềm đăng video Reels, Tiktok, Youtube
6. Phần mềm đăng video Reels, Tiktok, Youtube

7. Simple Replay

App quay video gói hàng Shopee, Lazada, Tiktokshop

SIMPLE FB PRO

Xem chi tiết

Phần mềm hỗ trợ kết bạn khách hàng tiềm năng, nuôi nick Facebook, xây dựng trang cá nhân bán hàng trên Facebook.

COMBO ATP

Xem chi tiết

Bộ giải pháp Combo ATP là tổng hợp tất cả các sản phẩm hỗ trợ kinh doanh online đa kênh hiệu quả của ATP

CÔNG TY TNHH ATP SOFTWARE

ĐIỀU KHOẢN CHÍNH SÁCH

THANH TOÁN

  • www.atpsoftware.vn
  • Mã số thuế: 0314344065
  • Lĩnh vực kinh doanh: Phần mềm Marketing
  • 0931.9999.11 - 0967.9999.11
  • info@atpsoftware.vn
  • Thời gian làm việc: 8:00 - 22:00 (Thứ 2 - Thứ 7)
  • Số 18 Đường 12, Khu Dân Cư Jamona, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Chính Sách Cookie
  • Điều Khoản Sử Dụng
  • Chính Sách Cài Đặt
  • Chính Sách Bảo Hành
  • Hướng Dẫn Thanh Toán
  • Số tài khoản: 117002912179
  • Ngân hàng: VIETIN BANK
  • Chi nhánh: CN2 TP HỒ CHÍ MINH
  • CTK: CÔNG TY TNHH ATPSOFTWARE

CÔNG TY TNHH ATP SOFTWARE

  • www.atpsoftware.vn
  • Mã số thuế: 0314344065
  • Lĩnh vực: Phần mềm Marketing
  • Hotline: 0931.9999.11 - 0967.9999.11
  • Thời gian làm việc: 08:00-22:00
  • Số 18 Đường 12, Khu Dân Cư Jamona, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Điều khoản và chính sách

  • Chính Sách Bảo Mật
  • Chính Sách Cookie
  • Điều Khoản Sử Dụng
  • Chính Sách Cài Đặt
  • Chính Sách Bảo Hành
  • Hướng Dẫn Thanh Toán
  • Liên kết: Elearning.vn

Sách Sale 30-50%

Facebook Youtube
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bảng giá
  • Thanh toán
  • Hướng dẫn sử dụng
    • HDSD Simple FB PRO
    • HDSD Simple UID
    • HDSD Autoviral Content
    • HDSD Simple Zalo
    • HDSD Simple Ads
    • HDSD Simple Shop
    • HDSD ATP SEO
    • HDSD Simple Seeding
  • Kiến Thức Marketing
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Liên hệ
  • Tài Liệu ATP SOFTWARE

CÔNG TY TNHH ATP SOFTWARE - 160 ĐƯỜNG SỐ 2, KĐT VẠN PHÚC, P. HBP, TP THỦ ĐỨC
Mã số doanh nghiệp: 0314344065 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp ngày 24/06/2014
HOTLINE: 0931.9999.11 - ĐT: 0967.9999.11 - Email: info@atpsoftware.vn

ĐẶT MUA

ĐẶT MUA

Đăng ký tải phần mềm
ATP Software

(Anh/chị vui lòng nhập đúng định dạng số điện thoại đang sử dụng)

wpDiscuz
Hotline
Zalo ATPSoftware Tư vấn kinh doanh Zalo ATPSoftware
Hotline
0967.9999.11

Xin chào! ATP Software muốn tìm hiểu nhu cầu sử dụng phần mềm của bạn, từ đó chúng tôi có thể tư vấn chính xác giải pháp mà bạn cần.

*Có thể chọn nhiều kết quả

Nhận thông báo từ ATP SOFTWARE và cập nhật những kiến thức mới nhất từ chúng tôi!

Kiến thức Marketing

1611 bài viết

Kinh doanh Online

1360 bài viết

Facebook Marketing

996 bài viết

Kiếm tiền MMO

720 bài viết

Kinh doanh Online

810 bài viết

Thủ thuật Facebook

215 bài viết

Không, cảm ơn
Nhận thông báo