Nhắc đến sổ tay thì chắc hẳn ai cũng biết nó dùng để ghi chép, nhưng dùng sổ tay như thế nào cho hợp lý và có bao nhiêu cuốn sổ tay là đủ để thay đổi cuộc đời thì có lẽ không nhiều người biết đến, hoặc biết nhưng chưa đủ, chưa vận dụng được.
Chắc hẳn ngày nay những cái tên như Bill Gates, Richard Branson, Jim Rohn, Carlos Slim, T.Harv Eker, Bill Clinton, Mark Zuckerberg. …, ít nhiều có lẽ các bạn cũng từng nghe qua và biết 1 trong số họ. Tuy nhiên nếu bạn nào thấy những cái tên ấy quá xa lạ, thì có thể bạn đang ở một thế giới khác, thế giới của sự thiếu thốn thông tin và kiến thức, thế giới của sự thiếu hiểu biết.
Tất cả những con người vĩ đại này đều có một công thức chung giống nhau ngoài những công thức thành công riêng của mỗi người, đó là họ rất nghiêm túc chú trọng việc ghi chép tất cả mọi thứ cần thiết ra những quyển sổ. Chìa khóa thành công một phần lớn là những ghi chép từ những quyển sổ ấy.
Đó chính là lý do vì sao họ lại thành công và giàu có đến vậy. Không lấy làm lạ khi bạn tìm hiểu sâu về công dụng của những cuốn sổ tay đó, nó quả là một kho báu của những kho báu.
1. Đầu tiên phải kể đến đó là cuốn sổ Thông Thái, tại sao lại gọi là sổ thông thái và mục đích của sổ thông thái này là gì?
Sổ thông thái là sổ bạn dùng để ghi chép thông tin thông minh. Nó là nơi lưu trữ những ý tưởng sáng tạo, những suy nghĩ đột xuất khi bạn nghĩ ra hay nghe được từ ai đó thông tin gì có chất lượng.
Bạn biết đấy,trí nhớ của con người không có gì hoàn hảo cả, chúng ta sẽ quên rất nhanh những điều chúng ta đọc được, nghe được và nghĩ được.
Trong cái bản đồ quên đã chứng minh rằng: Con người quên rất nhanh sau khi học hay đọc một lượng kiến thức nào đó. Sau 20p còn nhớ được 58%, sau 1h còn nhớ được 44%, sau 1 ngày tụt xuống còn 33% và sau 6 ngày sau chỉ còn đọng lại 25% những gì đã học, đọc, nghe.
Vậy nên với 1 cuốn sổ thông thái trong tay, bạn sẽ ghi ngay được những điều hay nhất khi học khi đọc và khi lóe lên một ý tưởng đột phá. Bạn chỉ ghi rất tóm tắt những thứ hay ho nhất mà bạn đã hệ thống lại được từ những nguồn thông tin bạn có, điều đó giúp bạn chuyển hóa được những điều tuyệt vời thành của mình và đến một lúc nào đó bạn đọc lại, bạn sẽ thấy nó thật giá trị.
2) Sổ mục tiêu & chiến lược
Tôi biết rằng bạn đang đi tìm thành công, đang khao khát thành công nhưng bạn đang giống tôi lúc trước, khi tôi gặp nhiều thất bại, bởi vì tôi chẳng biết tôi sẽ đi về đâu, tôi không có 1 điểm đến , điều đó giống như việc tôi đang đi lòng vòng ngoài ngã ba, ngã tư mà chẳng biết số nhà của mình đang nằm ở địa điểm nào. Thật tồi tệ phải không bạn?
Con người hay vạn vật không tự nhiên thành công, mà mọi thứ đều có nguyên lý, có quy trình. Nếu bạn không biết mình sẽ đi đâu, về đâu thì bạn chẳng khác nào nhân vật Bèo Dạt trong ” Bèo Dạt Mây Trôi” mà thôi.
Vậy thì sổ mục tiêu và chiến lược sẽ là thứ để bạn viết ra những mục tiêu trên con đường đời của bạn. Mục tiêu ấy, chiến lược ấy về cơ bản sẽ có 3 cung đoạn, đó lầ: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nếu bạn chỉ viết ra được mục tiêu ngắn hạn, thì bạn đích danh là người ” ăn sổi”, một bản chất kìm hãm sự phát triển của nhân loại.
Do đó, không có đích đến nào xuất phát từ sự mơ hồ, hãy viết ra nó và thực hiện nó. Hôm nay bạn viết ra, ngày mai bạn thực hiện điều đó và cứ thế cho tới cuối tháng bạn nhìn lại, có bao nhiêu dấu tích bạn đã hoàn thành, còn bao nhiêu dấu gạch chưa làm được. Cứ như vậy, 1 năm sau bạn sẽ thẩy bạn thay đổi và trưởng thành đến mức nào so với xã hội.
Để tôi ví dụ cụ thể hơn về mục tiêu cho bạn thấy nhé. Trong 1- 3 tháng tới bạn mong muốn lương tháng hay thu nhập của bạn là con số bao nhiêu, bạn sẽ phát triển kỹ năng nào tại thời điểm này, bạn sẽ đạt được sức khỏe ra sao, bạn sẽ có bao nhiêu mối quan hệ chất lượng, đi du lịch bao nhiêu tỉnh, giúp được ai đó những điều gì… Rồi 1-3 năm sau thì sao, 3-10 năm sau nữa sẽ thế nào… Nghe có vẻ xa xôi nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy tại những thành phố lớn bây giờ tắc đường trở thành bài ca không lối thoát, ngập lụt mỗi khi mưa to gió lớn, đường nay làm, mai lại đào….
Đó là thứ bạn có thể viết ra và thực hiện nó. Khi bạn làm được điều mà bạn đã vạch định thì bạn sẽ có được những chiến lược phù hợp cho công việc của mình,cho doanh nghiệp của mình.
Nên nhớ đừng đặt ra những mục tiêu quá viển vông hay quá đơn giản, bạn sẽ không thể làm được nó, hoặc làm nó mà chẳng để lại điều gì đáng giá. Chẳng hạn, bạn không thể đặt ra mục tiêu 10 năm nữa bạn sẽ đi bộ khắp lòng đại dương bằng chính đôi chân của mình. Mục tiêu đó sẽ quá khó để bạn đạt được, và bạn sẽ bỏ cuộc vì thất bại. Nhưng khi mục tiêu quá tầm thường thì sự cố gắng của bạn nó sẽ quá bé nhỏ, và bạn sẽ không tiến xa được.
Một cách để đạt được mục tiêu to lớn là hãy chia nhỏ mục tiêu để hành động. Ví như nếu bạn ở Hà Nội muốn đi phượt tới Sài Gòn bằng xe máy. Bạn không thể nào đi một ngày, hai ngày để đến được nơi, mà hãy đi từ Hà Nội đến Đà Nẵng rồi nghỉ chân. Hôm sau bạn đi từ Đà Nẵng đến Bình Thuận rồi lại nghỉ chân và hôm sau nữa bạn sẽ đi tiếp cho đến cuối chặng đường.
3) Sổ nhật ký thành công
Nó là cuốn sổ để bạn ghi lại những thành công trong cuộc sống của bạn đến thời điểm hiện tại. Khi bạn đọc lại những thành công ấy thì cảm xúc hưng phấn sẽ dâng trào trong bạn, điều đó giúp bạn có nhiều năng lượng hơn và hoàn thành công việc tốt hơn.
Ghi lại những điều thành công cũng chính là bí quyết để bạn kìm chế cảm xúc tiêu cực. Mỗi khi bạn buồn, bạn thất vọng năng lượng của bạn trở về vạch xuất phát= 0. Khi đó bạn mang sự buồn chán, thất vọng đó lên trên khuôn mặt của bạn. Kết quả là bạn chẳng làm việc gì ra hồn cả, thậm chí bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội khi để cảm xúc đó chi phối. Vậy thì khi bạn ghi lại những thành công, nó sẽ được in sâu vào não bạn mỗi khi bạn đọc lại nó. Và đến khi bạn bị cảm xúc tiêu cực bạn chỉ cần bình tĩnh nghĩ về những thành công mình đã làm được, ngay lập tức cảm xúc hưng phấn sẽ trở lại, năng lượng của bạn sẽ dâng cao và bạn việc đâu ra đó.
4) Sổ tài chính cá nhân
Lâu nay chúng ta vẫn thường nói với nhau rằng: người giàu họ rất chi li. Đó là cách họ kiểm soát chi tiêu có ghi chép và quản lý tiền bạc theo cách thông minh.
Hầu hết chúng ta đều không ghi chép chi tiêu mỗi ngày, do đó thường mới dạo đầu lĩnh lương thì tiêu sài thả ga, đến khi cuối tháng lại khép lại như cây xấu hổ.Ăn mì tôm trừ bữa và lại ca bài ca: ” Đợi chờ Anh Lương”.
Nếu bạn để ý những người giàu có, họ dạy con cái họ tiếp xúc với tiền ngay từ nhỏ. Và một công thức quản lý tiền rất nổi tiếng mà bạn nên biết, đó là: 6 cái lọ đựng tiền.
Tôi sẽ chỉ ra cho bạn cái công thức này có gì nhé:
Khi bạn nhận được số tiền lương hay thu nhập/ tháng thì số tiền bạn phân bổ như sau:
Lọ 1: 55% dành để chi tiêu cần thiết trong cuộc sống.
Lọ 2: 10% dành để tiết kiệm lâu dài, ko dùng tới khi chưa thực sự cần thiết. Cái này để phòng khi có cơ hội đầu tư thì tung ra chớp lấy thời cơ, hay để lo bệnh khi ốm đau.
Lọ 3: 10% để đầu tư vào trí tuệ. Đầu tư trí tuệ là loại hình đầu tư sinh lời nhất.
Lọ 4: 10%, đầu tư xây dựng quan hệ, giao lưu, chơi bời.
Lọ 5: 10%: Đầu tư để để tự do tài chính. Khi bạn không hoàn thành được mục tiêu tự do tài chính sớm, thì bạn sẽ khổ dài dài. Vậy nên luôn luôn phải dành 10% này để đầu tư vào các cơ hội x2, x5 tài khoản hoặc tạo ra dòng tiền thu nhập thụ động. Đặc biệt như coin, là một trào lưu đầu tư quá hot thời gian gần đây trên toàn thế giới. Hay như Bất động sản, điều mà người giàu thường giấu bạn.
Lọ 6: 5% làm từ thiện, cho đi những thứ mà những người nghèo khổ, tàn tật, bất hạnh, người già, người neo đơn.., trong xã hội. Làm từ thiện là điều giúp cái tâm hướng thiện, con người trở nên từ bi, nhân từ hơn.
5) Sổ mối quan hệ
Có một câu nói rất hay rằng:” quan hệ ra tiền tệ”. Con người không thể thành công mà thiếu đi yếu tố này.
Hay ta vẫn nghe: ” Nhất quan hệ nhì tiền”,” nhất thân, nhì quen”..Tất cả để thấy rằng, mối quan hệ chính là điều bạn không thể thiếu.
Có thể bạn quen tôi, tôi không giúp được việc bạn nhờ khi bạn gặp khó khăn, nhưng tôi lại quen biết người có khả năng giúp bạn thoát khỏi khó khăn đó. Điều này bạn đâu có được nếu bạn không quen tôi và tôi không quen người đã giúp được bạn.
Do đó hãy ghi chép cẩn thận từng mối quan hệ ra một quyển sổ riêng, nó chính chìa khóa để giúp bạn mọi mặt trong cuộc sống.
Đối với các bạn bán hàng thì database chính là ví tiền của bạn. Hãy xây dựng những mối quan hệ đó thật tốt bắt đầu bằng việc ghi chép nó ra quyển sổ đấy.
6) Sổ công việc hàng ngày
Một người làm việc khoa học và thành công là người làm việc theo sự chuẩn bị những việc mình sẽ làm trong ngày.
Những người thành công thì lịch làm việc của họ càng kín. Do đó, nếu bạn không ghi chép thì bạn chẳng khác nào đi diễn mà không có kịch bản.
Khi bạn muốn gọi cho khách hàng để trao đổi công việc mà không có kịch bản cuộc gọi thì tỷ lệ thành công hên sui theo đúng nghĩa.
TÓM LẠI, tôi dành rất nhiều thời gian để viết bài viết này, bạn lướt qua Facebook và đọc được là bạn biết à những người thành công họ có 6 cuốn sổ ABC gì đó. Tuy nhiên bạn biết mà bạn không hiểu thì cũng như không. Bởi vì trong 8 cấp độ nhận thức thì Biết và Hiểu chỉ là 2 yếu tố đầu tiên trong nhận thức.
Để có thể chuyến hóa được kiến thức này tôi đã phải mất nhiều công sức để học hỏi, và khi bạn đạt đủ 8 cấp độ nhận thức dưới đây thì bạn sẽ trở thành một con người có sức hút kỳ lạ.
8 cấp độ nhận thức đó là:
1️⃣️BIẾT
2️⃣HIỂU
3️⃣PHÂN TÍCH
4️⃣VẬN DỤNG
5️⃣TỔNG HỢP
6️⃣ĐÁNH GIÁ
7️⃣SÁNG TAO
8️⃣GIÁC NGỘ
——–
From: Khánh Xuân