Một thống kê gần đây cho thấy có khoảng 62% các công ty mới khởi sự không thể kéo dài hoạt động của mình sau 8 năm. Tại sao có một số công ty thành công, trong khi một số khác lại thất bại?
1 Lập kế hoạch không phù hợp
Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến, bên cạnh nguyên nhân thiếu vốn kinh doanh hay hoạt động lưu chuyển tiền mặt yếu kém. Sẽ rất quan trọng nếu bạn vạch ra một kế hoạch kinh doanh toàn diện và chi tiết. Việc này có thể làm bạn mất nhiều thời gian nhưng nó luôn mang lại hiệu quả không ngờ.
Ngược lại, nếu bạn không có kế hoạch mà vẫn tiến lên phía trước theo kiểu “nhắm mắt làm bừa” thì có nhiều khả năng bạn sẽ phải kết thúc kế hoạch đó bằng cơn đau tim và hàng chục nghìn USD tan thành mây khói.
2 Thiếu thực thi
Khi hành động không bám sát kế hoạch đề ra rất dễ dẫn đến sai lầm. Nên nhớ rằng một khi đã lập ra kế hoạch kinh doanh thì phải bám sát nó. Hãy thận trọng trong từng bước đi. Dù có làm theo kế hoạch, sai lầm vẫn ghé thăm. Và thất bại cũng là chuyện thường.
Đôi khi, trong quá trình thực thi kế hoạch, bạn muốn gây ấn tượng với cấp trên và “phá cách”. Việc làm này dẫn đến sai lầm nghiêm trọng.
3 Thiếu năng lực và kinh nghiệm quản trị
Nhiều người bắt đầu công việc kinh doanh khi không có chút kinh nghiệm hay kiến thức nào về quản lý, kinh tế. Một số nghĩ rằng cứ làm rồi biết, nhưng nếu giám đốc còn đang “học việc” thì doanh nghiệp làm sao đi lên được.
4 Rủi ro kinh doanh, thâm hụt tài chính
Quản lý tài chính là công việc nhận định các rủi ro và chế ngự rủi ro đó. Sai sót sẽ xảy ra khi những rủi ro trên không được phòng ngừa đầy đủ. Thông thường, sai sót bắt nguồn từ một điểm yếu kém nào đó trong kinh doanh và khi không ai chú ý đến hoặc không ai nói ra, nó sẽ nhanh chóng biến thành một vụ bê bối tài chính, đưa doanh nghiệp đến bờ vực thẳm.
5 Nhân viên tồi
Một người chủ nhiệt tình, hiểu biết các vấn đề kinh doanh thường vẫn có thể bị hạ bệ hay bị vô hiệu hoá bởi những nhân viên không có kinh nghiệm và không có mục đích lành mạnh. Bởi vậy, công ty cần có những nhân viên tốt, được trả lương xứng đáng và phần nào chia sẻ được những ý tưởng kinh doanh của ông chủ.
6 Người hội tụ đủ 5 yếu tố trên
Ngoài ra, còn có 5 nguyên nhân có thể dẫn tới những thất bại không đáng có trong kinh doanh:(Xét đến việc trả lương)
– Làm việc cẩu thả.
– Hành động gấp gáp, thiếu thời gian hoặc để nước đến chân mới nhảy.
– Phán quyết tồi.
– Hiểu sai công việc, không xác định được việc nào cần làm trước, việc nào để sau.
– Thiếu thông tin.
Làm gì để vực dậy doanh nghiệp?
– Biết lắng nghe.
– Chấp nhận thực tế.
– Làm một người có trách nhiệm.
– Hãy trung thực với chính mình.
– Luôn giữ tinh thần lạc quan.
Jeff Bezos, chủ tịch kiêm sáng lập viên Amazon từng có bài viết về 5 bài học đơn giản đúc kết từ kinh nghiệm của chính mình trên mục E-tailer nổi tiếng của Amazon.com, trong đó bài học thứ ba là: “Làm việc hiệu quả và khắc phục nhanh chóng những sai lầm cho dù nhỏ nhất”. Hơn ai hết, Jeff Bezos hiểu rõ điều ẩn chứa sau những câu chữ này: Ông đã nâng Amazon.com lên thành nhãn hiệu Internet hàng đầu, mặc dù họ đã có những năm làm ăn thua lỗ. Còn ở bên kia đại dương, Steve Case của American online cũng “biết thế nào” là tốc độ và cuộc chạy đua với thời gian. Và vị cử nhân môn khoa học chính trị này đã biến AOL thành hãng Internet đầu tiên có mặt trong danh sách Fortune 500. Vị CEO ấy thường ví việc quản lý AOL trong sự tăng trưởng mạnh của nó chẳng khác nào những nỗ lực điều khiển động cơ trên một chiếc máy bay, mà nếu không cẩn thận có thể rơi ngã bất cứ lúc nào.
Nếu ứng dụng bài học của Jeff Bezos vào sự so sánh của Steve Case, bạn có thể thấy rằng bất cứ thất bại nào dù nhỏ nhất cũng đều có những nguyên nhân sâu xa của nó.
Lỗi lầm có thể là một hành động bất cẩn, một sai sót do sự thiếu tập trung hay thậm chí một thái độ coi thường công việc.
Lập kế hoạch không phù hợp. Không ai ngạc nhiên vì đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến, bên cạnh nguyên nhân thiếu vốn kinh doanh hay hoạt động lưu chuyển tiền mặt yếu kém. Sẽ rất quan trọng nếu bạn vạch ra một kế hoạch kinh doanh càng toàn diện và chi tiết bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Việc này có thể mất nhiều thời gian và khi một kế hoạch được chuẩn bị xong thì có thể cần thêm thời gian nhiều tuần hoặc nhiều tháng để hoàn thành. Tuy nhiên, khoảng thời gian đó không bị bỏ phí, mà chính là thời gian để có được những thành công chắc chắn hơn. Ngược lại, nếu bạn không có kế hoạch mà vẫn tiến lên phía trước theo kiểu “nhắm mắt làm bừa”, thì có nhiều khả năng bạn sẽ phải kết thúc kế hoạch đó bằng cơn đau tim và hàng chục nghìn USD tan thành mây khói.
Thiếu thực thi. Khi hành động không bám sát kế hoạch đề ra, sai lầm rất dễ xảy ra. Và ngay cả khi kế hoạch đề ra không được thực hiện một cách đầy đủ, sai lầm cũng là chuyện thường thấy. Khi một CEO từ chức hay một CFO thoái vị, mọi người hiểu rằng nguyên nhân bởi vì họ không thực hiện được những kết quả như mong đợi, hay theo ngôn từ của giới phân tích là “ban quản lý không hoàn thành kế hoạch đề ra”. Họ bị sa thải khi mắc những sai lầm rõ như ban ngày.
Có lẽ, những sai lầm ít nhiều đều do … trời sinh ra thế(!). Các nhân viên trong công ty có thể phải nắm giữ một trách nhiệm mà không được đào tạo chuyên môn hay hướng dẫn phương pháp thích hợp cho nghiệp vụ này. Điều này cũng giống như khi bạn tình nguyện giúp ai làm một việc gì mà hình dung được công việc đó đòi hỏi những gì ở bạn. Không chỉ có vậy, nhân viên cấp dưới đôi khi còn cố tình gây ấn tượng với cấp trên, để rồi chuốc lấy thất bại bởi họ không biết rằng kết quả mới là nhân tố quyết định. Tệ hơn, họ không tuân theo trình tự công việc, và thế là họ gây ra sai sót ngay từ khi vừa bắt tay vào thực hiện.
Thiếu năng lực và kinh nghiệm quản trị. Nhiều hoạt động kinh doanh được bắt đầu từ một người có rất ít kinh nghiệm về quản trị hoặc chưa qua đào tạo về quản trị, bởi vì tiền thân của hầu hết các nhà kinh doanh là những người tự lập. Một số người nghĩ rằng lĩnh vực quản trị chỉ là ý thức chung (common sense). Nhưng nếu các nhà quản trị không biết đưa ra những quyết định kinh doanh thích hợp, thì họ sẽ không thể đạt được thành công trong tương lai.
Rủi ro kinh doanh, thâm thủng tài chính. Quản lý tài chính là công việc nhận định các rủi ro và chế ngự rủi ro đó. Những sai sót sẽ xảy ra khi những rủi ro trên không được phòng ngừa đầy đủ. Thông thường, sai sót bắt nguồn từ một điểm yếu kém nào đó trong kinh doanh và khi không ai chú ý đến hoặc không ai nói ra, nó sẽ nhanh chóng biến thành một vụ bê bối tài chính, chẳng hạn như một vị CFO không kịp báo trước cho các nhà đầu tư lúc tình hình xấu diễn ra, để rồi hậu quả là CEO của ông ta không thể đạt được mục tiêu của mình.
Ông chủ khá, nhân viên tồi. Một người chủ nhiệt tình, hiểu biết các vấn đề kinh doanh thường vẫn có thể bị hạ bệ hay bị vô hiệu hoá bởi những nhân viên không có kinh nghiệm và không có mục đích lành mạnh. Bởi vậy, công ty cần có những nhân viên tốt, được trả lương xứng đáng và phần nào chia sẻ được những ý tưởng kinh doanh của ông chủ.
Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm