Nền tảng phát triển ứng dụng là gì?
Về lý thuyết, nền tảng phát triển ứng dụng là một cách để biến một giấc mơ trở thành sự thật. Chúng cho phép các nhà phát triển coding và thiết kế để tạo ra một ứng dụng, chúng cũng giúp cho chu kỳ phát triển nhanh hơn rất nhiều so với việc xây dựng một cái gì đó bắt đầu từ con số 0. Tuy nhiên, cũng như với bất kỳ lối đi tắt nào khác, nền tảng phát triển ứng dụng đều có những hạn chế riêng của chúng.
Sử dụng một nền tảng phát triển ứng dụng thường có nghĩa là chúng ta phải mất đi những hiệu suất mà ngôn ngữ native cung cấp. Hơn nữa, bạn cũng cần phải tìm hiểu tất cả các hàm và các cách giải quyết cụ thể của nền tảng mới. Điều này có thể dẫn đến sự phối hợp giữa các nhà thiết kế, các nhà phát triển, và các bên liên quan bị giảm sút, và một nguy cơ nữa là có thể bạn sẽ luôn bị các tính năng mới nhất và lớn nhất của hệ thống hoặc phần cứng bỏ lại phía sau nếu các giải pháp bạn đang sử dụng chậm chạp trong việc cập nhật.
7 kinh nghiệm cần chú ý trước khi quyết định chọn một nền tảng nào đó để làm việc
Những khiếm khuyết không có nghĩa là những nền tảng phát triển ứng dụng không phù hợp để phát triển ứng dụng; chỉ là bạn phải cần cẩn thận và lựa chọn giải pháp nào là phù hợp nhất với bạn. Và nếu bạn vẫn đang tìm kiếm một nền tảng phát triển ứng dụng cho riêng bạn, hãy điểm qua 7 kinh nghiệm cần chú ý trước khi quyết định chọn một nền tảng nào đó để làm việc:
Hãy chắc chắn rằng dịch vụ ban sẽ sử dụng có thể bắt kịp
Ngành công nghiệp di động đang phát triển với một tốc độ chóng mặt, và nó nhanh đến nổi nếu một nhà phát triển mà không có sự giúp đỡ của các phần mềm của bên thứ 3, họ có thể bị bỏ rơi lại phía sau. Nhiều công cụ phát triển ứng dụng có những vấn đề trong việc bắt kịp những thay đổi mới nhất của hệ điều hành Android và iOS, và công ty của bạn có thể sẽ tuột lại vài năm nếu như các dịch vụ vẫn sử dụng các phiên bản củ. Hãy chắc chắn rằng các giải pháp bạn đang tìm kiếm có thể hỗ trợ các hệ điều hành mới nhất hiện nay – chứ không chỉ hy vọng họ nhanh chóng bắt kịp sự đổi mới của các hệ điều hành.
Hãy chắc chắn rằng nền tảng bạn sẽ sử dụng cung cấp những hiệu quả thực sự
Tránh sử dụng những nền tảng mà yêu cầu bạn phải làm nhiều việc đến nổi bạn hoàn toàn có thể coding cho ứng dụng của bạn ngay từ đầu. Mục đích chính của việc sử dụng một nền tảng phát triển ứng dụng là để làm cho quá trình phát triển hiệu quả hơn. Chúng phải được thiết kế để bạn có thể tiết kiệm được thời gian bằng cách cắt giảm những công đoạn coding dư thừa và tốn thời gian, giúp bạn có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những điều quan trọng hơn, chẳng hạn như tạo ra các tính năng mới. Nếu bạn thường xuyên thấy mình phải quay trở lại và sửa chữa một cái gì đó mà do nền tảng phát triển ứng dụng đã thực hiện, điều này có nghĩa là nó không giúp được gì cho bạn trong việc tiết kiệm thời gian. Thời gian mà bạn tiết kiệm là để coding cho những tính năng mới chứ không phải là dùng để gỡ lỗi.
Tránh các “blackboxed code” và các framework nặng nề
Một công cụ phát triển ứng dụng tốt có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian khi nói đến coding bởi vì nó giúp cho bạn thực hiện nhiều công việc khó khăn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể làm tất cả mọi thứ bằng tay nếu bạn thấy cần thiết. Hãy cẩn thận với các nền tảng phát triển ứng dụng mập mờ, hạn chế truy cập vào mã nguồn của ứng dụng hoặc chủ yếu dựa vào các frameworks tùy chỉnh mà họ đã xây dựng… bởi vì bạn sẽ không bao giờ biết những gì đang diễn ra bên trong.
Không bị giới hạn bởi các khuôn mẫu – templates
Khuôn mẫu có thể là một cách tuyệt vời để nhanh chóng cung cấp cho ứng dụng của bạn một cấu trúc chuẩn, nhưng nó cũng phải “cởi mở”. Một mẫu phải là một cái gì đó giúp đỡ cho bạn trong nhiều tình huống, chứ không phải là cái gì đó mà bạn phải hoàn toàn lệ thuộc vào đó. Liệu bạn có muốn nhận được những hiệu quả khi phải hy sinh bản sắc thương hiệu của bạn? Nếu một nền tảng phát triển ứng dụng mà bắt buộc bạn phải sử dụng một trong số các mẫu của nó hoặc không cho phép bạn tùy chỉnh để thực hiện theo phong cách riêng của bạn, có lẽ bạn nên tìm một nền tảng khác.
Không chi phối UX của bạn
Cũng giống như việc bạn không nên để cho một mẫu chi phối ứng dụng của bạn, bạn cũng không nên để cho một nền tảng phát triển ứng dụng chi phối giao diện người dùng của bạn. Người dùng của bạn là ưu tiên hàng đầu. Sẽ không phải là vấn đề nếu một nền tảng phát triển ứng dụng hạn chế các yếu tố thiết kế – miễn là bạn đang cần những yếu tố mà nó cung cấp hoặc nền tảng này cho phép bạn bổ sung các thành phần tùy chỉnh hoặc các plug-ins khác. Nhưng nếu những gì nó cung cấp không thể so sánh với các thiết kế trong ý tưởng của bạn, tốt hơn là bạn nên từ bỏ nó.
Không bị hạn chế quá nhiều các tính năng hoặc hiệu suất
Lý do nhiều nền tảng phát triển ứng dụng có thể cung cấp các ứng dụng làm việc trên nhiều nền tảng là vì chúng là ứng dụng hỗn hợp, được viết bằng ngôn ngữ web nhưng có các “gói” native để bổ sung chức năng. Và mặc dù các ứng dụng bạn viết vẫn sẽ hoạt động, nhưng nó vẫn sẽ bị “hạn chế” khi nói đến tốc độ hoặc các tính năng nào đó. Ít nhất, hãy tìm một nền tảng phát triển ứng dụng có hỗ trợ chỉnh sửa mã nguồn để bạn có thể xây dựng bất kỳ yếu tố nào bạn cần nhưng nó lại thiếu, nếu cần thiết. Hơn thế nữa, nếu tốc độ và tốc độ đáp ứng là những yếu tố quan trọng trong ứng dụng của bạn, có lẽ bạn nên tập trung hoàn toàn vào nền tảng phát triển ứng dụng thực sự native.
Bạn không cần phải học một ngôn ngữ “mơ hồ” để sử dụng nó
Nếu bạn đang tìm một nền tảng phát triển ứng dụng, hãy cân nhắc ngôn ngữ lập trình mà nó sử dụng trong quá trình phát triển. Ngôn ngữ phổ biến như Swift, Objective-C, Java, hoặc JavaScript là tốt nhất bởi vì ngay cả khi bạn không biết gì ngôn ngữ này, bạn cũng dễ dàng tìm một ai đó – người mà bạn cần để hướng dẫn bạn coding. Nếu bạn gặp khó khăn khi sử dụng một ngôn ngữ “mơ hồ” như ngôn ngữ Dart, dự án của bạn không chỉ là “đậm chân tại chổ” khi bạn tìm hiểu nó, bạn cũng sẽ rất khó khăn trong việc tìm thêm các nhà phát triển cho nhóm của bạn. Hãy lựa chọn những gì là phổ biến nhất trong ngành công nghiệp hiện nay.
Mặc dù nền tảng phát triển ứng dụng có thể giúp bạn nhanh chóng biến một giấc mơ trở thành sự thật, nhưng nếu bạn không chắc chắn nền tảng mà bạn chọn có thể cung cấp cho bạn sự tự do để thiết kế các sản phẩm cuối cùng bạn nhìn thấy trong đầu của bạn – những sản phẩm mà những hạn chế của nền tảng buộc bạn phải tạo ra – nó không phải là thứ bạn nên lựa chọn. Hãy tìm các nền tảng mà có các tính năng như tích hợp API, một hệ thống plug-in mạnh mẽ, và chắc chắn rằng bạn có thể coding với một ngôn ngữ mà bạn thấy thoải mái. Và hơn hết, nền tảng phát triển ứng dụng cần tăng cường công việc hiện tại của bạn, và những công cụ này cũng phải ngày càng tốt hơn theo thời gian. Nếu bạn thấy rằng các giải pháp bạn đã chọn không thể đạt được những yêu cầu này, đừng ngại khi phải tìm kiếm một nền tảng khác. Với một chút sự cân nhắc kỹ lưỡng, bạn sẽ có thể tìm thấy một nền tảng mà bạn có thể làm việc một cách hiệu quả nhất.
Tâm Trần – Tổng hợp và edit
Theo J.Black
————————————————————-
Liên hệ ATP Software
Website : https://atpsoftware.vn/
Group : https://www.facebook.com/groups/ATPSupport/
Page : https://www.facebook.com/atpsoftware.tools/
Hotline : 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096
ĐỌC THÊM:
>> Thẻ tag là gì? Cách tạo thẻ tag nhanh cho bài viết SEO bằng tool Keywordtoolaz
>> 10+ nền tảng hỗ trở Affiliate Marketing tốt nhất năm 2019