Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức, cửa hàng, chủ shop thì luôn sẽ có những khó khăn và bất cập riêng trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt là những doanh nghiệp SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam). Người làm chủ luôn là người “ôm hết việc”!
Sau đây là 7 nỗi đau mà chỉ mỗi chủ doanh nghiệp mới thực sự gặp và hiểu nhau!
1/ Sếp ôm hết việc, nhân viên ngồi chơi
Ai đời thuê nhân viên về mà mình lại còn phải làm việc nhiều hơn chúng nó, bởi vì chúng nó cứ đụng đâu hỏng đấy. Để nhân viên làm thì lúc nào mình cũng phải kè kè sát sao, thúc đít, nhiều lúc cứ phải chạy theo để vá lỗi sai do nhân viên gây ra. Thôi, thà tự mình làm còn hơn.
=> Nguyên nhân: sai lầm từ khâu tuyển dụng, mô tả công việc không rõ ràng, kỷ luật không nghiêm khắc, KPI chưa có tính thúc đẩy.
2/ Không có hệ thống đào tạo, đánh giá nhân sự
Lúc nào sếp cũng chật vật để chạy việc hàng ngày, bận tối mắt tối mũi thì lấy đâu thời gian mà đào tạo nhân sự? Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng thuê chuyên gia về để đào tạo. Hơn nữa, vừa đào tạo xong nhân viên lại chạy mất.
Không đánh giá được nhân sự do không có quy trình kiểm tra, không có hệ thống KPI thành ra không khen thưởng được nhân viên tốt, không xử phạt được nhân viên kém
3/ Chiến lược hay nhưng không có người thực thi
Sếp ngồi vắt óc suy nghĩ chiến lược rất hay, hoành tráng nhưng nhìn quanh không biết giao cho ai, cuối cùng lại phải tự làm. Mà “một cây thì chẳng nên non”
=> Nguyên nhân: không tuyển dụng được người phù hợp, không có hệ thống đào tạo
4/ Mãi không tuyển được người ưng ý
Các công ty nhỏ muốn tuyển được người tài, người tốt là cả một vấn đề vì có đầy rẫy những công ty lớn ở ngoài kia họ có thể xin vào. Vậy phải làm sao đây?
5/ Người tài dứt áo ra đi
Đến khi tuyển được rồi thì giữ lại người tài còn khó hơn, vì cá lớn sẽ không bơi ở ao nhỏ, phải có chế độ đặc biệt gì mới giữ được họ?
6/ Không có hệ thống kiểm tra, giám sát
Không ít các sếp bị nhân viên “đâm lén” sau lưng, đến khi chuyện vỡ lở rồi thì mới biết. Việc nhân viên rút lõi tiền của doanh nghiệp, tuồn đơn ra ngoài, ôm công thức, sản phẩm của doanh nghiệp ra lập công ty riêng chống lại doanh nghiệp cũ không hiếm. Đau lòng lắm nhưng giải quyết sao?
7/ Nhân viên ngày càng trì trệ, lười biếng
Người tài thì bỏ đi, những kẻ ở lại nói nhẹ thì là lười biếng, nói nặng thì là “ăn bám”, đóng góp công sức thì ít, ăn cắp giờ, làm việc riêng thì nhiều.
=> Như bạn thấy, các nỗi đau này đều liên quan đến nhau và không thể xử lý riêng từng nỗi đau được vì các sai lầm này mang tính HỆ THỐNG.
Chia sẻ bởi: Trần Tuấn
ATPSOFTWARE