Một trong 10 ngành phát triển nhất vào các thời kỳ khủng hoảng chính là ĐÀO TẠO.
Ở Việt Nam hiện nay, Đào tạo Digital Marketing đang HOT, thậm trở thành trào lưu. Có các khoá học về Digital tổng thể lại có các khoá chuyên sâu như SEO, AdWords, Facebook, Youtube …
Ngày nay người người đi học, nhà nhà đi học, học rất đắt, học rất nhiều.
Sự học là tích luỹ, cần vững chắc và lâu bền. Nhưng chúng ta liệu đã đi học đúng cách.
Là vô ý, hay cố tình mà chúng ta mắc cả tá sai lầm khi bỏ tiền ra học.
1. Sai đầu tiên hoàn toàn do lỗi của người học: TÌM HIỂU KHÔNG KỸ.
– Không đọc kỹ nội dung sẽ được học
– Không đọc kỹ giảng viên tham gia
– Không xem kỹ các cam kết
– Không tham quan thực tế trước
– Không hỏi han bạn bè
– Không gọi hỏi tư vấn.
– Khoá học không đúng nội dung đã công bố cũng không biết.
2. Sai lầm tiếp theo là KHÔNG TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN
– Học không đòi hỏi
– Giảng chán không ý kiến
– Giảng sai không lên tiếng
– Giảng nhanh tặc lưỡi bỏ qua
– Bài tập không chịu làm
– Giảng tiếng Anh không hiểu cũng mặc kệ.
3. Sai lầm thứ 3 là HỌC KHÔNG MỤC ĐÍCH
– Học theo phong trào, đối thủ kinh doanh tốt, cũng học theo.
– Học không xác định sẽ đạt được điều gì, nhẹ hơn thì là xác định sai.
– Tặc lưỡi học cho biết, lờ nhờ, lờ nhờ.
4. Sai lầm thứ 4 là GIẤU DỐT
– Học không hiểu không hỏi
– Học không tốt không nói
– Bài tập không hiểu cho qua
5. Sai lầm thứ 5 là THỤ ĐỘNG
– Không tham gia vào bài giảng
– Không nói, không giơ tay, không phát biểu
– Không đọc thêm, không đọc lại
– Không suy nghĩ, không suy luận, không suy tư
6. Sai lầm thứ 6 là KHÔNG Ý KIẾN
– Học chán không đòi lại tiền
– Học chán không góp ý
– Học chán không kêu ca
– Học chán để trong lòng
– Học hay không khen
– Học tốt không khen
– Học xong thành công không nói
– Tuyệt đối IM LẶNG
7. Sai lầm thứ 7 là TÔI BIẾT RỒI (Do Tùng Giang bổ sung)
– Cài này đơn giản
– Cái kia tôi đọc rồi
– Cái đó tôi làm rồi
– Tôi biết hàng xóm tôi làm cái đó không hiệu quả
– Tôi học cho vui thôi chứ tôi giỏi rồi
8. Sai lầm thứ 8 là HỌC KHÔNG HÀNH (Do Quang Trung bổ sung)
– Không ghi chép, không tick note
– Không đọc lại bài giảng
– Không thực hành
– Không … làm gì cả
=============
SAI LẦM CỦA NGƯỜI ĐI DẠY – DIGITAL MARKETING
Chà, người ta nói mấy ai tự ngửi được mùi hôi nách của chính mình. Viết bài này cảm thấy khó khăn hơn SAI LẦM CỦA NGƯỜI ĐI HỌC rất nhiều. Cảm giác vẫn còn nhiều lắm mà không định nghĩa được. Ai từng là HỌC VIÊN bổ sung dùm nhé 🙂
(Chú ý: trong bài có nhiều điều là tự soi gương nói ra)
Theo nghiên cứu từ nguồn không nhớ, top 10 ngành nghề phát triển nhất thời khủng hoảng luôn có mặt nghề DẠY (đào tạo). Lúc khó khăn là lúc mỗi người có đủ “điều kiện” để đi học:
– Việc ít đi, thời gian thừa
– Việc tệ đi, không học thì lo
– Phong trào học lên cao, không đi sợ sau này lao đao.
Thế là người người đi dạy, nhà nhà mở trung tâm, tự dưng suất hiện cơ man Người Dạy Học. Thày nhiều như nấm mọc sau mưa.
Liệu người giỏi nhiều thế, người có tâm nhiều thế, hay là bài toán thị trường? Có cầu ắt có cung?
Cùng xem SAI LẦM CỦA NGƯỜI ĐI DẠY là thế nào?
1. Sai TO NHẤT: LỪA
– Không biết cũng dạy.
– Biết sai vẫn dạy
– Kệ cha người học
– Nổ to để dạy
2. Sai NHẸ NHẸ: CỨ TƯỞNG MÌNH GIỎI
– Không biết là mình … không biết cũng đi dạy.
– Biết gì dạy nấy nhưng thu tiền như … chỗ khác.
– Không chắc lắm cũng … dạy.
– Lấp liếm cái dốt
3. Sai CƠ BẢN: DẠY CHÁN MÀ KHÔNG BIẾT
– Dạy như ru ngủ
– Dạy cắm cúi không nhìn học viên
– Dạy không phương pháp
– Dạy không tương tác
– Dạy không quy trình
– Dạy không trước sau, buổi sau đáng ra phải là buổi trước
– Dạy không thực hành
4. Sai KỸ NĂNG: CỨ TƯỞNG!!!
– Chém tiếng Anh không giải thích
– Ngồi 1 chỗ rất là mỏi mắt học viên (nhìn 1 chỗ)
– Học viên “chắc” là giỏi như nhau, dạy tốc độ … như nhau
– Hỏi không ai trả lời thì next luôn
5. Sai ĐÁNG GHÉT: CỐ TÌNH
– Cố dạy cho hết giờ
– Cháy giờ cắt giáo trình
– Dạy cứ lo dấu nghề, lảng tránh câu hỏi
– Dạy hoàn toàn vì tiền
SAI CỦA NGƯỜI DẠY + SAI CỦA NGƯỜI HỌC biến “thị trường” đào tạo trở thành nồi lẩu với đủ mùi vị, ngon có, cay có, đắng có, chất có, xương có, chẳng may ăn nhầm đến … bùi nhùi cũng có 🙁 :p
Mình viết 2 bài này chủ yếu giải toả bức xúc bản thân, góc nhìn của người trong cuộc. Một thân không mong thay đổi điều gì lớn lao, thi thoảng tự vấn bản thân xem mình còn gì chưa tốt, để mà thay đổi.
Chúc các bạn Học Tốt, Dạy Tốt 😀
Người chia sẻ: Mai Xuân Đạt SEONgon