“Ngay cả đối với một doanh nghiệp đã hoạt động liên tục trong một thời gian dài cũng phải trải qua quãng thời gian khó khăn ban đầu và phải luôn kiểm soát những vấn đề cơ bản nhất. Vậy nên để tiết kiệm thời gian bạn cần đánh giá nhanh qua bản kế hoạch kinh doanh của mình. Và dưới đây là những thành phần mà bạn không thể bỏ qua.”
MỤC TIÊ U
Đây chính là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần thiết lập mục tiêu về thị phần, mục tiêu bán hàng, mục tiêu lợi nhuận và kế hoạch để đạt được những mục tiêu này.
Để bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh bạn cần xác định nhu cầu kinh doanh thực sự của mình là gì. Để có câu trả lời chính xác nhất bạn cần nên thảo luận với nhóm đồng sáng lập hoặc những người cộng sự tin cậy của bạn.
Khi đã có câu trả lời để lập kế hoạch kinh doanh thì bạn cần đưa các chỉ tiêu quan trọng này vào bản kế hoạch của mình.
Xác định mục tiêu kinh doanh là rất quan trọng
1/ Ý tưởng
Không nên giữ ý tưởng trong đầu của mình! Hãy viết nó ra, rồi bạn sẽ thấy những giá trị hữu ích mà nó đem lại.
Khi thiết lập mục tiêu phải đảm bảo là nó có thể đo lường được. Hãy cụ thể những mục tiêu này thành những con số tuyệt đối hoặc phần trăm tăng trưởng tương đối. Không sử dụng những từ chung chung như “tốt nhất” hay “phát triển nhanh chóng” vì chúng gây khó khăn khi định vị cũng như đưa ra các chiến dịch thực thi…
2/ TUYÊN BỐ SỨ MỆNH
Tuyên bố sứ mệnh để xác định nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Nên xác định mục tiêu cơ bản và những mục tiêu về chiến lược, thị trường sẽ phục vụ và những lợi ích sẽ cung cấp cho khách hàng.
3/ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
Các chuyên gia hàng đầu trong việc phát triển sự hài lòng của khách hàng tuyên bố nhiệm vụ mục tiêu nên là sự hài lòng của khách hàng. Phát triển các chương trình chăm sóc khách hàng phụ thuộc vào truyền bá các ý tưởng và tầm quan trọng của khách hàng đối với công ty.
4/ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
Một số kế hoạch kinh doanh cũng xác định mục tiêu nội bộ, chẳng hạn như duy trì một môi trường làm việc sáng tạo và xây dựng sự tôn trọng, sự đa dạng trong văn hóa công ty.
5/ TIẾP THỊ DỰA TRÊ N GIÁ TRỊ
Các chuyên gia khuyên doanh nghiệp nên tiếp thị dựa trên giá trị để giúp khách hàng hiểu hơn về doanh nghiệp. Hướng phát triển này giúp phát triển giá trị doanh nghiệp, nêu bật lên những lợi ích mà doanh nghiệp cung cấp, cho ai và với mức giá tương đối.
6/ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG
Tập trung vào những gì xứng đáng được gọi là “chìa khóa thành công” là một ý tưởng để nhận ra những điều bạn nên ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào tình hình của mỗi doanh nghiệp mà chiếc chìa khóa này cũng sẽ không giống nhau, đó có thể là vị trí thuận tiện, bãi đỗ xe khang trang, giá cả phù hợp, nhân viên chuyên nghiệp, quảng cáo rầm rộ,…
Tập trung vào một chiến lược nhất định là rất quan trọng và xác định chiếc chìa khóa thành công riêng có của doanh nghiệp là cách để bạn tập trung vào mục tiêu.
7/ PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
– Bảng phân tích hòa vốn tính toán dựa trên chi phí cố định, chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm và doanh thu trên một đơn vị sản phẩm.
– Bạn có thể thực hiện theo 3 giả định như sau:
1. Doanh thu trên một đơn vị: mức giá mà doanh nghiệp áp phí lên một sản phẩm. Đối với những doanh nghiệp không có đơn vị cơ sở, có thể quy doanh thu mỗi đơn vị là 100.000 đồng và nhập chi phí theo phần trăm của 100.000.
2. Chi phí trung bình mỗi sản phẩm: chi phí gia tăng của từng đơn vị sản phẩm. Bạn có thể sử dụng bảng dự báo bán hàng để ước tính chi phí trung bình.
3. Chi phí cố định hàng tháng: về mặt kỹ thuật, phân tích hòa vốn xác định chi phí cố định ngay cả khi doanh nghiệp không hoạt động. Thông thường, các doanh nghiệp thường quy chi phí hoạt động thường xuyên là chi phí cố định để dễ dàng hơn trong việc quản lý tài chính.
Đúng “chìa khóa” sẽ mởđược cánh cửa thành công
8/ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Nếu bạn đã xác định được thị trường tiềm năng của doanh nghiệp thì có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, việc này thật sự cần thiết nếu bạn muốn có cái nhìn chắc chắn về thị trường và thấu hiểu (insight) của khách hàng thì bước này rất quan trọng.
Hãy xây dựng một bảng phân tích thị trường. Bảng này gồm có: danh sách các phân khúc thị trường, sản phẩm mà bạn cung cấp ở mỗi nhóm, đặc điểm nhân khẩu học, thói quen mua sắm, sở thích hoặc bất cứ yếu tố nào khác giúp bạn phân loại nhóm khách hàng. Xác định tổng số khách hàng tiềm năng và ước tính tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cho từng phân khúc.
9/ TẠM DỪNG ĐỂ XEM XÉT
Sau khi đã xác định được vị trí của doanh nghiệp, những thế mạnh mà công ty đang sở hữu cũng như hướng phát triển thì bây giờ là lúc tạm dừng và nhìn lại bức tranh tổng quan này. Nó sẽ đem lại những ý nghĩa gì? Doanh nghiệp có cần phải bán thêm hàng để chạm đến điểm bùng phát? Thị trường như vậy đã đủ lớn chưa? Dự báo của bạn có khả năng thực hiện không?
Đặc biệt đối với các công ty khởi nghiệp đầy tiềm năng, bước đánh giá lại kế hoạch kinh doanh là rất quan trọng. Rất nhiều những ý tưởng khởi nghiệp chưa được khơi sáng đã vội vụt tắt khi các startup không thành công. Nếu bạn có niềm tin vào doanh nghiệp của mình, vào những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp thì hãy bắt tay ngay vào việc phát triển kế hoạch kinh doanh. Hoặc ít nhất là hãy nghiên cứu thêm các ý tưởng và làm nên sự khác biệt của riêng mình.
Nguồn: Khởi nghiệp Việt Nam