PHẦN 2 NÓI VỀ MUA SẮM: TRÒ CHUYỆN VÀ THƯƠNG MẠI Ở ĐÔNG NAM Á
Người mua sắm ở Châu Á – Thái Bình Dương hiện là người tiên phong
Người mua sắm ở Đông Nam Á thành thạo kỹ thuật số và cảm thấy rất thoải mái khi tương tác online, do đó khu vực này đặc biệt phù hợp với sự phát triển của Bán hàng qua đối thoại.
Tại đây, người tiêu dùng đặc biệt có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy nhu cầu sử dụng các lựa chọn mua sắm qua chat. Họ có nhiều khả năng sẽ sử dụng các nền tảng nhắn tin khi tìm hiểu về sản phẩm mới do xem trọng tính nhanh chóng và tức thời khi tương tác với người bán online.
Đông Nam Á là thị trường đầy hứa hẹn, từ mức độ nhận biết đến giao dịch
Hiểu hành vi của người tiêu dùng Châu Á – Thái Bình Dương là điều vô cùng quan trọng để thương hiệu có thể khai thác hết tiềm năng của Bán hàng qua đối thoại một cách hiệu quả.
Những người mua sắm này phản hồi tích cực do đây là hình thức hấp dẫn thay thế cho cửa hàng thực và mua sắm online. Khoảng 30% trong số họ vốn đã rất quen thuộc với hình thức này – gần gấp đôi mức trung bình 16% của 9 thị trường được khảo sát.
Với mức độ nhận biết về Bán hàng qua đối thoại là 70% ở Đông Nam Á và 86% ở riêng Thái Lan, mua sắm qua chat là hình thức mua sắm chính của người mua ở khu vực này
Những người thích tương tác với cả chatbot và người thật
60% người dùng Bán hàng qua đối thoại ở Đông Nam Á cho biết họ thấy thoải mái khi tương tác với chatbot để đặt các câu hỏi đơn giản hoặc về dữ liệu như thông tin cơ bản về sản phẩm, cập nhật trạng thái giao hàng và ảnh sản phẩm chi tiết.
Tuy nhiên, dù ưa thích chatbot vì sự thuận tiện và nhanh chóng, nghiên cứu cho thấy người dùng vẫn muốn liên lạc trực tiếp với người thật, đặc biệt trong các giao dịch phức tạp hơn, chẳng hạn như thương lượng giá cả, xử lý khiếu nại và tư vấn về độ phù hợp của sản phẩm.
“Khi người bán trả lời nhanh chóng, nghĩa là họ kinh doanh nghiêm túc và quan tâm đến người tiêu dùng.” Rina Nữ 25-35 tuổi, Indonesia
Bán hàng qua đối thoại đem đến tiềm năng tăng trưởng cho khu vực này
Bán hàng qua đối thoại đang đem đến làn sóng người mua sắm mới cho mua hàng online. Khả năng người mua sắm online ở Đông Nam Á mua hàng qua chat cao hơn so với các khu vực khác.
45% đáp viên cho biết chưa bao giờ mua sắm online trước đó cho đến khi họ bắt đầu trò chuyện với người bán qua chat.
Hơn nữa, những người mới mua sắm lần đầu qua chat này chiếm gần một nửa tổng số giao dịch được thực hiện qua chat ở thị trường tương ứng.
2.
Đối thoại khuyến khích mọi người tăng chi tiêu nhiều hơn. Khi được người bán sử dụng một cách hiệu quả, tin nhắn có thể góp phần tăng cả lượng giao dịch lẫn giá trị đơn hàng của từng cá nhân.
94% người mua bằng hình thức Bán hàng qua đối thoại ở Đông Nam Á muốn duy trì hoặc tiếp tục tăng chi tiêu cho kênh này. Đặc biệt đối với những người mua sắm dày dặn kinh nghiệm mua hàng qua chat, mức chi tiêu có thể tăng đến 60% so với những người thiếu kinh nghiệm.
Người mua sắm dùng tin nhắn để hoàn tất giao dịch có nhiều khả năng hơn sẽ gắn bó với kiểu mua này cho các lần mua trong tương lai và sẵn lòng tăng hoặc duy trì mức chi tiêu cho Bán hàng qua đối thoại.
Sự lớn mạnh của hình thức Bán hàng qua đối thoại ở Đông Nam Á: Phát triển và nâng cao
Khả năng chuyển đổi trực tiếp thành doanh số của hình thức Bán hàng qua đối thoại hứa hẹn cơ hội lớn ở Đông Nam Á. Người tiêu dùng Việt Nam và Thái Lan cho thấy mức độ nhận biết xu hướng này mạnh mẽ nhất, với hơn 1/3 số người đang mua hàng thông qua các nền tảng nhắn tin. Ở Malaysia, Indonesia và Philippines, Bán hàng qua đối thoại vẫn đang phát triển và sẽ mở rộng hơn nữa trong tương lai.
Một phân tích chuyên sâu về hồ sơ và hành vi người tiêu dùng ở các thị trường Đông Nam Á được khảo sát đã hé lộ các ưu điểm mà Bán hàng qua đối thoại mang lại.
Nguồn: Facebook x BCG