Kiến thức marketing là vô hạn, khả năng của con người lại có hạn. Dù thế, đối với những người yêu thích marketing, tìm hiểu và học hỏi về nó mỗi ngày thực sự là một niềm vui. Hôm nay, ad sẽ giới thiệu cho các bạn một bài viết khái quát các lĩnh vực của marketing, đồng thời giải thích một số thuật ngữ. Mong rằng nó có thể giúp ích cho bạn phần nào ^^
Marketing có thể chia thành 3 lĩnh vực : Internet Marketing, Marketing truyền thống và Marketing chiến lược.
Cùng một lớp học, cùng một bài giảng và lượng kiến thức như nhau nhưng thực sự số người hiểu và áp dụng được chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số còn lại.
Marketing thực tế là một ngành rất rộng bao quát nhiều lĩnh vực, chưa kể các kênh và công cụ quảng cáo mới ra đời liên tục từ website, youtube, facebook, instagram, zalo…. Nếu không phải là một người theo đuổi Marketing thực sự bạn sẽ bị choáng ngợp với cả mớ kiến thức mới mỗi ngày.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHIA SẺ GÁNH NẶNG?
Cách thứ nhất là PHÂN QUYỀN quản lý theo cấp bậc (giao việc theo cấp độ từ quan trọng đến ít quan trọng và từ cấp độ khó đến cơ bản). Ví dụ giao những việc lặt vặt cho các nhân sự cấp độ thấp.
Cách thứ hai là OUTSOURCE (thuê ngoài). Hãy để công việc Marketing cho các Marketers, Content cho Copywriters, Design cho các Designers và tập trung vào chuyên môn của mình. Là chủ doanh nghiệp, start up bạn cần đầu tư tập trung vào sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình, đó mới là yếu tố cốt lõi để phát triển doanh nghiệp.
Hãy nhớ nếu bạn muốn tiết kiệm ít tiền vốn bỏ ra ban đầu bằng cách tự làm thì bạn cũng đang tiêu dùng thời gian mà bạn có. Mà đôi khi thời gian còn quý hơn tiền bạc. Cùng một lúc quản lý nhiều nhãn hàng và thương hiệu làm sao để tôi vẫn có thời gian giành cho cá nhân? Tôi sẵn sàng chi trả cho những người giải quyết các khó khăn của mình một cách nhanh chóng vì tôi hiểu cùng một thời gian công sức đó tôi có thể tạo ra nhiều giá trị khác.
Làm thế nào để giành lợi thế cạch tranh cho sản phẩm hay dịch vụ của mình
Điều đầu tiên, bạn không cần phải là người tạo ra xu hướng mới hay tiên phong về một sản phẩm mới. Điều đó rất phươu lưu, các số liệu thống kê đều cho thấy, cơ hội thành công của người tạo ra xu hướng là 0,1%. Số thành công lại đến từ những người cải tiến những sản phẩm cũ để đáp ứng những nhu cầu mới của khách hàng.
Điều đó có nghĩa là bạn phải phát hiện được nhu cầu mới của khách hàng và tìm cách đáp ứng nó, cũng là không khó nếu bạn biết những điều sau đây về khách hàng
Khách hàng mong muốn:
Về chất lương: khách hàng muốn sản phẩm tốt hơn, bền hơn, sử dụng được lâu hơn và an toàn cho sức khoẻ của họ
Về công dụng: khách hàng muốn những sản phẩm cho họ tiện lợi hơn, nhiều chức năng hơn, đẹp hơn, đa dạng hơn về mẫu mã hay chủng loại, tích hợp được nhiều chức năng trong một sản phẩm
Về lợi ích: khách hàng muốn những sản phẩm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện năng hay quy trình vận hành. Hay nói đơn giản hơn mang lại sự tiện dụng và tiết kiệm chi phí
Về giá: khách hàng muốn mức giá phù hợp với giá trị họ nhận được. Giá là một ưu tiên cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn chấp nhận trả mức giá cao nếu sản phẩm đó giải quyết nỗi bức xúc, nỗi lo cua họ.
Ví dụ: những người bi bệnh tiểu đường sãn sàng trả mức giá cao hơn để mua các loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ của họ.
Vậy thì nếu bạn muốn tìm lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm hay dịch vụ của mình hãy tìm cách đáp ứng các nhu cầu và giải Pháp giải quyết những lo lắng, bức xúc của khách hàng.