Để làm rõ mệnh đề “Cầu nối giữa lập trình viên và khách hàng” thì xin mời các bạn đọc bài.
Đầu tiên mình sẽ giải thích về công việc Business Analyst này, và cho các bạn biết học gì mới có thể làm công việc này. Cùng ATP Software tìm hiểu nào!
Business Analyst là gì?
Business Analyst (BA) là người sẽ có rất nhiều giải pháp cho yêu cầu của khách hàng, không phải các vấn đề cũng được giải quyết bằng giải pháp phần mềm. Một cái tên khác để gọi chức vụ này là chuyên viên “Phân tích nghiệp vụ”.
Công việc chính của Business Analyst gồm:
- Làm việc với khách hàng để nhận yêu cầu
- Đưa thông tin này đến với team làm việc (developer, QC) và cùng thảo luận làm việc
- Quản lý document (tài liệu về yêu cầu của khách hàng, công việc của team nội bộ)
Và vị trí Business Analyst thường có trong mô hình làm việc Agile Scrum.
Liệu vậy có cần học Công nghệ Thông tin để trở thành Business Analyst không?
Câu trả lời là “KHÔNG” bạn nhé!
Dù bạn đến từ bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào, thì việc trở thành một chuyên viên Phân tích nghiệp vụ không phải là điều không thể. Và thực tế, có rất nhiều BA không xuất thân từ Công nghệ Thông tin – CNTT nhưng lại phát triển rất nhanh trên con đường này.
BA chính là “cầu nối”, là “thông dịch viên” giữa bộ phận CNTT và hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp. Do đó, ngoài những kỹ năng “hành nghề” cần thiết, thì một người làm Business Analyst cần có kiến thức về lĩnh vực của cả hai bên để có thể thực hiện tốt công việc của mình.
BA sẽ chịu trách nhiệm phân tích nhu cầu của khách hàng, các hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp để tìm hiểu và đề xuất phương pháp giải quyết phù hợp. Họ giúp cải thiện quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu chi phí hoạt động, tận dụng hiệu quả tối đa nguồn lực mà doanh nghiệp cho phép và họ sẽ là người “chăm sóc khách hàng” tốt hơn.
Nếu bạn làm việc lâu trong nghề Business Analyst, bạn sẽ có cơ hội cọ xát với nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính điều này sẽ giúp bạn tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân, giải quyết công việc hiệu quả hơn, đồng thời giúp bạn phát triển nhanh hơn trong nghề.
Thu Hà – Tổng hợp
Xem thêm:
7 bước để tìm kiếm ước mơ nghề nghiệp của bạn và làm cho sự nghiệp đó thay đổi
TOP 7 nghề nghiệp trong Ngành marketing online mà người xin việc làm cần nắm rõ
TỔNG HỢP GỢI Ý KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG TRÊN FACEBOOK – HƠN 30 NGÀNH NGHỀ
Top 9 ngành nghề giúp bạn tạo nên sự khác biệt và thu nhập khủng
10 Ngành Nghề Kinh Doanh Giúp Bạn Trở Thành Tỷ Phú Nhanh Chóng