Kiếm soát nhân viên luôn là vấn đề nan giải của nhiều doanh nghiệp hiện tại, nhưng đa số những doanh nghiệp đó quản trị nhân sự bằng niềm tin nên không đặt nặng vấn đề là nhân viên đó có làm việc hiểu quả hay không. thường thì họ chỉ cần nhìn vào kết quả mà người đó làm được để đánh giá năng lực làm việc. Vậy phải làm sao? Dưới đây là 4 gợi ý của mình và đang áp dụng ngay trên chính doanh nghiệp của mình, mong rằng có thể giúp đỡ mọi người tỏng việc giám sát nhân viên mà không giám sát.
1. Đề cao năng suất làm việc thay vì quản lý hoạt động hàng ngày tại công ty
Thay vì kiểm soát phương thức làm việc hàng ngày của nhân viên tức xem họ làm gì từng giờ từng phút, bạn chỉ nên quan tâm đến kết quả làm việc đạt được ra sao bởi lẽ ai cũng cần có những giây phút nghỉ ngơi. Nếu họ vừa kết hợp nghỉ ngơi lướt Facebook để vui vẻ lại vừa xử lý tốt mọi công việc bán hàng thì chắc chắn sẽ tuyệt vời hơn nhiều so với đứng lỳ cả ngày ở công ty mà chẳng làm gì tạo ra doanh thu phải không?
Ví dụ điển hình cho trường hợp này chính là từ Stephan Aarstol, tổng giám đốc của Tower Paddle Boards. Ông đã chuyển sang chế độ làm việc 5 giờ/ngày thay vì 8 giờ/ngày trong suốt 4 tháng mùa ấm bởi ông tin rằng điều này buộc nhân viên học cách tối ưu cách làm việc, sáng tạo hơn để giảm 80% thời gian lãng phí, tăng gấp đôi tỷ lệ thực sự giải quyết công việc, đồng thời giúp nhân viên vui vẻ, hạnh phúc vì có nhiều thời gian giành cho gia đình, bạn bè hơn.
Sự chú trọng vào năng suất thay vì thời gian và giám sát nhân viên này đã giúp Công ty tạo ra 70% doanh thu cho cả năm chỉ trong 3 tháng và thu hút những nhân sự tài giỏi vào cho Công ty.
Xem thêm: Kỹ năng quản trị nhân sự dành cho các nhà lãnh đạo cấp cao
2. Tìm hiểu nhu cầu của nhân viên thay vì áp đặt họ
Nhu cầu của mỗi người là khác nhau, ví dụ với một người đã có kinh nghiệm họ sẽ mong chờ vị trí, nhân viên trẻ lại ước được học hỏi và rèn luyện, phụ nữ có gia đình sẽ có nhu cầu về thời gian nhưng chưa có gia đình lại cần tiền bạc để chăm sóc làm đẹp. Đối với công việc cũng vậy, ai cũng có định hướng chẳng giống người kia.
Vậy nên thay vì đào tạo và ép họ theo kiểu “1 cho tất cả” hãy thường xuyên tâm sự để tìm ra nhu cầu thực sự của nhân viên. Điều này sẽ giúp bạn phân đúng người đúng việc, giảm sai sót, đồng thời tạo niềm vui, sự hứng thú, động lực cho nhân viên phát triển.
3. Quản lý sát sao nhưng khiêm tốn.
Quản lý sát sao là điều cần thiết, bởi nếu bạn chểnh mảng sẽ không kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong nội bộ. Ắt hẳn không ít người rơi vào trường hợp bất hòa giữa các nhân viên hoặc quản lý cấp trung với nhân viên dẫn đến tình trạng nghỉ một loạt hay đơn giản là gian dối, lơ là trong công việc khiến doanh thu bị sụt giảm.
Tuy nhiên quản lý là cả một nghệ thuật bạn không nên thực hiện chức trách của mình một cách hách dịch như thường xuyên soi xét, yêu cầu họ nói cho mình biết họ làm gì, hãy khiêm tốn hơn trong cách nói chuyện. Chỉ có gần gũi như vậy họ mới sẻ chia với bạn nhiều hơn từ đó dễ dàng đưa ra cách giải quyết.
4. Sử dụng bằng phần mềm thay vì theo sát hoạt động của nhân viên liên tục.
Chắc có lẽ bạn sẽ cảm thấy lạ lùng bởi phần mềm thì chỉ quản lý bán hàng làm sao quản lý được nhân viên đúng không? Nhưng sự thực không như bạn tưởng, với các chức năng phân quyền, báo cáo doanh thu, thông báo hoạt động bán hàng bạn sẽ dễ dàng biết được nhân viên nào đang tích cưc làm việc, ai là người gian dối muốn tạo đơn hàng rồi hủy đi để “chôm” tiền và rất nhiều tiện ích khác. Thật tuyệt vời đúng không?
Dùng thử miễn phí: https://winerp.vn/
Tổng đài hỗ trợ