Mình biết đây là một chủ đề khó khăn, nhưng nếu chúng ta nhìn lĩnh vực kinh doanh của người khác thì cách nhìn đó rất khách quan và hy vọng rằng chúng ta có thể giúp nhau gia tăng giá trị cho khách hàng của mình.
Để cho mọi người dễ hiểu ý định, mình xin chia sẻ câu chuyện về những cách gia tăng giá trị cho khách hàng mà những công ty hoặc các doanh nhân đã thành công họ làm. Tất nhiên, chúng ta không thể làm y hết như họ vì như vậy thì chúng ta mới chỉ gần bằng họ chứ chưa gia tăng được gì.
Hy vọng qua đây chúng ta có thể chia sẻ với nhau để giúp nhau gia tăng giá trị cho khách hàng của mình.
Câu chuyện : Thức ăn nhanh
Trong ngành dịch vụ ăn uống, người ta cạnh tranh với nhau về độ ngon (rất khó cho khách hàng mới nhận biết), về tính độc đáo, về không gian, về cảm giác sang trọng… Nhưng những người đầu tiên làm nên mô hình ăn nhanh nhận thấy rằng chi phí cửa hàng là một chi phí rất lớn. Thời gian người ta đến ăn chỉ trong vài khoảng thời gian nhất định (bữa trưa) nhất là ở những nước công nghiệp người ta nghỉ trưa khá ngắn nên lúc có người đến ăn thì lại quá đông trong những lúc khác thì lại vắng. Nếu mở cửa hàng lớn thì tiền thuê nhiều, nhân công làm việc quá cật lực trong giờ cao điểm trong khi lại quá rỗi rãi lúc các giờ khác. Những chi phí đó làm cho rất khó để giảm giá để cạnh tranh.
Lúc đó, người ta nhận thấy rằng làm sao cho khách hàng phải chờ càng ít càng tốt thì cùng một diện tích sẽ phục vụ được nhiều khách hàng hơn, và nếu làm cho khách hàng ăn nhanh hơn rồi về thì họ cũng còn phục vụ được nhiều khách hàng hơn nữa, và nếu khách hàng đến mang thức ăn rồi đi luôn thì họ lại còn phục vụ được nhiều hơn thế nữa. Phục vụ được nhiều khách hơn trong khi chi phí không tăng thì họ có thêm nhiều lợi nhuận và họ có thể giảm giá để cạnh tranh tốt hơn và kiếm nhiều khách hàng hơn.
Vậy làm sao để phục vụ khách được nhanh hơn? Làm thế nào để khách ăn nhanh hơn?
Khi đó họ mới nghĩ cách chuẩn hoá thức ăn lại, thay vì có thể có nhiều món thì người ta chỉ để ít món thôi cho khách hàng chọn cho nhanh, các món làm dạng bánh mỳ để sản xuất cho nhanh chỉ cần ủ nóng, để khách hàng ăn nhanh họ cho kèm một cốc nước ngọt để nuốt bánh mì cho trôi nhanh… và rất nhiều cải tiến khác. Thậm chí họ còn quan sát và nhận thấy mỗi người cũng không uống được quá nhiều nước nên họ để cho mọi người tự rót nước để tăng tốc độ phục vụ. Ngoài ra họ cũng cổ suý văn hoá tự lập, lịch sự để mọi người ăn xong tự dọn đồ và xếp khay đúng chỗ… Như vậy chi phí phục vụ giảm xuống do cần ít nhân sự hơn, cần ít không gian hơn, phục vụ được khách hàng nhanh chóng và nhiều hơn nên họ có thể giảm giá cho khách hàng nhiều hơn. Khách hàng được lợi nên đến với họ nhiều hơn. Và ta thấy có rất nhiều tỷ phú thức ăn nhanh.
Như vậy trong ngành phục vụ ăn uống, người ta đã cải tiến bằng cách tăng tốc độ để phục vụ nhiều khách hàng hơn, nhờ đó họ có thể phục vụ được nhiều người hơn. Từ đó ngành công nghiệp thức ăn nhanh lớn hơn ngành truyền thống rất nhiều lần.
Ngày nay không chỉ ăn nhanh mà người ta còn uống nhanh, hãy xem Starburg, Highland, Mc Donal, KFC, Burger King,… Thậm chí các món cơm của chúng ta cũng học cách nhanh nên có cơm hộp, cơm phần, cơm đĩa…
Nguyên Phong – ATP Software
Tổng hợp và edit
Bài viết có thể bạn quan tâm :
3 ý tưởng kinh doanh hái ra tiền hot nhất hiện nay
50 kinh nghiệm kinh doanh khởi nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng cafe
4 bí quyết kinh doanh hàng xách tay cho các mẹ