Hẳn nếu bạn là một người làm kinh doanh hay marketing đã khá quen thuộc với CRO hay tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Đây là việc bạn cố gắng tối ưu các thành phần để khiến tăng tỷ lệ người dùng hướng tới mục tiêu cuối cùng của bạn (Thường là mục tiêu bán hàng). Trong bài viết này, tôi sẽ nhắc nhiều hơn đến CRO trong Website, bạn cũng có thể áp dụng nó cho các kênh khác vì về cơ bản đây cũng chỉ là hoạt động đo lường, đánh giá và tối ưu.
Một số thuât ngữ khác bạn cần phải biết trong CRO
CTR: Click through rate (CTR) – tỷ lệ nhấp chuột là tỷ lệ người xem click vào đường link hay mẫu quảng cáo. Đây là thang đo cơ bản cho thành quả của các chiến dịch quảng cáo hiển thị. Đặc biệt, chỉ số này còn cho biết tính hiệu quả của nội dung trong trang đích đến (landing page) của bạn. CTR = (Click / Impression)*100
CR: Conversion rate (CR) – chỉ số đo việc những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự khi họ mua một món hàng hay dịch vụ của bạn. CR = (Conversion/Visits)*100
ROI: ROI (Return on Investment) – Tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí bạn đầu tư. ROI = (Gain from Investment – Cost of Investment) / Cost of Investment
UI/UX: UI/UX là cách gọi tắt của User Interface (giao diện người dùng) và User Experience (trải nghiệm người dùng)
4 Cách giúp tối ưu CRO thông dụng
Chắc hẳn bạn đã gặp cả trăm bài viết nói về vấn đề CRO hay tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi ngành hàng khác nhau, mỗi chiến dịch khác nhau sẽ có một thang đo và hướng tối ưu khác nhau. Do đó, bài viết này cũng chỉ là hướng dẫn cho bạn tham khảo và nếu phù hợp bạn có thể sử dụng trực tiếp trên website của mình!
>> Simple Page – Nền tảng thiết kế Landing page miễn phí
Liệt kê và sắp xếp mục tiêu bạn cần hướng đến
Có một khách hàng bán giày tìm đến công ty tôi, họ muốn chúng tôi giúp họ giảm tỷ lệ bounce rate trên website của họ? Tôi hỏi họ rằng: “Tại sao a lại muốn giảm tỷ lệ Bounce rate trong khi mục tiêu cuối cùng của anh là muốn khách hàng chỉ vào và bấm mua ngay sản phẩm của mình?”, kết quả là khách hàng này bối rối và không biết trả lời sao.
Đôi khi chúng ta chỉ lao đầu vào để tối ưu những chỉ số mà quên mất mục tiêu cuối cùng hướng đến. Vậy nên, bạn cần liệt kê ra các mục tiêu mà trang web bạn muốn đạt được, sắp xếp nó theo mức độ quan trọng và tối ưu theo mục tiêu.
Trang bị khả năng đo lường
Một CROer là người có khả năng đo lường và sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả. Việc thực hiện các chiến dịch mà không thể đo lường không khác gì bạn đang mò trong bóng tối. Một số công cụ đo lường vô cùng tiện lợi như Google Analytics, Google Console, …
Vd như với Google Console – 1 công cụ hoàn toàn miễn phí, bạn có thể đo lường luồng chuyển đổi từ khách hàng, một cách rõ ràng hơn là việc có bao nhiêu khách hàng vào trang sản phẩm của bạn, có bao nhiêu khách hàng từ trang sản phẩm qua trang thanh toán, có bao nhiêu khách hàng từ trang thanh toán qua trang cám ơn (Trang hiện ra sau khi đơn hàng hoàn thành). Đây chỉ là một trong nhiều chức năng siêu ngon của google analytics.
Liên tục thử nghiệm
Bạn cũng đã biết nút mua hàng “màu đỏ” có khả năng tăng gấp đôi tỷ lệ click mua hàng của khách hàng so với “màu xanh”. Tuy nhiên, làm sao để có thể tìm ra điều đó và làm sao để bạn chắc chắn rằng nó có hiệu quả với website của bạn. Câu trả lời là “thử nghiệm”.
Tôi thường hay chạy những chiến dịch banner cho khách hàng của mình trên hệ thống site của ATP Media. Tôi nhận thấy rằng, với hành vi người dùng luôn thay đổi theo từng giai đoạn và màu sắc có ảnh hưởng rất lớn đến việc mua hàng của khách hàng. Chẳng hạn với một banner son môi, nền hồng nhạt sẽ tốt hơn rất nhiều so với nền xanh dương.
Vậy hãy bắt tay với việc thử nghiệm và đề ra giả thuyết. Một thử nghiệm thành công là khi bạn làm rõ được 3 câu hỏi?
- Bạn muốn thay đổi điều gì?
- Bạn dự định sẽ thay đổi thế nào?
- Những tác động của việc thay đổi này?
Cải thiện trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng có ảnh hưởng rất lớn đến việc người dùng ở lại website của bạn. Người dùng sẽ chẳng muốn ở lại một trang web mà thời gian load quá lâu hay vào một trang web mà tràn ngập link quảng cáo.
Có rất nhiều cách tôi ưu trải nghiệm người dùng, tuy nhiên bạn nên đưa ra danh sách trang ưu tiên để cải thiện và cải thiện đúng với tính chất trang. Vd như trang thanh toán, bạn cần bố cục đơn giản, tốc độ load nhanh và dễ dàng thanh toán. Còn với trang sản phẩm, bạn cần thông tin đầy đủ, sản phẩm trực quan và rõ nét.
Kết luận
Đây là một số đúc kết của mình qua nhiều chiến dịch mà mình đã chạy và kiểm nghiệm. Mình nhận thấy rằng với CRO mình có thể tăng gấp 2-3 lần doanh thu mà không phải tốn thêm chi phí hay phải giảm giá thành sản phẩm đề bán. Đây thực sự là hướng đi khá tuyệt vời đối với các doanh nghiệp đã bắt đầu có chuyển đổi từ Website hay các kênh bán hàng khác. CRO không chỉ giới hạn ở Website, bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó cho kênh Facebook, Ads,….