Thị trường mục tiêu (target market) là phân đoạn khách hàng nhất định mà doanh nghiệp hướng tới, hay nói cách khác, thị trường mục tiêu là phần thị trường gồm có tất cả các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, và nhiệm vụ của doanh nghiệp chính là thu hút và làm thỏa mãn khách hàng từ phần thị trường đó.
Bài viết ngày hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp. Cùng lướt xuống bên dưới để tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Thị trường và thị trường mục tiêu
1. Thị trường:
Bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng và hiện tại đối với sản phẩm hay dịch vụ, liên quan đến đến các yếu tố có khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, mong muốn, nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi. Thị trường là nơi trao đổi giữa người bán và người mua, đem lại giá trị cho 2 bên.
2. Thị trường mục tiêu (target market):
Là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định phù hợp với hướng đi của từng doanh nghiệp. Nghĩa là, thị trường mục tiêu là phần thị trường trong đó tồn tại tất cả các khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải thực hiện các chiến lược để thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong phần thị trường này để họ trở thành khách hàng trung thành của mình.
Cách xác định thị trường mục tiêu
Yếu tố 1: Tính hấp dẫn của thị trường
Để đánh giá mức độ hấp dẫn của một phân khúc (thị trường), thường các CMO (giám đốc marketing) cần đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Quy mô của thị trường (tổng doanh thu, tổng sản lượng tiêu thụ, tổng nhu cầu)
- Tốc độ phát triển (tỉ lệ phần trăm phát triển hàng năm so với năm trước)
- Mức độ cạnh tranh (số lượng đối thủ và mức độ cạnh tranh)
- Quy mô khách hàng (sức mua của khách hàng)
Yếu tố 2: Lợi thế cạnh tranh tương ứng của doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh tương ứng của doanh nghiệp có nghĩa là năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong cùng một phân khúc (thị trường) đối với những tiêu chí quyết định chọn mua sản phẩm của khách hàng, chẳng hạn như:
- Chất lượng sản phẩm
- Dịch vụ khách hàng
- Bao bì
- Độ phủ của kênh phân phối
- Thương hiệu
- Hoạt động khuyến mãi
- Hỗ trợ kỹ thuật
- Hình thức và điều kiện thanh toán
- Đội ngũ bán hàng
Các bước xác định thị trường mục tiêu
Bạn có thể làm theo các bước sau để xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp của mình.
- Phân khúc thị trường: Phân khúc thị trường có lợi cho doanh nghiệp của bạn theo nhân khẩu học, địa lý và tâm lý học bên cạnh các mô phỏng hành vi của khách hàng.
- Xác định USP (Unique Selling Point:đặc điểm bán hàng độc nhất) của bạn: Đề xuất bán hàng độc đáo của bạn là điều phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh.
- Phân tích cơ sở khách hàng của bạn: Nếu bạn đã kinh doanh, cách tốt nhất để xác định thị trường mục tiêu của bạn là thu thập dữ liệu khách hàng và phân tích dữ liệu đó.
- Phân tích cơ sở khách hàng của đối thủ cạnh tranh của bạn: Các đối thủ của bạn hướng đến những đối tượng khác hàng nào? Họ bán sản phẩm của họ ở đâu?
- Phát hành MVP: Phát hành MVP (sản phẩm khả thi tối thiểu) là một cách thực hành tuyệt vời để xác thực các giả định của bạn về thị trường mục tiêu.
Các cấp độ của thị trường
Qua biểu đồ dưới đây thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy được rằng quá trình khách hàng trong thị trường tiềm năng để biến thành khách hàng chính thức của doanh nghiệp sẽ giảm dần, nó còn tùy vào chính sách và chiến lược marketing tiếp cận của doanh nghiệp.
Qua đó sẽ tạo lòng tin và giữ chân khách hàng, chính vì vậy việc làm cho khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức sẽ vô cùng khó khăn, doanh nghiệp có càng nhiều khách hàng chính thức thì doanh nghiệp đó càng thành công.
Kết
Trong thị trường rộng lớn và không ngừng mở rộng hiện nay, khán giả sẽ không lắng nghe trừ khi thông điệp có ý nghĩa với họ. Hiểu mục đích truyền thông và cách xác định thị trường mục tiêu sẽ cho bạn hiệu quả hấp dẫn đáng ngạc nhiên, điều mà hầu như mọi doanh nghiệp đều muốn có được.
Xem thêm: 10 cần lưu ý nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng Telesales hiệu quả hơn