Hàng loạt tài khoản người dùng Facebook đã bị cánh báo mã độc tấn công và phát tán đường dẫn (link) chứa mã độc hại đến danh sách bạn bè thông qua chương trình Facebook Messenger trên máy tính.
Có rất rất nhiều cách phát tán mã độc thông qua tin nhắn Facebook (Messenger) nhưng mình sẽ cập nhật 2 phương pháp tấn công và phổ biến nhất từng gặp :
- Người dùng bị ép cài tiện ích (extersion) vào trình duyệt
- Người dùng tải mã độc, spyware, trojan, keylog, malware về máy tính
1. Tổng hợp các phương pháp lây nhiễm
– Người dùng bị ép cài tiện ích (extersion)
Người dùng sẽ nhận được 1 tin nhắn với nội dung như trong ảnh, đại loại như là ” Hi A, tôi có làm 1 video tặng bạn….”.
Và người nhận rất dễ lọt bẫy và click vào để xem video, sau khi bấm vào thì sẽ xuất hiện giao diện video youtube (thực ra là trang fake, bạn có thể để ý qua domain trang này không phải là youtube.com), khi người dùng bấm vào xem thì sẽ bị ép cài 1 tiện ích vào trình duyệt
Khi đã bị cài tiện ích này vào trình duyệt rồi thì loại mã độc này lại tiếp tục phát tán tin nhắn đi cho tất cả bạn bè của nạn nhân như ảnh đầu tiên, tốc độ phát tán theo cấp số nhân vì loại mã độc này có toàn quyền xử lý thao tác trên trình duyệt của bạn
– Người dùng vô tình tải mã độc về máy tính
Ở phương thức này bước lây nhiễm và dính virus thì khá giống loại bên trên vì đều có 1 điểm chung là nhận tin nhắn từ bạn bè và click vào xem video.
Nhưng loại mã độc này nó còn nguy hại gấp cả trăm lần loại trên, nó có thể là : tiện ích ngầm (tự mở popup quảng cáo khi đang lướt web), keylock (tự động ghi lại thao tác chuột và bàn phím, nguy cơ lộ tài khoản ngân hàng – thẻ tín dụng – paypal… rất cao), malware – spyware (mối nguy hại tiềm ẩn cho máy tính của bạn, phát tán thông tin cá nhân lên internet, làm chậm máy tính…)
2. Giải pháp đề phòng và loại bỏ
- Không nhấn vào link lạ do bạn bè của mình gửi
- Kiểm tra trên máy xem đang có cài tiện ích lạ nào không, nếu không phải tiện ích mình cài thì bằng mọi cách phải gỡ ra bằng được (gõ chrome://extensions vào chỗ truy cập web rồi ấn Enter)
- Kiểm tra trên máy xem có phần mềm nào lạ không thì gỡ ra, tải các phần mềm gỡ cài đặt uy tín để quét sâu vào các thư mục của máy tính sẽ check ra các phần mềm cài đặt ẩn.
- Cài đặt các phần mềm diệt virus uy tín và trả phí (bản miễn phí chỉ toàn quảng cáo và diệt các loại virus cơ bản). Khuyến cáo : Kaspersky trả phí.
- Nâng cấp lên windown phiên bản 10 có tính năng protect chặn virus khá hiệu quả.
Mọi người share bài viết này cho bạn bè của mình tham khảo để phòng tránh trước khi trở thành nạn nhân chỉ vì không được phổ biến kiến thức sẵn.