Tạo lập vòng tròn niềm tin với những người trong cùng lĩnh vực kinh doanh là minh chứng cho một chiến lược phát triển sáng suốt.
Ít nhất đó là những gì Jerry Flanagan, nhà sáng lập và CEO công ty thu gom rác JDog Junk Removal & Hauling rút ra từ 10 năm hoạt động kinh doanh. Jerry bắt đầu công việc thu gom rác vào năm 2011, lúc đó chỉ có 2 vợ chồng ông. Vợ Jerry đảm nhận những công việc bàn giấy còn ông ngồi sau bánh lái chiếc xe tải đậu trong bãi đỗ xe Home Depot tìm kiếm mối việc tiếp theo. Giờ đây, Công ty thu gom rác JDog có hơn 200 công ty được nhượng quyền phục vụ trên 40 triệu cư dân Mỹ.
Chính niềm tin là thứ đưa công ty của Jerry Flanagan đi xa đến vậy: Niềm tin giữa những người làm kinh doanh và khách hàng của mình. Niềm tin giữa nhân viên trong cùng công ty. Và, niềm tin vào phương hướng hoạt động giúp các công ty được nhượng quyền mở rộng trên toàn quốc.
Mỗi doanh nhân sẽ có những ưu tiên riêng với các cơ hội hay quyết định. Nhưng với Jerry, ưu tiên hàng đầu là gây dựng chữ tín.
Làm thế nào để bạn thuyết phục được khách hàng tin tưởng ngay cả khi họ không nhìn thấy hay cảm nhận được sản phẩm? Để tạo dựng niềm tin nơi khách hàng trứơc tiên doanh nghiệp, cá nhân phải có niềm tin thực sự và sản phẩm, dịch vụ của mình, bởi vì những điều được lan toả từ trái tim thì thường rất dễ tới được trái tim của khách hàng
Sự thật thà
Khách hàng đánh giá cao sự trung thực khi làm việc với một công ty dịch vụ. Họ muốn một người bán hàng thẳng thắn về mọi vấn đề, xác định rõ điều gì là có thể và không thể. Đặc biệt, họ ấn tượng trước những nhân viên sẵn sàng trả lời rằng: “Tôi không có câu trả lời chính xác cho ông/ bà ngay bây giờ nhưng tôi sẽ có sau một tiếng ( hay một ngày ) sau”. Và tất nhiên sau đó, khách hàng nhận được lời giải thích đầy đủ từ nhân viên.
Sự chân thành
Sự chân thành không những mang đến niềm tin, sự ấm áp cho khách hàng mà còn là sợi dây vô hình “cột chân” họ lại với chúng ta. Vì sao ư: vì sự chân thành xuất phát từ cái tâm bán hàng. Có tâm kinh doanh, có thành công.
Nhân viên thân thiện và chuyên nghiệp
Khách hàng luôn muốn được phục vụ bởi một nhân viên có năng lực. Họ cần cảm thấy gặp ít rủi ro nhất khi làm việc với bạn. Do đó, bạn cần chứng tỏ khả năng của mình bằng kĩ năng giao tiếp, thuyết phục cũng như sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm.
Sự quan tâm
Khách hàng muốn bạn nắm được cảm nhận của họ. Bạn cần quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng, ngay cả về những vấn đề không liên quan tới sản phầm bạn muốn bán.
Đây thường là yếu tố bị nhân viên bỏ qua khi thuyết phục khách hàng dù nó là một nhân tố rất quan trọng. Dưới đây là một số lí do khách hàng cho rằng bạn không quan tâm tới họ:
- Bạn chỉ lắng nghe những điều mình có thể đáp ứng được chứ không phải là những điều quan trọng với khách hàng.
- Bạn nóng lòng tìm cách giải quyết trong khi chưa xác định rõ vấn đề của khách hàng là gì.
- Bạn không hiểu khách hàng.
Có thể nói sự quan tâm là yếu tố quyết định bạn có bán được sản phẩm hay không. Do đó, hãy đặt mình trong hoàn cảnh của khách hàng và chú ý tới cảm nhận của họ nhiều hơn.
Hãy cho khách hàng sự trải nghiệm
Ngay ở cái tên “sự trải nghiệm” chắc bạn cũng đoán ra được rồi. Tục ngữ có câu: “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một lần được thử”.
Ví dụ như ATPSOFTWARE luôn cho khách hàng trải nghiệm miễn phí các phần mềm trước khi mua => tăng lòng tin khách hàng về sản phẩm họ đang dự định mua, trải nghiệp sự chăm sóc tận tình.
Xung quanh ta rất nhiều ví dụ về điều này: ăn thử nho, ăn thử nhãn… trước khi mua. Quần áo thì được mặc thử, giày dép được mang thử. Nước hoa được dùng thử. Điện thoại thì được xài thử, thậm chí được đem về nhà xài thử cả tuần. Các phần mềm thì đều có bản dùng thử… Tất cả đó là sự trải nghiệm hay nói đơn giản hơn là dùng thử trước khi mua.
Khách hàng tốt nhất của bạn cũng luôn là những khách hàng tiềm năng nhất đối với đối thủ của bạn. Hãy làm họ thỏa mãn trước khi đối thủ của bạn làm điều này! Nếu ai đó có thể lấy được các khách hàng trung thành của bạn bằng việc cung cấp cho họ nhiều dịch vụ và ý tưởng hơn, đó chắc chắn là do họ đã làm mọi thứ đúng hơn bạn.
Khi bạn mất đi một khách hàng, bạn sẽ mất hai điều sau:
Tiền của họ
Cơ hội bán hàng (mất vào tay đối thủ)
Vậy tại sao bạn không hỏi khách hàng của mình ngay lập tức “Hãy nói cho tôi biết tôi đã làm gì cho bạn?”
Nguồn tham khảo: kynang.edu.vn
Hãy xem ngày Khóa học: Chiến Lược Kinh Doanh Hay Từ A – Z