Để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, chiếm thị phần lớn hơn, hạn chế việc đối thủ giảm giá, xem xét độ cạnh tranh của doanh nghiệp hiện tại nếu có một đối thủ khác nhảy vào “ăn chiếc bánh của mình” không ít nhiều doanh nghiệp đã tự tạo ra đối thủ của chính mình.
Ví dụ điển hình “ tạo ra đối thủ mới của chính mình”
Jackma – Alibaba tự tạo ra Taobao
Theo số liệu của Bloomberg, giao dịch trực tuyến trên các trang web của Alibaba đạt 1.000 tỷ trong 5 năm vừa qua. Hiện 80% thị trường mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc bị chi phối bởi tập đoàn Alibaba. Công ty này cũng là một trong những công ty công nghệ được định giá cao nhất thế giới khi huy động thành công 25 tỷ USD cho đợt IPO tại Mỹ vào năm 2013.
Để làm được thành công này, Alibaba không chỉ có … Alibaba. Với 3 trang web chính gồm Taobao, Tmall và Alibaba.com, hệ thống của công ty này bao trùm các nền tảng từ khách hàng tới khách hàng (C2C), doanh nghiệp tới khách hàng (B2C), doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) và như mua theo nhóm.
Thực ra ban đầu Taobao không ai biết đến là của Jackma âm thầm tạo ra để cạnh tranh trực tiếp với Alibaba, điều này là đi trước nhảy vào thị trường hạn chế những doanh nghiệp khác nhảy vào thực hiện mô hình C2C. Khi Taobao đã phát triển mạnh mẽ thì thị trường C2C sẽ bổ trợ cho Alibaba phát triển mạnh mẽ hơn.
2. ATPSOFTWARE
Năm 2017-2019 ATP software đã cho ra đời Alsoft.vn cũng dựa trên thị trường ngách thị trường Social, cũng sản xuất ra những phần mềm giống như nền tảng ATP, hoạt động xây dựng giống như Atpsoftware (xây dựng cộng đồng, xây dựng thương hiệu, website, kéo traffic) nhưng sau 1 năm tồn tại thì Alosoft.vn vẫn không đứng vững được, và hiện tại đang là ATPSOFTWARE. Nhưng những nền tảng của Alosoft.vn hiện tại vẫn đang có traffic, vẫn có doanh số, vẫn có khách hàng, nhưng nó về ATP
Thì điều đó cho thấy là đối thủ dù có copy theo mô hình kinh doanh như ATP hiện tại, giá thấp hơn, nhưng độ lớn mạnh, phát triển, theo kịp nhu cầu khách hàng vẫn không thể đuổi kịp công ty lớn hơn => Tạo ra đối thủ của chính mình chính là nghiên cứu, xác định 1 phần của đối thủ cạnh tranh.
Heineken mua lại Tiger
2012 Heineken cuối cùng cũng có được thương hiệu Tiger, đồng thời sở hữu thị phần đồ uống khổng lồ, trải dài từ Mông Cổ tới New Zealand. Nhưng thương vụ mua lại này Heineken vẫn giữ lại công ty Tiger làm một công ty độc lộc (Dưới quyền mình quản lý) vì bản chất thị trường mà Tiger đang nắm giữ khá lớn và Heineken cũng vậy , nên khi khách hàng chọn bia sẽ chọn một trong 2 hoặc 2 nước bia khác, thì khi đó việc lựa chọn giữ lại thương hiệu Tiger sẽ có lợi hơn cho Heineken. giống như nếu không chọn Heineken thì sẽ chọn Tiger, nếu sáp nhập thành Heineken thì sẽ chọn Heineken và 1 nước uống khác.
=> Thị phần lớn và gần như bao thị trường Bia
Kết luận
Hy vọng nhiều keyword hay cho những ai đang làm doanh nghiệp, nhưng lưu ý rằng phải xem xét nguồn lực, thị trường, nghiên cứu động cơ đối thủ mới tạo ra được, vì đối thủ đôi lúc không như chúng ta nghĩ, phải xem xét nguồn tài chính của công ty, độ rộng của thị trường thì làm mới thành công được, và bền vững được.
Hãy xem ngày Khóa học: Chiến Lược Kinh Doanh Hay Từ A – Z
Ngọc Nguyễn – ATPSOFTWARE