Là một người dùng facebook lâu năm chắc hẳn bạn đã gặp 1 số bài viết đề xuất facebook, bài viết của một người không quen biết xuất hiện trên facebook của bạn với lượng tương tác khủng. Còn bạn đăng bài thì flop không có ai tương tác. Phần lớn người dùng đều không nắm chính sách đề xuất bài viết của facebook, cùng mình tìm hiểu về chính sách này nhé!
NGUYÊN NHÂN KHIẾN CÁ NHÂN FACEBOOK TƯƠNG TÁC KÉM, ÍT NGƯỜI QUAN TÂM.
(Thông tin mình tham khảo từ trang chính sách của Facebook)
——
Sau gần 1 năm được Facebook gỡ “gậy tương tác” nên mình viết bài này chia sẻ lại cho những anh/chị/em đang gặp vấn đề khi viết bài mà lượng tương tác thấp hoặc không có tương tác.
**Nguyên nhân mình bị 1 gậy tương tác năm ngoái (mà còn là gậy ẩn nữa nên không hề biết): mình chia sẻ 1 link mạng xã hội khác trên nền tảng này, mà nội dung của video đó chứa bản quyền. Thói quen thấy video nào hay thì thường mình hay thả link vào 1 post để chế độ riêng tư (nội dung đó là video của 1 bạn khá nổi tiếng, bạn này diễn hài duyên, độc lạ, mình ấn tượng nên lưu lại để xem). Không hề có thông báo nào từ nền tảng cho thấy mình đã vi phạm.
Tài khoản của mình đã xác định là dính lỗi vi phạm: chia sẻ nội dung bản quyền của bên khác.
***Cách để kiểm tra án phạt từ nền tảng: tài khoản nên bật chế độ chuyên nghiệp (Professional Mode), sẽ có mục “đề xuất cá nhân” bên trong. Nếu có vi phạm gì sẽ được thông báo.
======
Facebook định danh trang cá nhân, fanpage, group, sự kiện là những thực thể trên nền tảng của họ (Entity). Chính vì vậy khi đăng tải nội dung lên nền tảng thì phải tuân thủ các quy tắc của nền tảng & luật pháp của quốc gia hiện hành.
Những lưu ý cơ bản nhất khi đăng tải nội dung lên nền tảng nếu muốn được đề xuất facebook & không dính vi phạm:
1. Nội dung không được “nhạt”: để tiến bộ kỹ năng này cần thời gian & rèn luyện thói quen viết lách mỗi ngày. (kinh nghiệm cá nhân, không phải từ chính sách nền tảng)
2. Giữ thói quen thường xuyên tương tác với bạn bè, để 2 bên thường xuyên thấy bài của nhau. Những tài khoản không có tương tác thì không nên giữ lại, thường xuyên có động thái lọc tệp (kinh nghiệm cá nhân, không phải từ chính sách nền tảng)
3. Nội dung không kêu gọi tương tác giả: lỗi này mình thường rất hay mắc phải vì trong cuối mỗi bài viết đều đặt CTA (đúng mục đích mình muốn nhưng lại là vi phạm)
4. Nội dung chia sẻ thông tin đã được cấp phép bản quyền
5. Nội dung nhạy cảm, quảng cáo về các chủ đề sức khoẻ/ tài chính: khi nền tảng xác định thực thể là bạn – không phải là chuyên gia về chủ đề đó thì các nội dung bạn chia sẻ sẽ có nguy cơ sai lệch thông tin, dẫn tới nhận thức người dùng bị thay đổi theo.
6. Nội dung mang tính chất tặng quà, câu view: khả năng là các minigame sẽ bị vi phạm nếu có CTA người dùng.
7. Nội dung có chứa liên kết đến các trang web chất lượng thấp: dựa vào đâu để nền tảng xác định trusted domain thì mình cũng không rõ, cần thận trọng khi đưa liên kết vào bài viết.
8. Các phát ngôn nhắc đến 1 nhân vật, sự kiện, sự việc chưa được xác minh hoặc được bảo hộ về bản quyền. Ví dụ: nhận định về 1 người nổi tiếng trong 1 sự việc nào đó mà báo chí chưa đưa tin cũng có nguy cơ bị tính là vi phạm (ae đừng bắt trend nhắc đến drama người nổi tiếng nhé).
9. Một số lỗi không vi phạm nhưng nền tảng sẽ hạn chế đề xuất.
10. Nội dung copy từ nguồn nào thì ghi nguồn cuối bài viết hoặc tốt nhất là đưa cả link vào.
Thông tin này được mình tham khảo từ trang chính sách của Facebook nên anh/em có thể yên tâm về chất lượng nội dung.
Đúng là chuyện gì cũng phải trải qua thì mới có kinh nghiệm được.
Tổng kết
Bạn còn thắc mắc gì về đề xuất facebook hay làm sao để bớt flop khi đăng bài thì tham khảo chính sách đề xuất của facebook theo link dưới đây để nắm rõ hơn.
Link chính sách: https://m.facebook.com/help/1257205004624246