Facbook là một kênh tiếp cận khách hàng tuyệt vời cho hầu hết những ai đang muốn kinh doanh hay PR cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng sẽ thành công trong việc sử dụng kênh social này. Với bài viết dưới đây, tôi sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm thực chiến “triệu đô” mà đội ngũ và khách hàng của tôi đã và đang áp dụng mang lại hiệu quả. Bắt đầu nhé!
Bắt đầu với việc nắm bắt thuật toán facebook
Module 01: Profile cá nhân (Trang cá nhân)
Phần 1: Hiểu thuật toán
– Những bạn bè mới kết nối, sẽ được ưu tiên và chắc chắn hiển thị nội dung trên newfeed (vậy nên những lúc kết nối danh sách bạn bè mới, bạn sẽ thấy profile mình có tương tác khá tốt, nhưng dần dần lại về ~0 dù danh sách đã đầy 5000 bạn).
– Facebook chỉ ưu tiên hiển thị với những friend-friend có tương tác với nhau theo tầng suất nhất định (theo mình dự đoán là ở số lượng khoảng 10post gì đó liên tục mà không tương tác với nhau thường sẽ mất hút trên tường).
– Những profile có ít kết nối, thường sẽ luôn thấy nội dung của bạn. Những profile >1000 kết nối, bạn có thể sẽ mãi không nhìn thấy nhau dù đã là bạn bè.
– Một tương tác nhỏ như inbox, chọc,… sẽ giúp bạn “tìm lại được nhau” trên newfeed…
– Nếu 1 người bạn chung nào đó tương tác với post của friend đã lâu bạn không thấy trên newfeed, thì lần này bạn sẽ được thấy post đó (đây là lý do vì sao yếu tố cộng hưởng xảy ra và các post có nội dung tốt thường có reach rất cao. Điều này cũng xảy ra tương tự với những người follow nick của bạn…
– Trung bình số lượt like X 10-15 lần sẽ ra số lượng người thấy post. Tức post có 500 like thì lúc này sẽ có khoảng 5000-7000 người thấy post của bạn…
– Việc bạn đi like hay cmt post của bạn bè, thì không có nghĩa là reach của bạn lúc này sẽ tăng và bạn bè đó sẽ thấy bạn trên newfeed. (Bạn làm điều này chỉ là tăng nhận diện và đôi khi “kích cầu” người bạn đó vào tường của bạn để xem).
– Những nhóm bạn bè chủ động search và truy cập tường bạn đọc thông tin, cũng được xem như là 1 tương tác và sau đó sẽ được ưu tiên hiển thị trên newfeed…
– Những user ít kết nối (tức ít bạn hay kiểu mới sài FB), chỉ cần friend của họ like post của bạn, thì họ cũng sẽ thấy trên newfeeds. (Đây là thuật toán “lý tưởng” của cái thời hoàng kim cách đây 3-4 năm… còn bây giờ khi kết nối các profile tăng lên thì chúng ta sẽ khó tìm thấy nhau hơn…).
Phần 2: Hành vi tương tác
– Đa số mọi người rất “lười đọc”, vậy nên trên profile cố gắng viết nội dung ngắn là sự ưu tiên.
– Đa số mọi người ghét quảng cáo, vậy nên hãy thường xuyên chia sẻ cho giá trị để mọi người thích bạn hơn hoặc có thể viết những nội dung quảng cáo để đời…
– Đa số mọi người “lười tương tác”, vậy nên hãy “kêu gọi họ tương tác” trong nội dung dù nó hơi phiền phức…
– Đa số mọi người không muốn mất thời gian, vậy nên bạn cần tôn trọng điều này và chỉ nên chia sẻ những nội dung giá trị với người đọc.
– Đa số mọi người sẽ không đọc và không tin những người làm không có kết quả, vậy nên bạn hãy cố gắng nỗ lực làm có kết quả và chia sẻ lại những điều mình thực sự trải nghiệm và làm được.
– Đa số mọi người hay online ở những khung GIỜ VÀNG, vậy nên bạn cần nắm rõ để post bài vào thời điểm đúng để có tương tác…
– Đa số mọi người cũng thích xem ảnh, video và livestream. Vậy nên hãy lồng ghép những loại nội dung này để phục vụ họ…
– Đa số mọi người thích tương tác ngược lại, vậy nên hãy tương tác với friend list thường xuyên nếu như bạn không muốn họ “cạch mặt” bạn.
– Đa số mọi người không thích than vãn và thông tin tiêu cực, vậy nên hãy cố gắng kìm chế và để các post tiêu cực của bạn ở chế độ “only me”.
– Đa số mọi người không thể tương tác với all các post của bạn, vậy nên đừng quá “tra tấn” mà post nội dung liên tục, hãy “kìm chế ham muốn sống ảo” của bản thân mà chỉ nên post mỗi này 1 post là đẹp…
– Ai cũng thích điều mới mẻ, hay luôn update kiến thức, chia sẻ những điều mới, những quan điểm trong cuộc sống, những thứ tích cực và có lợi có người đọc. Đừng làm “rác” Facebook là được…
– Những người không thích bạn, không thích nội dung bạn chia sẻ, họ cũng sẽ không bao giờ tương tác với các post của bạn. Lời khuyên là hãy lọc bạn bè và “chia tay” với những người bạn này…
Module 02: Fanpage bán hàng
Phần 1: Hiểu thuật toán
– Những đối tượng thích trang của bạn, thì có thể sẽ thấy bài viết từ Fanpage của bạn. Tỉ lệ này giao động mở mức (5 – 20%)
– Những đối tượng từng inbox cho Fanpage cũng có thể thấy bài viết của Fanpage. (cái này mình chưa đo lường được).
– Những đối tượng từng like, comment, share post cũng có thể thấy bài viết của Fanpage.
– Fanpage càng có lượt follow nhiều hơn lượt Like, reach sẽ tốt hơn.
– Fanpage có nhiều inbox sẽ có tương tác tốt hơn.
– Fanpage có nhiều đánh giá sẽ có tương tác tốt hơn.
– Fanpage có nhiều checkin sẽ có tương tác tốt hơn.
– Fanpage có lượt phản hồi tin nhắn nhanh chóng sẽ có tương tác tốt hơn.
– Fanpage có nhiều lượt ghé thăm sẽ có tương tác tốt hơn.
– Fanpage có liên kết với nhóm, cộng đồng sẽ có tương tác tốt hơn.
– Fanpage chịu khó like, reply comment của Fan sẽ có tương tác tốt hơn.
– … nhờ anh/em chia sẻ & bổ sung thêm
Phần 2: Hiểu hành vi
– Một người có thể thích nhiều Fanpage, miễn là họ thấy Fanpage đó có ích, muốn lưu lại & gửi cho ai đó sau này
– User hiện nay ít khi tương tác với Fanpage, vì thế hãy điều hướng họ inbox cho Fanpage là phù hợp nhất
– Lợi thế của một post nhiều reach là có call to action #tag bạn bè, họ thích điều đó
– Nhiều người họ có thói quen lưu post, lưu video của Fanpage để xem lại hoặc lưu thông tin =>> hãy tạo ra nội dung hữu ích & giá trị với Fan của mình
– Thông thường, để một user có tính tương tác với 1 post hay nội dung Fanpage thì cần cho họ một lý do đủ lớn, nhiều lý do thì họ càng tương tác nhiều hơn
– Tạo cho Fanpage có nhiều Fan cứng, ai mà chẳng thích được tặng quà hay được minigame khi họ là Fan cứng
– Nội dung “mặn mòi” & theo trends hầu hết các độc giả, fan nào cũng có hành vi thường xuyên tương tác
– … Sẽ update trong tương lại (nhờ ACE bổ sung thêm)
Module 03: Group – cộng đồng
Phần 1: Hiểu thuật toán
– Bài viết của quản trị viên, kiểm duyệt nhóm sẽ được ưu tiên hơn so với thành viên.
– Trung bình một cộng đồng, nhóm, hội chợ có lượng tương tác tốt thì có đến 50 – 80% thành viên nhóm thấy các bài viết từ nhóm.
– Facebook sẽ ưu tiên hiển thị bài viết từ Profile, Group sau đó đến Fanpage. Vì thế Group được Facebook khá ưu ái. (các bạn hoàn toàn có thể thấy điều này đúng không).
– Thành viên của nhóm, chưa chắc thấy bài viết của nhóm. Có thể họ được add bằng một ai đó.
– Nếu bài viết của nhóm có reach tốt, bạn bè của họ hoàn toàn có thể thấy nếu họ like, comment trên các bài viết đó.
– Nhóm có liên kết với Fanpage sẽ có tương tác tốt hơn.
– Nhóm có liên kết với nhóm khác sẽ có tương tác tốt hơn.
– Các nhóm mới có thành viên mới sẽ được ưu ái hiển thị hơn.
Phần 2: Hiểu hành vi
– Giờ group – cộng đồng Facebook rất nhiều. Hầu hết mọi người đều biết, hãy làm group hay cộng đồng với cái “tâm” thật sự.
– Ai gia nhập group – cộng đồng cũng đều cần một lý do nào đó: tự tìm kiếm, bạn bè giới thiệu, Facebook gợi ý, … hãy biết điều này để làm tốt thuật toán & xây dựng cộng đồng
– Ai cũng muốn được “thể hiện bản thân – khoe của”, hãy tạo ra các content, cộng đồng phù hợp hay tạo ra sân chơi cho họ
– Hầu hết ai cũng “lười nghĩ”, hãy thay member làm điều đó bằng cách: tạo ra các gợi ý, các post tổng hợp hoặc checklist
Bắt đầu bán hàng với việc tìm kiếm khách hàng trên Facebook
Bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình ở đâu? Với những cách tôi đưa ra dưới đây, ai cũng làm được, dù là người mới bán hàng qua Facebook.
Cách 1: Search trên Google các từ khoá liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Lúc này sẽ hiện ra các Website theo từ khoá đó, bạn cứ liệt kê ra khảng 5 – 10 thương hiệu khác nhau. Sau đó vào Website của họ, tìm kiếm Fanpage mà họ liên kết trong Website.
Lúc này bạn đã danh sách khách hàng tiềm năng của mình. (Danh sách là các Fanpage: những ai thích trang, tương tác với trang bạn đều có thể tiếp cận họ).
Lưu ý: ở đây, không nhất thiết là bạn phải tìm các thương hiệu đối thủ của mình. Cách mà tôi gợi ý là bạn có thể target đến tệp khách hàng tương tự.
Cách 2: Tìm kiếm khách hàng theo nhân khẩu học
Cách này hiện tại Facebook đang hạn chế tìm kiếm theo Graph Search. Với cách này bạn có thể tìm kiếm khách hàng theo: ngành nghề, nơi làm việc, chức vụ, … đây cũng là cách mà tôi thường xuyên áp dụng hay rất nhiều người áp dụng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình trên Facebook.
Dùng Simple Graph của ATP (bản mới nhất, liên hệ trang chủ để được hỗ trợ)
Cách 3: Tìm kiếm danh sách hội nhóm theo từ khoá bất kỳ.
Cách này áp dụng thanh search của Facebook. Đối với ngành nghề, sản phẩm nào đó thì cũng sẽ có những hội nhóm tiềm năng có khách hàng của bạn. Giả sử, những hội nhóm, cộng đồng về nhập hàng Trung Quốc, kinh nghiệm nhập hàng Trung Quốc sẽ có những đối tượng chuyên kinh doanh mặt hàng này. (cách này cực kỳ hay, bạn nên tập trung vào cách này nhiều hơn. Bạn sẽ thấy nhiều điều kỳ diệu đấy).
Cách 4: Dùng Audience Insights của Facebook.
Cách này cực kỳ hay mà ít người áp dụng. Với cách này bạn có thể thoải mái tìm kiếm danh sách Fanpage theo ngành nghề, sở thích bất kỳ trên Facebook. Trong cách này có hai loại để bạn có thể lựa chọn.
1. Search theo các trường sở thích, nhân khẩu học, hành vi mà Facebook gợi ý.
2. Search theo gợi ý của Facebook dành cho Fanpage của bạn.
Tức nếu bạn đã có Fanpage tầm 500 – 1000 lượt like trở lên. Bạn có thể dùng cách này để chọn, lúc này Facebook sẽ gợi ý cho bạn vài chục Fanpage cùng tệp đối tượng khách hàng với bạn. Bạn sẽ tha hồ mở rộng tệp khách hàng hay tìm kiếm họ dễ dàng.
Cách 5: Tìm kiếm khách hàng trên một Trang cá nhân bất kỳ.
Ví dụ tôi đang muốn tiếp cận đến mẹ bỉm chăm con. Tôi sẽ nghĩ ngay đến các KOLs trong ngành là: Ốc Thanh Vân, Phạm Thị Thu Hương, Nhật Kin Anh, Trang Minh Nguyễn… lúc này tôi sẽ tiếp cận đến tệp khách hàng tiềm năng này.
Xây dựng nền tảng để tiếp cận và thu hút khách hàng của bạn
Bạn đã sác định đối tượng khách hàng của mình. Bạn nắm bắt được hành vi của họ trên facebook, tuy nhiên để họ trở thành “Customer” của bạn thì bạn cần có một cách tiếp cận thật khéo léo. Và cách mà hầu hết người thành công họ đang làm đó là xây dựng nền tảng. Bạn có thể bắt đầu với việc:
- Xây dựng Fanpage đáng tin
- Xây dựng profile cá nhân (3-5 cái cho mỗi tệp khách hàng của bạn)
- Xây dựng cộng đồng, nhóm để thu hút khách hàng của bạn
- Tham gia và thảo luận trong các nhóm mà khách hàng của bạn ở đó
- Thường xuyên tương tác và cho họ nhận diện bạn
Tôi sẽ có bài viết rõ hơn về cách làm mà đội ngũ và khách hàng của tôi đang làm và mang lại hiệu quả vô cùng bất ngờ trong phần tiếp theo của nội dung này! Bên cạnh đó ở phần tiếp theo tôi sẽ đưa ra 1 số case study để minh chứng cụ thể hơn cho những gì tôi đang đưa ra cho bạn! Hãy follow để có thể theo dõi nhé!
Còn tiếp….
Nguồn: Tổng hợp từ chuyên gia tại ATP