- Sự trỗi dậy của Cryptocurrency (Tiền thuật toán/Tiền ảo/Tiền điện tử…) kéo theo một cuộc cách mạng về cách mà các doanh nghiệp được ra đời và hình thành: ICO (Initial Coin Offering) – mô hình gọi vốn mà ở đó thay vì giữ được bao nhiêu cổ tức thì người ta sở hữu những khối token. Gần như ranh giới về địa lý hay rào cản ngôn ngữ ko còn tồn tại. Cuộc cách mạng gọi vốn của nhân loại bước sang một kỷ nguyên mới. Và quan trọng hơn cả, trong khi các hoạt động IPO bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ thì ICO hoàn toàn ngoài vòng pháp luật và ko chịu bất cứ một sự can thiệp nào (vì thực ra chính phủ cũng chả biết can thiệp kiểu gì, ít nhất là cho tới thời điểm này)
Thời đại thay đổi chóng mặt, mới chỉ cách đây vài tháng ko ai biết cái tâu-cừn hay bờ-lốc-chên là cái quần què gì, thì bây giờ gần như từ làng ra tới phố, từ thiếu niên tới trung niên, từ thanh niên tới lão niên, từ doanh nhân tới bà ghi đề đều cuốn theo chiều gió với cơn lốc mang tên ICO.
Ngồi im làm sao được chứ, khi mà bạn đã tắt follow mấy chục thằng trong friendlist vì chúng nó suốt ngày “coin nọ” “coin kia” với lại “tiềm năng” “đổi đời” etc. thì ngay ngày hôm sau lại một loạt khác cùng nhau chia sẻ những thông tin y hệt. Người thì share tin tức về một dự án ICO mới ra đời đầy hứa hẹn, người thì livestream canh coin trong sự phấn khích pha lẫn hồi hộp. Cảm giác còn hơn trẻ con chờ tới giao thừa. Uh chả làm gì bỏ ra mấy giây x5, x10 thậm chí x70 tài sản ai mà chả ham.
Dự án ICO thì mọc lên như nấm, tốc độ lan truyền nhanh hơn cả virus. Bạn là StartUp và bạn cần Crowd Funding ? Quên những thứ như KickStarter đi, hãy biến công ty của bạn thành một công ty có khả năng tạo ra một mớ token, và làm cho cả thế giới phát điên vì nó.
Về bản chất, ICO thực sự là một cuộc cách mạng trong cả Công nghệ, Kinh doanh, Tài chính… Nếu như những dự án Start Up trước đây gọi vốn theo hướng truyền thống thì thành công kỷ lục cũng chỉ tới cỡ như Uber, thì những dự án ICO mà chúng ta biết tới đều làm được những điều vĩ đại gấp 10 thậm chí gấp trăm lần những gì một StartUp thông thường làm được.
Nhưng có một quy luật gần như bất biến thế này: Bạn có một idea gì đó hay ho ? Hãy mang nó tới Việt Nam, họ (người Việt) sẽ giúp idea của bạn tiến hóa sang một thể loại phi thường hơn cả những gì bạn có thể tưởng tượng. Bạn ko tin à ? Hãy nhìn vào Facebook và Google để thấy nhờ có Vn mà đội ngũ kỹ thuật của các công ty này phát hiện ra hệ thống của họ có nhiều lỗ hổng như thế nào và gần như luôn luôn được làm việc hết công suất, lol.
Tại thời điểm mà các bạn đang đọc được những dòng này, vẫn còn rất nhiều người mù mờ giữa các khái niệm về ICO, blockchain, token… nhưng bản thân họ thì đang dấn thân vào những cuộc chơi đổi đời với mô hình Lending. Nhắc tới ICO với rất nhiều người có lẽ với họ chỉ là việc Lending, lãi ngày bao nhiêu %, bao nhiêu lâu thì x5 x10 tài sản… ICO tức là Lending mà Lending tức là ICO (what the fuck ?) Và cứ theo cái đà này thì chả mấy mà hai khái niệm này sẽ có cùng 1 ý nghĩa duy nhất với cộng đồn: ĐA CẤP SCAM.
- Nếu ICO là cuộc cách mạng trong Crowd Funding, thì Lending đích thị là một bước tiến hóa ngoạn mục của mô hình Ponzi, Pyramid. Tôi muốn nhấn mạnh với các bạn lần nữa, Lending ko hoàn toàn là Ponzi, mà nó là một bước lột xác ngoạn mục của mô hình này. Khác biệt lớn nhất giữa Lending và Ponzi có lẽ nằm ở chỗ, trong hình tháp Ponzi ko có một sản phẩm nào tồn tại, 100% tiền có được của người vào trước đều tới từ việc hút máu người vào sau, khi chân của cái tháp phình ra hết cỡ tới mức ko có ai trở thành “tuyến dưới” nữa, thì hệ thống đó sẽ sụp đổ và những người tới sau sẽ chịu hậu quả nặng nề nhất. Còn ở mô hình Lending, ô, thật kỳ diệu, cả tuyến trên và tuyến dưới đều cùng nhau ĂN TIỀN, tuyến trên x50 tài sản còn mình thì x20, vẫn thơm thịt.
Lật lại bản chất vấn đề, trong trò chơi ZeroSum của thị trường tài chính, rõ ràng tiền ko tự nhiên sinh ra và ko tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ ví người này sang ví của người khác. Thế thì tại sao ở mô hình Lending hệ thống vẫn có tiền để trả cho tôi và cả tuyến dưới của tôi nữa. Câu trả lời nằm ở mức chênh lệch tỷ giá đồng tiền mà các bạn đang sở hữu với đồng tiền chung của thị trường tiền số, mà ở đây là BTC.
Thực sự ko phải dự án nào cũng ICO thành công (kêu gọi được số vốn lớn và được index trên sàn), và cũng ko phải dự án ICO thành công nào sau đó cũng… thành công. Chúng ta chứng kiến ko ít những đồng coin ICO hoành tráng, lên sàn, và sau đó lặn mất tăm. Tất cả token mà nhà đầu tư mua được trở thành rác. Khác với những coin ICO truyền thống, nhà đầu tư gần như chỉ thu được lợi nhuận lớn khi mà tỷ giá đồng Coin tăng cao trên các sàn mà nó được index, thì với mô hình Lending, thậm chí chả cần cái đồng Coin Card của bạn có được index trên sàn nào hay ko, nhà đầu tư đã có thể thu được lời qua rất nhiều hình thức. “Canh” ICO và bán luôn ra ngoài chợ đen ngay sau đó x5 giá trị, tuyển Ref… là những điều mà một Coin ICO truyền thống khó có thể so bì được với những Coin MLM. Và một đặc điểm chung, hầu như coin lending nào trước khi ICO cũng đều có một loạt tin đồn khi lên sàn sẽ x20 hay x50. Người nọ đồn người kia, và dần dần ai cũng tin nó là thật.
- Điểm ko may ở đây là, thực sự đã có những người x40, thậm chi x 70 tài sản. Tất nhiên với những “nhà đầu tư tài ba” này thì đó là may mắn lớn nhất nhì cuộc đời, nhưng với đám đông còn lại, đó có lẽ là tấm thảm trải hoa hồng hoàn hảo cho họ đi xuống hố sâu ko hẹn ngày về.
Các bạn hãy nghĩ xem, khi vào một thị trường ai cũng mong muốn là mình có lời. Nếu như một đồng coin bạn đã bán nó với giá x100 giá trị ban đầu mà bạn bỏ ra để sở hữu nó, thì người mua lại đồng coin đó của bạn sẽ phải kỳ vọng nó x tối thiểu là 101 lần thì họ mới có lời, đúng ko. Vậy thì ai sẽ là người tiếp theo mua mua đồng coin đó với giá đó ? Và nếu ko có ai mua với giá đó thì chúc mừng, toàn bộ tiền của người vừa mua coin với giá x100 lần trở thành tiền của bạn. Thị trường tài chính là như vậy, khi có ai đó giàu lên tức là có ai đó vừa mới nghèo đi.
Khi bạn bỏ BTC để đầu tư vào một dự án lending và thu lại được token, với hứa hẹn lãi suất lên tới hàng chục % mỗi tháng, bạn hãy hình dung câu chuyện đơn giản thế này. Cũng giống như bạn đi vay vàng để mua nhà. Khi bạn vay vàng của tôi, thì giá vàng đang rất cao, bạn bán vàng ra tiền mặt. Bạn vay tôi trong kỳ hạn là 3 tháng và lãi suất là n%. Nhưng thật may lúc bạn trả lại vàng cho tôi, thì vàng lại giảm giá sâu. Bạn dùng tiền mặt mua số vàng đó và cả phần lãi trả cho tôi, nhưng vẫn dư ra được một khoản kha khá. Còn tôi, tôi vẫn vui vẻ vì nhận lại được đủ số vàng đã cho bạn vay, và cả phần lãi tính theo vàng của mình. Cả đôi bên đều có lợi, thế giới này thật tươi đẹp phải ko ?
Bạn có thấy câu chuyện này quen khi bạn tham gia vào mô hình lending ? Đời thật đẹp. Nhưng khoan đã, nếu ở câu chuyện trên, thay vì giá vàng giảm nó lại tăng cao kinh khủng thì sao ? Chuyện gì sẽ xảy ra với bạn và tôi đây? Lúc đó bạn có sẵn sàng trả lại tiền cho tôi không hay là “chừng nào có em trả ?” Đem điều tương tự vào hệ thống lending mà bạn đang tham gia, bạn có tưởng tượng được kịch bản tiếp theo xảy ra với mình ko ?
Tôi tin chắc các thủ lĩnh đa cấp, những người đã quá lọc lõi trong lĩnh vực MLM và lướt ván qua hàng trăm mô hình Ponzi đã nhìn thấy những điểm này từ rất lâu rồi. Vì thế họ sẽ làm một việc, 100% coin bạn mua được sẽ phải cho vào lending trong sàn nội bộ, và hết kỳ hạn thì mới rút được tiền. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, bạn sẽ rút được gốc ra. Nhưng sau ngày trời quang mây tạnh, một cơn bão kéo tới. Thủ lĩnh của bạn mới hôm trước còn khoe villa, siêu xe, du thuyền bỗng dưng hôm nay ở trong tình trạng “Thuê bao quý khách vừa gọi hiện tại đéo thế nào mà alo”
Và chắc chắn ko phải chỉ các thủ lĩnh, những người chơi khôn ngoan cũng sẽ nhìn ra vấn đề này. Việc của họ lúc đó là gì, tung ra liên tiếp những tin tốt, những tín hiệu khả quan, spam link ref khắp ngang cùng ngõ hẽm, với chỉ một mục đích cao cả: Giúp các tuyến dưới đổi đời. Tuyệt vời, đúng là đổi đời thật. Còn đổi thành gì thì trời biết. Cơ bản là anh hốc no rồi. Còn lại thì tùy thuộc vào độ đẹp trai của các chú tuyến dưới.
ICO – Lending – MLM nở rộ chỉ trong một thời gian gần đây, và ngày mà tất cả mọi người cùng nhìn nhận ra được bản chất của nó thực ra vẫn còn lâu lâu mới tới. Nhưng khi ngày đó xảy ra, chắc chắn từ ICO sẽ ko còn giữ được ý nghĩa của nó nữa mà sẽ được gọi dưới cái tên mỹ miều ở xứ ta ĐA CẤP LỪA ĐẢO.
Nếu các bạn là một nhà đầu tư khôn ngoan, hãy tỉnh táo để tìm được Coin ICO thực sự tiềm năng và đàng hoàng. Nếu bạn là một nhà đầu tư TỬ TẾ, đừng để lòng tham làm mở mắt, biết là hại người nhưng lợi mình nên vẫn làm. Còn nếu bạn là người theo chủ nghĩ thực dụng ? Ok, cứ đi theo con đường bán lương tâm mua lương thực cho nhanh no.
- by Donnie Chu
Đầu tư ICO & Lending/Ponzi/MLM – Cơ hội đổi đời hay Bán lương tâm mua lương thực [Part 2]
Ở kỳ trước thì chúng ta đã hiểu sơ sơ qua về bản chất ICO và các Lending Program rồi, nhưng vẫn khá nhiều bạn vẫn còn mù mờ nên mình sẽ đào sâu hơn để mọi người nắm rõ thực sự mô hình Lending núp bóng dưới mác ICO vận hành như thế nào. Rút cục thì bọn thủ lĩnh lấy tiền ở chỗ quần què nào trả cho hệ thống mặc dù rõ ràng tiền ko tự nhiên sinh ra, ai cũng giàu lên gấp mấy chục lần thì ai là người nghèo đi ?
Trong quá trình tìm tư liệu thì mình đọc được bài post của bạn Chu Quang Minh, thấy các ý mình định nói cũng gần như ở đây cả nên mình re-post cho các bạn cùng đọc và hiểu.
TRONG HỆ THỐNG LENDING, TIỀN KO TỰ NHIÊN SINH RA VÀ KO TỰ NHIÊN MẤT ĐI, CHỈ CHẢY TỪ DÁI THẰNG NÀY QUA TRYM THẰNG KHÁC.
Vậy, chúng nó (các sàn Lending) lấy tiền đâu trả siêu lợi nhuận cố định cho nhà đầu tư ?
- Trước tiên, nên xác định rõ với nhau là không có loại Crypto nào ra đời có chức năng tự động phát sinh lãi cho Nhà đầu tư. Lợi nhuận có được chủ yếu đến từ việc các chủ sàn thông minh áp dụng các nguyên tắc tài chính một cách khéo léo vào mô hình Kinh doanh.
Lãi/Lợi nhuận cố định của Nhà đầu tư từ đâu ra, và làm sao có thể trả đến hơn hàng chục %/tháng (trong khi Ngân hàng chỉ duy trì được mức 6-7%/năm)???
Bí mật nằm ở phần “chênh lệch tỉ giá”.
+ Tháng 01: Bạn bỏ 1btc ( ví dụ lúc đó có giá 1.500$) mua 1.500 đồng Coincard nào đó (1$/1 đồng). Và sau đó bạn cho Lending lại 1.500 đồng. Số đồng Lending sẽ được quy đổi sang USD, và bạn nhận lãi trên số USD được quy đổi.
+ Tháng 02: Giá btc tăng trường từ 1.500$ lên 3.000$. Bạn nhận lãi tháng đầu tiên: 1.500 USD x 30% = 500 USD
+ Tháng 03: Giá btc tăng từ 3.000 lên 5.000$. Bạn vẫn nhận lãi ĐỀU ĐẶN: 1.500 x 30% = 500 USD
+ Tổng kết:
– Nếu bạn mua 1 btc, sau 3 tháng bạn có thể nhận được: 6.000 – 1.500 = 4.500 USD
– Còn Lending, bạn được hưởng lãi đều đặng: 5.00 x 2 = 1.000$
Vậy, lãi/lợi nhuận cố định bạn nhận được lấy từ đâu? Trong khi không hề có hoạt động Kinh doanh nào tồn tại trong quá trình vận hành của mô hình Lending?
Câu trả lời là: lãi/lợi nhuận cố định bạn nhận được có thể được lấy từ vốn gốc của bạn, và lấy từ lợi nhuận tăng trưởng của đồng base mà đúng ra bạn được hưởng, nhưng bạn từ chối, giao nó cho sàn Lending và cảm thấy hạnh phúc vì được họ trích lại một phần (mà đúng ra toàn phần là của mình).
2. Nền tảng, giá trị thực của Crypto Lending
Nó cũng giống với trường hợp chính phủ giải tỏa mặt bằng, thường sẽ phát sinh theo 2 hướng: thỏa thuận & cưỡng chế.
Nếu người dân đồng ý theo cơ chế đền bù, mọi việc sẽ diễn ra trơn tru, nhanh chóng, đẹp lòng đôi bên, và ngược lại, thường để lại những hệ quả phát sinh ngoài ý muốn.
Tương tự, việc tăng giá của các đồng Crypto Lending không đến từ giá tị nội tại như các Crypto nên tảng, sinh ra với mục đích, sứ mệnh rõ ràng, mà thông qua các kỹ thuật tài chính một cách thông minh.
Nói theo một cách khác, Crypto nền tảng sẽ không thể tăng trưởng nhanh & đột biến như Lending, và ngược lại!
3. Lending vs Ponzi
Phần lớn mọi người khi nói đến mô hình Crypto Lending, sẽ nghĩ ngay đến Ponzi do các mô hình này thường dùng phương thức MLM/Affiliate để kích cầu.
Tuy nhiên, nếu hiểu đúng bản chất, cách vận hành 2 mô hình này là không giống nhau:
– Ponzi: Lấy tiền người sau trả cho người trước.
– Lending: Lấy tiền lời của Nhà đầu tư, cắt một phần trả lại cho nhà đầu tư.
Mô hình Ponzi nếu không có lượng người sau xuất hiện liên tục, hệ thống sẽ dễ bị gãy vỡ. Nhưng với Lending thì khác, phần “chênh lệch tỉ giá” có thể bù trừ phòng trường hợp lượng người sau không vào nhiều như dự kiến.
(Và ngược lại, “chênh lệch tỉ giá” cũng dễ dàng làm sụp đổ hệ thống Lending bất chấp lượng người sau vào nhiều đến mức nào)
– Ponzi: Nấu một nồi nước sôi, bỏ vào 1 con cóc.
– Lending: Bỏ con cóc vào nồi nước, rồi đun sôi từ từ …
Một điều mình rất muốn đề cập đến sự giống & khác nhau của Ponzi & Lending, đó là yếu tố tâm lý.
Với mô hình Ponzi, kiểu gì chủ sàn cũng sai vì lấy của người sau trả người trước mà chưa nhận được sự đồng thuận của người tham gia.
Nhưng Lending thì khác, chủ sàn lấy đi lợi nhuận thực tế của người chơi một cách công khai, và được thị trường đồng ý, tung hô vì sự thông minh.
4. Nhũng rủi ro có thể phát sinh của mô hình Lending?
Không bàn đến rủi ro đến từ những yếu tố khách quan như Pháp lý & Kỹ thuật, đây là một số những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình phát triển của môt mô hình Lending:
a. Tâm của nhà cái: Rủi ro dầu tiên, đến từ sự nghiêm túc của chủ sàn. Nếu họ có những ý đồ xấu ngay từ ban đầu, thì sẽ có những hoạt động sau được diễn ra:
i. Cho sập sàn rồi ù té: Khi đạt đủ ngưỡng lợi nhuận dự kiến, họ sẽ đánh sập sàn, biến mất, kết thúc cuộc chơi bất chấp những hệ lụy phát sinh.
ii. Xả mạnh: Họ vẫn tiếp tục cuộc chơi, và vẫn là người chủ động kiểm soát với tỉ lệ sở hữu rất lớn, đủ sức tạo nên lạm phát & mất giá đồng tiền 1 cách nghiêm trọng, chỉ cần thông qua 2-3 đợt xã hàng mạnh mẽ.
Một ví dụ để bạn dễ hình dung: Tổng cung của Crypto Lending là 100 triệu, họ dành 9 triệu để chạy hệ thống MLM/Affiliate & đẩy giá đồng tiền. (Và chủ sàn sở hữu 91 triệu còn lại)
Nếu chủ sàn chủ động xả 9 triệu đồng đang sở hữu, lượng tài sản bạn đầu tư trong Crypto Lending này sẽ mất ½ giá trị trong vòng vài nốt nhạc.
Và đương nhiên, nếu chưa đủ phê, họ còn có thể tiếp tục xả hàng cho đến khi bạn trụ không nổi phải cắn răng cắt lỗ …
b. Biến động tỷ giá: Các mô hình Lending sống khỏe suốt thời gian qua, phần lớn nhờ vào sóng tăng trưởng mạnh mẽ của toàn thị trường Crypto. Cụ thể là sự tăng trưởng của các đồng base, đồng cơ sở như Bitcoin/ETH …
Tuy nhiên, ở phía ngược lại, khi một lượng lớn nhà đầu tư mới tham gia sau này, các sàn nhận Lending ở tỉ giá vô cùng cao. Chỉ cần giá trị các đồng base nộp vào suy giảm nghiêm trọng trong một khoảng thời gian đủ lâu, có thể làm mất cân đối tính thanh khoản, gây ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tài chính & mô hình kinh doanh.
5. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo ?
Trong điều kiện lý tưởng, những điều tuyệt vời diễn ra là:
1. Chủ sàn đang thặng dư lợi nhuận cực lớn, thông qua đợt tăng giá đột biến của Bitcoin thời gian qua.
Với khoảng tiền lời quá lớn, họ có thể trích một phần xây dựng hệ sinh thái (dựa trên lượng cộng đồng có sẵn), đồng thời cắt giảm các cơ chế lãi & affiliate, vừa tạo sự cân bằng, vừa để tạo giá trị tương xứng cho giá cả của đồng tiền. Thành công của Hextracoin tại thời điểm hiện tại đang là một hình mẫu lý tưởng cho các con giời ham lending, nhưng mà tới mai thì, ko ai biết được. Hy vọng là mấ ông bạn mình đang nằm ở đây rút được dái ra.
2. Chủ sàn stop dự án, trả lại tiền cho Nhà đầu tư (đương nhiên theo USD). Các Nhà đầu tư sẽ happy vì người thì đã ăn đủ, người thì nhận lại được đầy đủ tiền. Nhà cái thì cũng vui, vì trả lại tiền theo USD, còn chênh lệch USD/BTC mình hưởng hết, còn được tụi nó cám ơn, sướng vl. (song song đó, tiếp tục xây thêm các dự án tương tự để hút phễu)
3. Chủ sàn ăn đủ, chủ động đánh sập dự án. Như mấy thằng iFan, Poly với U con cặc khả năng scam cực kỳ là cao (96,69%) vì chúng nó đang giở trò hold cứng cả tiền trong sàn lẫn tiền trong tài khoản của nhà đầu tư.
4. Tỉ giá đồng Base xuống thấp, cả mô hình Lending gặp vấn đề. Và một ngày đẹp trời bạn vào website sẽ chả thấy gì ngoài một thông báo “Ahihi Đồ Ngốc” còn tuyế trên của bạn thì mất tích
6. Có phải ai làm mô hình Lending đều sẽ thành công?
Không hẳn,
Mô hình Lending chỉ thành công, khi giá của đồng Crypto Lending được thổi & tăng trưởng liên tục. Và điều này chỉ xảy ra, khi xuất hiện một lực mua đủ lớn & được duy trì đều đặn.
Khi thị trường có quá nhiều loại Crypto Lending na ná nhau, vô tình chung khiến lực mua bị PHÂN TÁN, không còn được TẬP TRUNG như thời gian đầu của trend.
Chỉ cần nhen nhóm một trend mới, ngay lập tức lực mua sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng khá lớn đến toàn bộ mô hình Crypto Lending chứ không chỉ riêng đồng/sàn nào.
Hoặc BTC chẳng may tụt sml như hôm nay thì cứ chuẩn bị tinh thần cúng cụ cho chủ sàn nhé các con giời.
7. Thế thì nên làm gì ?
Chỉ có vài lưu ý nhỏ dành cho những ai lỡ quan tâm đọc tới khúc này:
1. Phải 3-4 tháng bạn mới được “trả lại đầy đủ phần gốc” (mình ko thích dùng khái niệm “hoàn vốn sau 3-4 tháng”, khái niệm hoàn vốn chỉ nên được sử dụng ở những mô hình đầu tư mà bạn biết người ta đang thật sự làm gì với số tiền của mình để tạo ra giá trị), nghĩa là trong 3-4 tháng đó bạn đang đánh đổi RỦI RO lấy CƠ HỘI. Hãy sẵn sàng tâm lý, và đảm bảo nếu có mất mát nó không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn.
2. Sau 3-4 tháng bạn được “trả lại phần gốc”, những người mới trong nhóm bạn sẽ bắt đầu được trả, và khi đó bạn nên lưu ý lại lưu ý 1, thay cụm từ gia đình bạn thành “gia đình bạn & người thân”.
Vậy nên nếu có thể, hãy tham gia ở góc độ cá nhân, lời ăn, lỗ chịu. Đừng la lớn quá mức, sẽ không tốt cho sức khỏe.
3. Tự đặt cho mình vài câu hỏi, trước khi quyết định:
– Thay vì đầu tư Lending, tui tự mua đồng base để đó, cái nào lợi hơn? (Nhớ, xét cả khía cạnh LỢI NHUẬN lẫn RỦI RO, nếu LỢI NHUẬN ít hơn một chút, nhưng RỦI RO thấp hơn một chút thì cũng đáng để xem xét).
– Trường hợp thị trường đảo chiều đi xuống, nếu giá đồng base giảm 1/2 liên tục sau 6-12 tháng, đâu là nguồn thu để bạn được “trả lại phần gốc”?
Ngưỡng mộ bộ não của mấy con óc tạo ra mô hình này, và khinh bỉ mấy thằng máu lol Leaders tranh thủ tình hình hút máu đồng bào. chúng mày bản lĩnh thì đi hút tiền tây lông ấy. Quay qua đi lừa đồng bào nhẹ dạ cả tin. Tết này thì khối nhà với xe bán rẻ, người đi nhảy cầu theo tập thể luôn, các dự án ICO tử tế thì đéo gọi được vốn do bị đánh đồng với mấy con điếm nhà chúng mày. Cái đất nước này đã đủ khổ rồi sắp tới lại được một phen náo loạn.
Rồi bố chờ xem tụi thủ lĩnh chúng mày, đẻ con có lỗ đít ko.
NGUỒN: http://donniechu.cc