Đầu tiên phải nói tới đối với các bạn khởi nghiệp có thói quen tư duy hễ giá rẻ hơn chỗ khác, chất lượng tốt, người bán niềm nở là sẽ bán tốt. Đấy là những tư duy kiểu buôn bán, còn tu duy kinh doanh thì không thể hồ đồ như vậy. Kinh doanh là một khoa học, từng quyết định của bạn phải logic, phù hợp với thực tế ngoài kia, phản ánh điểm mạnh, điểm yếu của bạn trước đối thủ.
Cạnh tranh về giá là kiểu cạnh tranh thiếu khôn ngoan nhất trong các chiến lược cạnh tranh, cuộc chiến này sẽ làm tất cả các bên tham gia tổn hại và nó không mang lại giá trị cho người tiêu dùng. Khi cạnh tranh về giá, các nhà cung cấp và nhà sản xuất sẽ tìm cách hạ thấp chi phí bằng cách giảm chất lượng sản phẩm, giảm bớt các tính năng…
Rất nhiều cuộc cạnh tranh về giá làm các đối thủ cùng dẫn nhau đến bờ vực phá sản khi xuất hiện đối thủ khác với mức giá vừa phải và chất lượng tốt hơn hẳn.
Bạn có nhớ một thời các dòng điện thoại di động thương hiệu Việt nhảy vào cạnh tranh điện thoại Smartphone giá rẻ chứ. Họ sử dụng các linh kiện Trung Quốc để giảm bớt chi phí sản xuất hậu quả là cảm ứng thì dễ chết, chạy chậm như rùa bò, dủ các chiêu trò PR quảng cáo, khuyến mãi, nhiều đơn vị chấp nhận lỗ nặng để tìm một chỗ đứng, cho đến khi các hãng như Howei, Oppo vào thị trường với mức giá hợp lý và chất lượng tốt không thua gì các hãng lớn thì Điện thoại Việt chính thức bị khai tử.
Khi định giá bạn cần chú ý những yếu tố sau:
– mức giá phải bảo đảm bạn có thể tồn tại. Bạn phải tính được mức lãi của bạn kỳ vọng thấp nhất là bao nhiêu? Bạn đã tính điểm hoà vốn cho mức giá đó chưa? Điểm hoà vốn là cơ sở cơ bản để bạn tồn tại. Nếu bạn không vượt qua ngưỡng này và để keoa dài thì bạn không còn vốn lưu động, chắc chân bạn sẽ phá sản.
– thứ 2: giá của đối thủ, bạn sẽ định giá thấp hơn hay bằng hay cao hơn. Là người đến sau chắc chắn bạn nên thấp hơn hoặc bằng, tuy nhiên nếu thấp hơn thì cụ thể thấp hơn là bao nhiêu, trong bao lâu và bạn sẽ lập lại thế cân bằng giá bằng cách nào.
Để không lo việc sau đó nâng giá bằng cách nào để không làm phật lòng khách hàng bạn phải nêu rõ giảm giá trong thời gian cụ thể hoặc phương án 2 thay vì giảm 30% bạn có thể giữ giá cũ và khuyến mãi mua 2 tặng 1, hay mua 1 tặng phiếu giảm giá…
Chiến thuật giá để tăng doanh thu sau cùng: câu hỏi là bạn sẽ bán 5 sản phẩm với giá 7 đồng hay giảm giá 6 đồng để bán được 7 sản phẩm. Cuộc chơi này dành cho những nơi khách rất nhạy cảm về giá và nhiều khách hàng và được phân khúc thấp hoặc trung bình.
Phương Pháp định giá dựa vào chất lượng sản phẩm.
Đây là cách vững vàng cho hoạt dộng kinh doanh, bằng việc đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng bạn hoàn toàn có quyền được nhận mức lãi sứng đáng. Và khách hàng cũng không phiền lòng nhiều với việc chi thêm một khoản tiền để được sử dụng sản phẩm lâu hơn, có nhiều ưu điểm hơn, tạo cảm giác an toàn…
Để đứng vững trên sân chơi này bạn sẽ tốn một mức phí khá cao cho những hoạt động truyền thông, quảng bá, marketing… Thông thường hoạt động định vị này phải rất kiên trì và bền Bỉ trong một thời gian dài.
Phương Pháp nâng giá từng giai đoạn một cách khéo léo sẽ khiến khách hàng dễ chấp nhận hơn.
Câu chuyện trà C2 là một ví dụ: khi mới ra dòng sản phẩm này, dù các đặc tính không thua gì đối tbur nhưng họ định giá bán ban đầu chỉ có chút lãi, sau một thời gian khi sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, họ chỉ điều chỉnh tăng nhẹ lên vài trăm đồng kèm theo một vài đặc điểm tốt hơn. Vài tháng sau hị lại tiếp tục điều chỉnh tăng giá và cũng chỉ vài trăm đồng.
Nguồn: ST