Một doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển bền vững nếu như không có sự quản lý chặt chẽ bởi hệ thống quản lý doanh nghiệp tổng thể gọi tắt là ERP. Vậy ERP là gì? Và tầm quan trọng của hệ thống ERP như thế trong doanh nghiệp? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
ERP – Enterprise resource planning software là gì?
Khái niệm cơ bản của ERP
ERP là phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể, giúp nhà quản trị cấp cao (CEO, giám đốc) có thể hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp ra thành các phần nhỏ để quản lý. Ví dụ như quản lý nhân lực, quản lý tài chính, quản lý kho, quản lý dự án,…
ERP được ví như phần mềm tất cả trong một ( All-in-one) thay vì doanh nghiệp phải đi thuê ngoài các công cụ phần mềm nhỏ trên thị trường cho các mục đích trên. Thì giờ đây tất cả các công cụ đó đều được hợp nhất trong ERP. Và nhà quản trị doanh nghiệp hoàn toàn có thể theo dõi được tất cả các hoạt động của doanh nghiệp mình.
Với hệ thống quản lý doanh nghiệp tổng thể ERP, nhà quản trị có thể
- Lập kế hoạch, chiến lược, dự án
- Kiểm soát dòng tiền
- Quản lý kho vận
- Quản lý bán hàng
- Quản lý nhân viên
- Quản lý khách hàng (CRM)
- Marketing Automation (Email, SMS,…)
Tìm hiểu về giải pháp quản lý doanh nghiệp ERP
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống quản lý ERP?
Tình hình triển khai ERP ở các doanh nghiệp SMEs Việt Nam
Thực tế cho thấy chi phí và thời gian triển khai phụ thuộc rất nhiều vào quy mô DN cũng như phạm vi triển khai. Theo nghiên cứu, những tổ chức lớn, trung bình cần 25 tháng để hoàn thành một dự án ERP (bảng 1). Các tổ chức quy mô cực lớn, cần thời gian trung bình là trên 3 năm, gấp 2 lần so với thời gian triển khai tại các SMBs. Những số liệu này khẳng định, các tổ chức có quy mô càng lớn, độ phức tạp càng cao thì thời gian triển khai ERP càng kéo dài.
Tỷ lệ giữa chi phí cho một dự án ERP và doanh thu hàng năm của DN cũng là một thước đo đáng quan tâm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ trung bình của tất cả các GP là 9%, với SMBs là 10,5% và với các tổ chức lớn là 4,9%.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách tổ chức theo nhiều phòng ban khác nhau. Mỗi phòng ban có chức năng độc lập đến nỗi có thể xem là ốc đảo.
Nếu áp dụng các phần mềm quản lý rời rạc và do mỗi phòng ban có thể sử dụng các phần mềm quản lý khác nhau, khi cần chuyển dữ liệu giữa các phòng ban, người sử dụng phải thực hiện một cách thủ công. Điều này dẫn đến năng suất làm việc thấp, dữ liệu không đồng bộ, có thể bị thất thoát và khó kiểm soát do các phần mềm không hiểu nhau.
Đa số doanh nghiệp Việt Nam hiện vay vốn quen với cách quản lý thủ công theo các quy trình cục bộ. Chúng ta vẫn chưa quen với các tiêu chuẩn quản lý đồng nhất của thế giới. Bên cạnh đó, “rẻ, liệu cơm gắp mắm” là tư tưởng chi phối mỗi khi bàn về ERP.
Xem thêm KIẾN THỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Khó khăn khi triển khai ERP
ERP thực sự là một hệ thống phức tạp, có nhiều khái niệm trừu tượng không dễ gì có thể hiểu được nhanh và quyết định triển khai. Thực tế, các DN VN hiện nay đang có nhu cầu về dịch vụ tư vấn nhiều hơn so với việc triển khai ngay hệ thống ERP. Tuy nhiên, “cung” đang thấp hơn nhiều so với “cầu” vì hiện không có nhiều công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn này. Tuy vậy, DN có thể tham khảo tư vấn trực tiếp từ chính các công ty cung cấp giải pháp ERP.
Một điều nữa làm cho các DN rất băn khoăn là hiện nay ở VN chưa có nhiều DN triển khai thành công ERP để các DN khác lấy làm “gương” và “noi theo”. Họ chỉ nghe rằng ERP là cái gì đó “rất phức tạp” và có nhiều dự án triển khai ERP thất bại hơn là thành công. Vì vậy tại thời điểm hiện nay, DN VN nào quyết định tiến hành triển khai ERP sẽ là DN thực sự đi tiên phong và rất “dũng cảm”. Điều này cũng đã xảy ra với PM kế toán trước đây. Và các DN đi tiên phong trong việc áp dụng PM kế toán đều là các DN thành công. Tỷ lệ sử dụng PM ERP trong các dự án
Biểu đồ này chỉ thể hiện số lượng các dự án ERP đã và đang được triển khai tại Việt Nam từ 2004 đến nay. Biểu đồ chỉ tính các dự án triển khai ERP đầy đủ hoặc gần như đầy đủ các phân hệ. Các dự án chỉ triển khai phần kế toán, nhân sự, hoặc các dự án ERP triển khai cho khối ngân hàng, bộ tài chính không nằm trong thống kê này.
Lợi ích cốt lõi khi triển khai thành công ERP
Cụ thể đối với doanh nghiệp, lợi ích về mặt hệ thống khi triển khai thành công hệ thống ERP sẽ giúp cho doanh nghiệp một số lợi ích cơ bản sau:
• Tối đa hóa mức độ trao đổi thông tin
• Cung cấp thông tin tức thời
• Tích hợp thông tin thông qua toàn bộ chuỗi cung ứng
• Phân quyền ra quyết định đến cấp thấp nhất được mọi vấn đề được giải quyết dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả
• Giảm chi phí do loại bỏ được các công việc, các quy trình thừa, không tạo ra giá trị gia tăng.
• Cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Cho phép chia sẻ và theo dõi thông tin của toàn bộ doanh nghiệp.
• Chuẩn hóa các hoạt động của doanh nghiệp.
• Giúp đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh.
• Cải thiện sự tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp
• ………………….
Trải nghiệm miễn phí WINERP – Giải pháp doanh nghiệp tổng thể giá tốt nhất hiện nay
ATP Software
Liên hệ tư vấn & triển khai ERP cho doanh nghiệp
- Phan Toàn – Sale Manager WinERP – Admin Cộng Đồng Digital Marketing
- SĐT: 0979866600 (Zalo) – 0794 886 888
- Email: Toan@winerp.vn