GMV là gì? Những lợi thế và nhược điểm của GMV là gì? Làm thế nào để tính GMV? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp qua bài viết sau của ATP Software.
GMV là gì?
GMV là thuật ngữ thông dụng và được dùng bởi các doanh nghiệp thương mại điện tử. GMV là từ viết tắt của Gross Merchandise Value/Volume với nghĩa tiếng Việt là tổng giá trị giao dịch.
GMV chính là tổng giá trị hàng hóa được bán trong một thời gian nào đó. Giá trị được tính bằng USD thông qua trang web trao đổi giữa những khách hàng với khách hàng của một công ty trong khoảng thời gian nhất định. Thường khoảng thời gian này tính theo quý hoặc theo năm.
Đây là một trong những chỉ số đo lường để đánh giá tài chính cho doanh nghiệp. Từ đó giúp cho trang web thương mại điện tử của doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan hơn để định hướng tăng trưởng về sau. Ví dụ như việc so sánh giá trị quý hiện tại so với các quý trước.
Ý nghĩa của GMV là gì?
GMV được tính trước khi khấu hao bất kỳ khoản phí và chi phí nào. Chỉ số này cung cấp những thông tin cần thiết cho một doanh nghiệp bán lẻ, đo lường sự tăng trưởng theo tháng, năm. Nhìn chung, một doanh nghiệp bán lẻ có thể tính toán được tổng giá trị của doanh số khi lợi nhuận hàng hóa cần được lược bỏ phí tích lũy và phí khác một cách chính xác.
Phí này có thể bao gồm quảng cáo, giao hàng, trả hàng và giảm giá. Đơn thuần các nhà bán lẻ có thể không thể là nhà sản xuất mà họ bán, nên việc đo lường tổng giá trị GMV của tất cả doanh số, doanh thu cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn hoàn thiện về công ty.
Điều này đúng với các thị trường như khách hàng với khách hàng, nơi nhà bán lẻ đóng vai trò bên thứ 3 làm cầu nối cho bên bán và bên mua. Việc tính toán tổng giá trị hàng hóa còn cung cấp những giá trị cho nhà bán lẻ thuộc lĩnh vực ký gửi. Bởi những nhà bán lẻ này không thường thu mua lại hàng tồn kho của họ một cách chính thức.
Hướng dẫn cách tính GMV
Công thức tính Gross Merchandise Value
GMV = Số lượng hàng bán ra * Giá sản phẩm
Ví dụ: Một cửa hàng bán mỹ phẩm và bán được 5 thỏi son trong ngày. Mỗi thỏi son có giá 500.000 đồng. Vậy GMV trong ngày của cửa hàng đó là 5*500.000 = 2.500.000 đồng. Số tiền 2.500.000 đồng này cũng có thể xem là tổng doanh thu của cửa hàng đó trong 1 ngày.
Nhược điểm của GMV là gì?
Nếu xem xét về góc độ kinh tế, GMV chính là một chỉ số thô không cung cấp nhiều thông tin về giá trị mặt hàng đang được bán ra. Nó không ảnh hưởng nhiều đến bất kỳ chi phí nào bởi nhà bán lẻ. GMV cũng không bao gồm các chi phí như ưu đãi khách hàng, phí đổi trả, lưu trữ hàng tồn, giảm giá.
GMV không phải là một số liệu dự đoán tốt bằng doanh thu thuần. Đây là số liệu chính xác hơn trong việc đánh giá tình trạng tài chính của công ty. Vì ngay cả đối với nhiều trang thương mại điện tử, doanh thu của web này không chỉ được tính dựa trên giá trị của những đồng đô la của mặt hàng trước khi bán.
Liệu có chỉ số nào thay thế được GMV hay không?
Nếu bạn đang kiểm tra thu nhập, tình trạng tài chính của một doanh nghiệp công khai thì việc kiểm tra hồ sơ SEC hàng quý sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan với số liệu cụ thể hơn. SEC là từ viết tắt của Securities and Exchange Commission có nghĩa tiếng Việt là Ủy ban chứng khoán và hối đoái.
Thực tế, khi ta nhìn vào thu nhập ròng của một công ty không có ý nghĩa gì nhiều trừ khi bạn có điều gì đó để so sánh. Vì vậy, bạn cần phải tự hỏi “Số của quý này cao hơn hay thấp hơn con số của năm trước trong cùng một quý? Mô hình của quý này thể hiện một doanh thu tăng hay doanh thu đang giảm? Có những yếu tố đặc biệt trong một quý nhất định, chẳng hạn như việc ta bán bất động sản, có tác động xấu hay tốt đến lợi nhuận của công ty?
Như bạn có thể thấy, sử dụng số liệu GMV như một cách để nhận biết được tình trạng công ty nhưng không phải là một cách tối ưu nhất và là bước đi thông minh nhất mà là còn rất nhiều lựa chọn khác nữa.
Một số lưu ý về khái niệm GMV
Tổng giá trị hàng hóa hay GMV là gì đề cập đến khối lượng hàng hóa được bán qua các nền tảng thương mại điện tử giữa khách hàng với khách hàng (mô hình C2C: Customer to customer).
Tổng giá trị hàng hoá GMV được tính trước khi trừ đi bất kỳ khoản chi phí hay khoản phí nào. Đây là thước đo cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp hoặc việc sử dụng một nền tảng để bán lại các sản phẩm được sở hữu bởi người khác thông qua hình thức ký gửi.
GMV không đại diện chính xác cho doanh số của một doanh nghiệp. GMV chỉ phản ánh một phần doanh số của những người bán hàng.
Những thuật ngữ liên quan các nhà kinh doanh cần biết
Bên cạnh thuật ngữ GMV, tính tổng giá trị thanh toán trực tuyến, các doanh nghiệp còn quan tâm đến rất nhiều chỉ số khác để đo lường hoạt động kinh doanh. Cụ thể như:
Thuật ngữ | Ý nghĩa |
Monthly Burn | Giá trị dòng của dòng tiền theo từng tháng là con số âm, tức là chi phí bạn bỏ ra nhiều hơn doanh thu thu về |
Runway | Là khoảng thời gian doanh nghiệp “tiêu hết tiền”, tức là đã “đốt hết tiền” và không thể duy trì hoạt động được nữa |
Profit Margin | Là tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập ròng và doanh thu thuần |
Conversion Rate (CR) | Tỉ lệ chuyển đổi, như tỉ lệ chuyển đổi từ lượt click sang lượt mua hàng, từ lượt reach sang lượt tương tác,… |
Monthly Active Users (MAU) | là lượng khách hàng tương tác với sản phẩm, dịch vụ trong 30 ngày qua |
Customer Acquisition Cost (CAC) | Chi phí bán hàng và marketing để duy trì lượng khách hàng ổn định. |
Customer Retention Rate | Tỷ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm ở lần tiếp theo |
Lifetime Value (LTV) | Giá trị ròng thu được từ một khách hàng trung bình đối với công ty trong thời gian họ sử dụng sản phẩm |
Overhead | Là chi phí doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả như chi phí mặt bằng, phí thuê nhân viên,… |
Hy vọng qua bài viết bạn cũng hiểu rõ GMV là gì và có ý nghĩa gì trong marketing. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với chuyên viên để được giải đáp kịp thời.
Tổng hợp: Thúy Quyên
(nguồn tham khảo: marketingtrips.com, timviec365.vn)
Đọc thêm
Tổng hợp phần mềm quản lý chi tiêu hiệu quả nhất 2022
Top 10 app kiếm tiền online uy tín, chất lượng mới nhất 2022