Google Analytics là gì? Những chỉ số theo dõi của Google Analytics là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Google Analytics là một công cụ do Google cung cấp và có nhiều tính năng hỗ trợ người làm SEO. Vậy Google Analytics là gì? Những tính năng hữu ích của công cụ này ra sao?
Google Analytics là gì?
Google Analytics là một công cụ SEO miễn phí do Google cung cấp. Công cụ này cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về những lượt traffic đến website dựa trên người dùng, quy trình, hành vi và các chuyển đổi được diễn ra trên website. Vậy tác dụng của Google Analytics là gì?
Dựa vào Google Analytics, bạn có thể theo dõi được lượt truy cập trên trang web, thời gian truy cập, lượt truy cập từ nguồn nào, những trang mà người dùng đã xem. Không những thế, bạn có thể truy ra những nơi người dùng thường truy cập trong trang web, keyword họ đã dùng, thiết bị nào truy cập website.
Google Analytics trở thành công cụ vô cùng hữu dụng tương thích với tất cả các công vụ của Google. Bạn có thể kết hợp Google Analytics với nền tảng khác như Blogger, Google Adwords, Youtube,…
Google Analytics hoạt động như thế nào?
Khi đã biết Google Analytics là gì, bạn cũng cần nắm rõ cách hoạt động của công cụ này. Google Analytics hoạt động theo cơ chế thu thập dữ liệu, thông tin của trang web qua các mã JavaCript, Cookie người dùng tạo ra khi họ truy cập vào web của bạn thông qua trình duyệt. Nhờ thế, Google Analytics có thể ghi nhận tất cả các hoạt động của người dùng.
Từ lúc họ đến trang web cho đến khi họ rời đi. Công cụ sẽ chuyển thông tin này thành dạng báo cáo với đồ thị và các thông tin thống kê. Điều này giúp ta có thể nắm rõ hơn tất cả các biết động và hiệu quả hoạt động của các website của mình.
Các chỉ số chính cần theo dõi trên Google Analytics là gì?
Để có thể biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có các chỉ số bạn chọn và cách mà bạn tối ưu chúng như thế nào. Vậy các chỉ số chính cần theo dõi trên Google Analytics là gì?
Dưới đây là 10 chỉ số chính cần bạn giám sát và theo dõi để có thể phát triển web của mình. Khi bạn đã nắm được các chỉ số này, bạn dễ dàng điều hướng và thay đổi cách phát triển của website sao cho có lợi cho thương hiệu nhất.
Tỉ lệ chuyển đổi của những vị khách mới
Tỉ lệ chuyển đổi của những vị khách mới hay New or Unique Visitor conversion. Chỉ số cho biết sự khác nhau trong việc tương tác giữa khách lần đầu truy cập và khách hàng quay trở lại tương tác trên web. Bạn biết được những gì khách thấy và cảm nhận khi đến trang lầ đầu. Điều này có thể giúp bạn điều chỉnh lại tính khả dụng của website, giúp trang web trở nên thân thiện với người dùng hơn.
Việc cải thiện trải nghiệm của người dùng/khách hàng sẽ giúp bạn tăng chuyển đổi trên các trang web mình sở hữu.
Nguồn của các traffic của bạn
Thực tế, traffic của website sẽ đến từ nhiều nguồn. Nhìn chung, chúng sẽ có 3 nhánh chính như sau:
- Khách truy cập trực tiếp: là những người đến website nhờ vào việc gõ chính xác URL trên thanh tìm kiếm của trình duyệt.
- Khách tìm kiếm: là những người đến website thông qua các câu hỏi tìm kiếm trên thanh công cụ tìm kiếm Google.
- Khách đến từ nguồn khác: là những người đến website của bạn thông qua đường link gắn trên trang website khác hay mạng xã hội,…
Cả 3 nguồn này tuy đều quan trọng như nhau nhưng lại có mức chuyển đổi khác nhau. Chính vì vậy, bạn nên tính toán xem xét lượng traffic mỗi nguồn. Dựa vào đó bạn cho ra quyết định từ các dữ liệu số có được để có chiến lược đúng đắn.
Tỉ lệ chuyển đổi của những vị khách cũ quay trở lại- Page/sessions
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao khách lại quay trở lại trang web của mình không? Họ đã chuyển đổi trông lần truy cập đầu tiên hay chưa? Nếu chưa thì liệu có các nào giúp bạn chuyển đổi họ trong lần quay lại này hay không?
Một khi bạn biết được lý do người dùng quay trở lại, mục tiêu tiếp theo chính là tìm cách tăng tỉ lệ chuyển đổi của những vị khách đó. Ví dụ như: đưa ra khuyến mãi, khuyến khích họ đăng ký nhận thông tin….
Giá trị mỗi lần truy cập
Giá trị mỗi lần truy cập gắn liền với lượt tương tác của người dùng trên website của bạn. Ví dụ như họ để lại bình luận, chia se hoặc mua hàng,…
Doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng tạo ra giá trị trên trang web bằng việc để lại đánh giá, chia sẻ đường link. Theo đó bạn sẽ tặng coupon, khuyến mãi cho họ.
Tỉ lệ thoát trang
Tỉ lệ thoát trang là chỉ số bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn giảm thiểu. Tỉ lệ này được hiểu là khoảng thời gian người dùng mới đến trang web của bạn và đi ra ngay mà không hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào.
Tỉ lệ thoát trang có thể là do trang load quá lâu. Hay trang không đẹp nên người dùng không thích. Hoặc quy trình thanh toán phức tạp, giao diện không thân thiện,…
Chi phí cho mỗi chuyển đổi
Đây là chỉ số ảnh hưởng bởi chỉ số giá trị cho mỗi lượt truy cập. Chi phí cho mỗi chuyển đổi là chỉ số quan trọng bạn cần theo dõi. Theo đó, bạn cần chú ý không để chỉ số này quá cao trong lúc bạn cải thiện chuyển đổi trên trang.
Nếu chi phí cho mỗi chuyển đổi và tỉ lệ chuyển đổi đồng thời cao cùng lúc, rất có thể lợi nhuận của bạn sẽ rất thấp, hoặc có thể là âm.
Lượt thoát trang
Thông thường chuyển đổi của người dùng thường đến từ trang thứ 2 hoặc trang thứ 3. Để có thể tối đa chuyển đổi, bạn cần tìm hiểu sâu hơn về chỉ số này. Theo dõi lượt thoát trang để biết họ thoát tại giai đoạn nào trong quá trình.
Từ đó bạn sẽ tìm cách điều chỉnh hành trình của khách hàng trên trang. Điều này sẽ giúp bạn tăng thêm các chỉ số chuyển đổi có lợi cho trang web.
Số lần xem trang
Số lần xem trang cho thấy tần suất khách truy cập thành công vào các nội dung trên trang web. Khi số trang được xem cao đồng nghĩa là nội dung của bạn đem lại giá trị chất lượng cho người đọc. Ngược lại, nội dung không giá trị, bạn cần cải thiện content trên website của mình.
Bạn có thể dựa thêm vào các dữ liệu khác để biết được nguyên nhân biến động của chỉ số này. Từ đây ta sẽ có cách điều chỉnh phù hợp nhất.
Thời gian trung bình mỗi phiên
Thời gian trung bình mỗi phiên là thời gian trung bình khách truy cập dành ra trong các phiên của họ trên website của bạn. Chỉ số này có liên quan trực tiếp đến độ tương quan của website đến người dùng.
Trang web bạn càng liên quan đến người dùng bao nhiêu, họ sẽ càng dành thời gian cho trang web này bấy nhiêu.
Các tính năng Google Analytics là gì?
Sau khi bạn đã biết rõ Google Analytics là gì và cách thức hoạt động của công cụ này, ATP Software sẽ giúp bạn tìm hiểu tới các tính năng hữu dụng. Công cụ giúp bạn phân tích hiệu suất và hiệu quả các trang web của bạn.
Thiết lập Dashboard
Google Analytics Dashboard là tập hợp các widget giúp bạn theo dõi, giám sát các chỉ số báo cáo và chỉ số quan trọng trên trang web. Google Analytics cũng cung cấp các tính năng giúp bạn có thể tạo ra nhiều Dashboard khác nhau phù hợp với mục đích phân tích của bạn.
Ví dụ như Dashboard về hiệu suất trang web phiên bản mobile. Hay Dashboard giúp theo dõi hiệu suất trang web của mình theo thời gian thực. Tuy nhiên Google Analytics không có Dashboard mẫu. Do đó, bạn phải tự xây dựng cho mình theo nhu cầu và sở thích.
Audience Overview
Audience Overview là xem tổng quan về người dùng trên website, một trong những tính năng chính của Google Analytics. Chức năng này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về những gì xảy ra trên website của bạn. Trong đó bao gồm:
- Số người dùng đã xem.
- Số lượng người dùng.
- Số lượt xem trang.
- Nhân khẩu học…
Ngoài ra còn nhiều chỉ số khác giúp bạn hiểu thêm về website của mình. Thông qua đó bạn có thể điều chỉnh và tối ưu hiệu suất của trang web.
Annotations
Annotations là chức năng chú thích thông tin. Đây là công cụ đơn giản nhưng lại cực kỳ hữu ích. Annotations cho phép bạn tạo ra chú thích cho từng ngày cụ thể. Bạn có thể gắn chú thích này bằng cách đến bất cứ report nào, click vào mũi tên xuống nằm ở giữa bên dưới báo cáo.
Ví dụ như nhận viên của bạn lên một chiến dịch vào ngày thứ 2 tuần tới nhưng vẫn chưa thấy báo cáo. Đúng hôm đó lượt traffic của bạn tăng đột biến nhưng bạn không hiểu lý do vì sao nếu nhân viên không báo lại.
Để hạn chế điều này, bạn sẽ tạo ra ghi chú nhỏ trong Google Analytics. Với thông điệp “chiến dịch email cho 7000 khách hàng” vào ngày bạn sẽ gửi email này có thể dễ dàng xác nhận nguyên nhân biến động traffic trên website.
Theo dõi hiệu suất các chiến dịch
Công cụ này sẽ giúp thu thập thông tin về cách mà chiến dịch marketing hoạt động. Như chiến dịch email, banner, chiến dịch trên mạng xã hội. Bạn chỉ cần thêm mã UTM với đường link trang web. Sau đó, Google Analytics sẽ đọc các thông tin từ đường link này. Công cụ sẽ hiển thị trong “Acquistion” → “Campaign”.
Những lưu ý khi sử dụng Google Analytics là gì?
Sau khi gắn mã code vào website, Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn nhiều chỉ số quan trọng. Trong đó có cả các chỉ số ATP Software đã kể trên và một vài chỉ số khác. Để có thể theo dõi và phân tích các website hiệu quả, bạn cần chọn lọc và sắp xếp các điểm sau đây.
- Home: giúp bạn thiết lập 1 trang Dashboard tổng quan của riêng bạn. Bạn cần chọn và Add Comparison và chọn những chỉ số cần theo dõi.
- Realtime: Giúp bạn xem được hành vi hiện tại của người dùng trên trang. Trong đó bao gồm thời gian trung bình phiên, trang được truy cập nhiều nhất, nguồn truy cập.
- Acquisition: Lượt traffice của bạn đang đến từ các nguồn nào.
- Retention: Dựa vào các thông tin người dùng để lại Google Analytics sẽ cho bạn biết có bao nhiêu người quay trở lại.
- Engagement: Cho bạn biết hành động của người dùng trên trang. Như là xem trang, số phiên, lượt thoát trang.
- Monetiztion: Đối với những trang web bán hàng, chức năng này sẽ cho bạn biết các chỉ số liên qua đến hiệu suất kinh doanh. Ví dụ như giá trị đơn hàng, doanh thu,…
Trên đây là những chỉ số của Google Analytics bạn cần lưu ý. Chúng có thể giúp bạn phân tích tổng quan hiệu suất của website của mình. Ngoài ra, công cụ này còn nhiều vấn đề khác cần nghiên cứu. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ để sử dụng hiệu quả.
Kết luận
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay với chuyên trang. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm được Google Analytics là gì và các chỉ số của Google Analytics là gì? Đừng quên theo dõi ATP Software để cập nhật thêm nhiều thông tin hay khác.