Kinh doanh ngành F&B luôn được nhiều người săn đón và chưa bao giờ hết hot. Tuy nhiên, vào nghề mới thấy, để có thể tạo dựng một thương hiệu trong ngành này, dường như không hề đơn giản. Vậy nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp ngành F&B, hãy cùng xem bài viết phân tích case study: quán chè bưởi vỉa hè & chè bưởi Mẹ Siêu Nhân dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn nhé!
Kinh doanh ngành F&B miếng bánh khó gặm
F&B là một thuật ngữ viết tắt của Food and Beverage Service – một loại hình dịch vụ về phục vụ ẩm thực cho thực khách, là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi khách sạn, nhà hàng, fast food,… có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống, tổ chức tiệc, buffet theo yêu cầu của khách nghỉ tại khách sạn. Khởi nghiệp trong ngành F&B chưa bao giờ hết hot, thế nhưng không phải ai cũng thành công ngay khi đặt nền móng đầu tiên.
Hiểu hơn về ngành F&B qua bài học kinh doanh trong ngành
Hãy bắt đầu từ những case nhỏ trước. Đầu tiên, tôi sẽ phân tích case study: quán chè bưởi vỉa hè & chè bưởi Mẹ Siêu Nhân.
Bài học 1: Phân tích case study kinh doanh quán chè bưởi vỉa hè & chè bưởi Mẹ Siêu Nhân
Case study quán chè bưởi -vỉa hè:
Vợ & con trai mình khá thích ăn chè bưởi, nên 2-3 tháng lại chở vợ con ghé quán nào đó ăn. Mình hay chạy xe máy hóng mát bên khu Thảo Điền, có quán chè bưởi vỉa hè cũng khá ngon. Vì thỉnh thoảng vẫn ghé nên mình hay nói chuyện với cô chủ…
– Cô bán ở đây đã hơn 10 năm rồi, nhưng vị trí thì có chút thay đổi dựa theo thời gian do phải kiếm khu đất trống để bán, mà chỗ nào chủ đất xây dựng thì lại phải di chuyển chỗ mới
– Chỉ bán được vào buổi tối, ngày nào trời mưa thì dọn dẹp nghỉ bán, mùa này cũng hay mưa nên thu nhập bị giảm
– Thỉnh thoảng vẫn bị đô thị quét nếu có đợt, và hàng tháng vẫn mất ít “tiền cafe” cho các anh để có chỗ bán chè
– Quán cô chỉ có mỗi 1 món độc nhất là chè bưởi, giá mỗi ly hình như 15k
– Mỗi ngày ở đây cũng bán được vài chục ly chè, tháng kiếm thêm được 8-15tr, tuy nhiên không ổn định lắm!
– Quán của cô chỉ có vài cái bàn nhựa & biển hiệu nhỏ “Chè Bưởi”. Cũng không có tên hay địa chỉ để tìm kiếm
– …
Case study quán chè bưởi – Mẹ Siêu Nhân:
Bên khu Chu Văn An, Bình Thạnh, HCM. Có quán chè bưởi khác, tên là “Chè Bưởi Mẹ Siêu Nhân”, cách đây vài hôm vợ chồng mình đi dạo thấy quán bắt mắt nên ghé vào ăn. (Nhưng thực ra mình đã để ý quán này vài lần trước đây)
Quán này có khá là nhiều keys ấn tượng, nên mình viết post này để chia sẻ đến ae về một số điều mình quan sát được:
– Quán nằm ở trên đoạn đường Chu Văn An, khu khá đông dân & lưu thông nhiều.
– mặt tiền quán tuy hơi bé, ~4m ngang nhưng nhờ vào thiết kế không gian quán có tông chủ đạo màu xanh trùng với vỏ bưởi, cả bàn ghế, biển hiệu cũng đều màu xanh, khá bắt mắt!
– Biển hiệu led, đặt vuông góc với mặt bằng để dễ thấy với những ai di chuyển trên đường dòng. (Ai làm shop offline chú ý những yếu tố nhỏ nhỏ như này, riêng biển hiệu & ánh sáng là điều rất quán trọng)
– Tên quán “Chè Bưởi Mẹ Siêu Nhân” cũng khá ấn tượng & dễ nhớ, đặc biệt là cái tên được gắn liền với một câu chuyện rất cảm động. Mọi người có thể lên mạng search…
– Buổi tối mình hay đi đá banh chạy ngang con đường này, điểm làm mình quan tâm ở các lần trước đó là quán luôn có khách ngồi. (Keys rất quan trọng với hình thức buôn bán offline, ngành F&B. Tạo sự chú ý & niềm tin cho những khách hàng mới ghé vào quán…)
– Mình đến ăn thì không thấy chị người mở quán & bé “siêu nhân” đâu. Thấy có 2 bạn người làm công nữ đang làm (chắc là sinh viên part time). tuy nhiên đây chính là một điều rất tốt của người làm kinh doanh, nếu như người chủ không cần có mặt nữa mà vẫn có thể vận hành, sẽ dễ mở rộng mô hình chuỗi shop & có thời gian tự do hơn…
– Có setup máy POS, phần mềm để in hoá đơn & quản lý kinh doanh (cách trọng yếu để quản lý người làm công & nắm chi tiết hoạt động bán hàng của mình)
– Ngoài chè bưởi, thực đơn quán còn có thêm vài món khác để chọn lựa. Cũng giúp khách dễ ăn thêm 2-3 món hoặc nhiều ly để tăng doanh thu trên mỗi đơn hàng.
– Quán có vẻ khá vệ sinh, ly chè cũng bắt mắt & nhìn không gian sạch sẽ (rất quan trọng với mô hình quán ăn như này để giữ khách). Có khu mini cho tụi nhỏ ngồi chơi…
– Ngồi ăn thấy có nhiều khách địa phương ghé vào mua vài ly mang về, hình như toàn là khách quen. (Với ngành F&B chỉ cần giữ được khách cũ là thắng, còn khách chỉ ghé ăn 1 lần mà không quay lại chắc chắn sớm muộn cũng phải đóng cửa).
– Quán có tên & địa chỉ rõ ràng. Chị chủ cũng rất biết làm marketing. Có fanpage, có Kết hợp với các ứng dụng chuyển hàng như: Now, Grab, GoViet,… Và cũng có review trên Foody, cập nhật google map. —≫>> xu hướng vào thời điểm hiện tại người dùng đặt hàng & coi online, nên ai đang làm F&B mà bỏ qua kênh này thì rất lãng phí.
– Đặc biệt, nhờ câu chuyện ý nghĩa về cái tên & cậu bé “siêu nhân”, nên mình thấy khá là nhiều báo chí & phóng sự quay tại quán. nhưng vẫn chưa có keys này mình nghĩ quán vẫn đông, vì cũng chẳng mấy người biết & coi nó. tuy vậy với những mô hình khác anh em cũng có thể chủ động với kênh PR này, cũng sẽ khá đạt kết quả tốt…
– …
Không rõ kết quả kinh doanh như thế nào, nhưng chè bưởi là sản phẩm có chi phí nguyên liệu thấp, khi đã tinh gọn được khâu vận hành thì biên lợi nhuận bán hàng sẽ khá cao.
Với chỉ 2 nhân viên parttime & lượng khách đông như vậy, nếu trung bình mỗi ly chè ~20k, ngày bán >300 ly có khi kiếm >100tr/tháng ấy chứ. (Cái này hên xui mình chỉ đoán mò thôi). tuy nhiên khi đã làm tốt được như vậy, >50tr/tháng ổn định cũng đủ vui rồi…
Các góp ý bổ sung khác nếu quán chưa triển khai, muốn mở rộng quy mô & khách hàng.
– Chạy facebook ads nếu quán vắng khách (theo local bán kính ~5km)
– Chủ động kết nối KOL & sử dụng kênh này để quảng bá quán (trên Tiktok, Youtube,…)
– Mở chuỗi cửa hàng nếu có khả năng quản lý
– “Buôn có bạn, bán có phường”, nếu gần xung quanh quán của mình có thêm các quán ăn khác cũng bán đồ ăn vặt tương tự, thu hút sinh viên & giới trẻ đến ăn. Sẽ giúp tạo sự chú ý & nhộn nhịp hơn…
– Thêm dòng sản phẩm xoay quanh bưởi để bán kèm thêm để tăng doanh thu & điểm chạm với khách hàng
– …
So sánh 2 case study
So sánh giữa 2 case để thấy, dù cùng sản phẩm kinh doanh, nhưng lựa chọn cách làm khác nhau sẽ cho kết quả hoàn toàn khác. Nhất là SỰ ỔN ĐỊNH & khả năng MỞ RỘNG với case thứ 2 là Chè Bưởi Mẹ Siêu Nhân.
Dù case này khá đơn giản & quen thuộc, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều đang va chạm hàng ngày. Nhưng là người làm kinh doanh, chúng ta cần có “con mắt quan sát” & đầu óc phân tích, để dần dần học được nhiều điều hay ho & ứng dụng cho hoạt động kinh doanh của mình.
Chẳng cần lĩnh vực hay mô hình kinh doanh cao siêu, cũng chẳng quá khó khăn trong việc tạo ra sản phẩm. Chỉ cần đặt tâm vào hoạt động kinh doanh & bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, với sản phẩm & mô hình TINH GỌN vẫn giúp chúng ta kiếm >100tr/tháng nếu làm tốt…
Bài học 2: Sản phẩm phù hợp là quan trọng nhất
Năm 2013, McDonald’s gia nhập thị trường nước ta. Tôi hy vọng bánh burger sẽ biến mình thành một phần ẩm thực Việt, vì McDonald’s là một ông lớn và trước đây đã có Burger King rồi.
Tôi không muốn đứng ngoài làn sóng này nên tranh thủ bắt theo, mở một thương hiệu mang tên Maxi Burger.
nhãn hiệu của tôi tập trung làm bánh cỡ to, bằng với cỡ to nhất trên thực đơn của Burger King và có mức giá thấp hơn.
cửa hàng của tôi nhỏ xíu nằm trong TTTM Royal City, ngay sát shop to đùng của Carl Jr’s, một trong 5 nhãn hiệu bán bánh burger khổng lồ nhất nước Mỹ.
Sau vài tháng, Carl Jr’s đóng cửa. Sau gần 2 năm, nhãn hiệu burger của tôi cũng ngừng bán hàng trong TTTM.
Đến nay, ngay cả Burger King cũng phải thu hẹp quy mô bán hàng, vì sản phẩm bánh burger dường như chưa thể biến mình thành một phần thói quen của người Việt.
trước đó, có một trường hợp tương tự là cơm kẹp Vietmac. Cơm kẹp có hình thức như bánh burger, chỉ thay vỏ bánh mì bằng cơm. tuy nhiên vì khách hàng chưa quen sử dụng bánh burger, nên cơm kẹp cũng thất bại.
Kết luận: Bài học tôi rút ra là kể cả thương hiệu mạnh đến mấy, chuỗi vận hành chuẩn tốt đến mấy nhưng sản phẩm mới là yếu tố quyết định. Kể cả với sự góp mặt của ông lớn McDonald’s, bánh burger vẫn không là món ăn khoái khẩu và hàng ngày của người Việt.
Bởi vậy khi sức mua không đủ lớn, thị trường quá nhỏ thì việc những nhãn hiệu với sản phẩm lõi là bánh burger gặp khó là chuyện đương nhiên.
Trên đây là 2 bài học kinh doanh từ nhỏ đến lớn trong ngành F&B. Mong rằng qua đây ae có thể có cái nhìn tổng quan hơn và lựa chọn cho mình hướng phát triển kinh doanh phù hợp.
Nguồn: Tác giả tổng hợp