Khi bạn có 1 doanh nghiệp hoặc công ty cho riêng mình thì yêu tố quan trọng đầu tiên để khách hàng nhớ đến mỗi lúc họ lục lại bộ nhớ để tìm những sản phẩm, dịch vụ mình đã từng trải nghiệm qua chính là Tên thương hiệu của bạn. Một donh nghiệp sẽ được cho là thành công khi khiến khách hàng nhớ được tên và nhận diện được thương hiệu của họ.
5 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu
Hiểu một cách đơn giản, tên thượng hiệu là sự bắt nguồn của một công ty. Khi bạn Đặt tên công ty/ Tên thương hiệu rồi thì mới có Logo và Slogan. Thực tế đã có nhiều công ty đã phải trả một cái giá rất đắt, gần như là đập đi xây lại chỉ vì lúc Start-up đặt tên bừa bãi, không theo một quy định nào. Nếu bạn là một người chuẩn bị khởi nghiệp, hãy tham khảo quy định đặt tên công ty dưới đây:
1. Tên thương hiệu PHẢI bảo hộ được
Nguyên tắc đầu tiên phải tuân thủ trong việc đặt tên thương hiệu.
Chắc sẽ có người cho rằng: “Tôi kinh doanh online thôi thì việc gì cần phải bảo hộ?”
Vậy bạn có bao giờ suy nghĩ, nhỡ may tên đó bị trùng và bên kia có đăng kí bảo hộ cho tên công ty, họ sẽ report bạn cho đến lúc sập hết các kênh bán hàng của mình? Hoặc đơn giản hơn là có một cửa hàng nào khác nhái tên của bạn để kinh doanh đúng mặt hàng bạn đang bán, cướp khách trắng trợn.
Và nếu cả 2 trường hợp trên có không xẩy ra đi nữa thì bạn không nghĩ đến chuyện mở rộng kinh doanh ra cửa hàng hoặc chuỗi của hàng hay sao? Đã dấn thân vào kinh doanh thì hay suy nghĩ mình là “ÔNG CHỦ/ BÀ CHỦ” Hãy nghĩ lớn!!! Chứ đừng nghĩ theo kiểu “CON BUÔN”
Thế quy định của tên thương hiệu bảo hộ được là gì?
Rất đơn giản! Đó chính là ĐÁNH VẦN ĐƯỢC. Ngay tại Việt Nam đã có rất nhiều thương hiệu không đánh vần được và họ đã phải bất đắc dĩ bảo hộ bằng hình ảnh Logo. Đó là FPT của ông Trương Gia Bình, là HTVSite của ông Phạm Hùng Thắng, là ASV của ông Vương Duy Nam…
2. Đơn giản và dễ nhớ
Công thức cho 1 tên thương hiệu khiến khách hàng nhớ đến là chỉ có 2 hoặc 3 âm tiết. Đừng cố gắng đặt nhiều hơn vì khách hàng sẽ không thể nhớ hết nếu nó có từ 4 âm tiết trở lên.Nếu định vị của bạn tốt, bạn có thể đặt tên với 1 âm tiết như Zing, Vin… Nhưng theo lời khuyên của ThiCao thì nên để tên thương hiệu và tên công ty với 2 âm tiết là tốt nhất
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, não bộ con người sẽ ghi nhớ rất nhanh và sâu nếu tên thương hiệu của những chữ cái như A O I E. Thực tế chứng minh, tất cả các thương hiệu top đầu của thế giới đều có một hoặc hai trong 4 chữ cái này. Chúng ta có thể kể ra vô số cái tên như Apple, Facebook, Honda, Toyota, Audi, Zara, Pepsi, Zalo…
Một nguyên tắc bất hữu, hãy nhớ cho dù là đặt tên doanh nghiệp theo Tiếng Việt hay Tiếng Nước Ngoài, hãy cố gắng đặt một cái tên “VIẾT SAO ĐỌC VẬY”. Chỉ khi khách hàng đọc được, thì họ mới có khả năng ghi nhớ sâu vào tiềm thức. Đừng như những thương hiệu đọc xong chả thể nhớ nổi này: BvlGari, TAGHauer, Bugatti Veyron…
3. Tên miền (.com) phải còn
Nếu muốn phát triển nhận diện thương hiệu thì domain website phải được lấy theo tên thương hiệu. Vậy nên khi đã nghĩ ra tên thương hiệu, hãy check tên miền của domain đó. Nếu tên miền dot com vẫn còn, bạn có thể thoải mái đặt tên rồi mua domain.
Nếu nó đã có chủ sở hữu, hãy cố gắng liên lạc và đàm phán với họ cái giá tốt nhất để mua lại. Trong trường hợp không mua được, hãy nghĩ ngay đến chuyện đặt tên khác.
Đừng cố gắng sử dụng tên miền khác (.com). Khách hàng nước ngoài sẽ không thể tìm được bạn đâu.
4. Tránh những liên tưởng lệch lạc, tiêu cực về mặt ngữ âm
Rất nhiều doanh nghiệp đã phải dở khóc dở cười với tên thương hiệu khi nó mang nghĩa quái đản ở một thị trường nào đó. Hơn nữa, có những tên không gặp vấn đề về ý nghĩa, nhưng phát âm của nó có thể được liên tưởng với những thứ cực kì tiêu cực và nhạy cảm.
Đặc biệt tại thị trường Tây Ba Nha, xe ô tô Laputa của hãng Mazda trong tiếng bản địa tức là “gái bán dâm”. Xe Nova của thương hiệu Chevrolet lại mang ý nghĩa là “không đi được”. Đỉnh điểm là xe Pajero của Mitsubishi thì có nghĩa là “ngu đần”
Lịch sử cũng từng ghi nhận nhiều thương hiệu Việt Nam dính phải cú phốt cực đáng sợ này. Đơn cử như trường hợp mì Sagami của Việt Nam mang sang nhật, không may trùng đúng với một thương hiệu bao cao su có tiếng ở nước bản địa. Hay trường hợp hãng hàng không Speed Up của anh Hà Dũng nghĩa là “tăng tốc”. Nhưng khi viết không dấu thì sẽ thành “tang toc” – đọc là tang tóc. Vậy nên chả có ai dám sử dụng dịch vụ của hãng hàng không đó nữa.
5. Hay và phải khác biệt với đối thủ
Nguyên tắc này, dù muốn hay không thì các start-up cũng phải thực hiện. Nếu đối thủ đã dùng các thành tố nào để đặt tên, thì bạn cần phải tránh nó ra, kể cả là những từ ngữ của ngành. Đã là start-up thì chắc chắn bạn đã đi sau đối thủ. Đừng có suy nghĩ một cách thiển cận rằng đặt tên shop gần giống với họ để cướp khách. Họ sẽ cướp của bạn nhiều hơn đó. Khách hàng của bạn khi cần mua hàng lần 2 nhưng không nhớ rõ tên bạn, họ sẽ lên mạng search.
Và lúc đó thì độ phủ của đối thủ đi trước chắc chắn sẽ hơn bạn rồi? Nhưng hãy lưu ý một điều: “Khác biệt chứ đừng khác lạ”
Cuối cùng, dù tên công ty đã hay, tên doanh nghiệp đã đạt chuẩn thì bạn cũng đừng bao giờ cho rằng một cái tên sẽ làm nên thương hiệu. Tên dù có kiệt xuất đến mấy cũng không thể cứu vãn cho một sản phẩm hãy dịch vụ kém chất lượng. Sản phẩm có trước thương hiệu có sau, vì vậy muốn có một thương hiệu mạnh, cần có tên thương hiệu dễ nhớ và khác biệt dựa trên nền tảng là sản phẩm, dịch vụ xuất sắc.
Lưu ý đặt tên công ty theo phong thủy, tâm linh:
Vấn đề phong thủy, tâm linh đáng lý ra sẽ không nằm trong nguyên tắc đặt tên thương hiệu. Nhưng ở một đất nước Đông Nam Á với nền tảng văn hóa tâm linh sâu sắc thì bạn không nên bỏ qua lưu ý này. Đặc biệt là các chủ của hàng nhỏ muốn tìm hiểu về việc đặt tên shop. Việc đặt tên theo mệnh, tuổi có thể sẽ giúp bạn kinh doanh thuận lợi hơn phần nào đó.
8 Phần Mềm Giúp Bạn Đặt Tên Thương Hiệu
Ngay cả khi chỉ bắt đầu kinh doanh online, hoặc mở một cửa hàng nhỏ, việc chọn lựa đặt tên cho công ty đã chẳng dễ dàng gì, chưa nói tới xây dựng việc muốn xây dựng thương hiệu lớn trong tương lai.
Để giúp bạn tìm kiếm ra một cái tên thật hoàn hảo, dưới đây là danh sách các phần mềm công cụ đặt tên online để bạn khám phá.
1. Shopify
Công cụ đặt tên thương hiệu của Shopify là một phần mềm miễn phí, tự động kết hợp các từ khóa người dùng mong muốn để tạo thành danh sách các tên thương hiệu khả thi nhất để chọn lựa.
Đây sẽ là ứng dụng đặt tên hoàn hảo nếu như bạn đang tìm kiếm sự sáng tạo nào đó trong cách đặt tên.
2. Namelix
Namelix là một website cung cấp cho người dùng tên thương hiệu cũng như các ý tưởng về thiết kế logo. Bạn nhập một hoặc nhiều từ khóa khác nhau, Namelix sẽ sử dụng các từ tương đương để tạo ra một danh sách các ý tưởng. Chúng đồng thời cũng liệt kê đầy đủ các domain của website chưa ai sở hữu.
3. Oberlo
Công cụ tạo tên doanh nghiệp Oberlo là một website miễn phí, sử dụng để tìm kiếm tên thương hiệu phù hợp cho các dự án hoặc công ty. Nhập một từ bạn muốn thêm vào trong tên thương hiệu của mình, công cụ sẽ tự động liệt kê các biến thể để bạn chọn lựa.
4. Wordoid
Wordoid là một công cụ đặt tên thương hiệu vô cùng thông minh, cung cấp cho người dùng những danh sách tên rất sáng tạo và thú vị. Nếu bạn đang tìm những cái tên không nhất thiết phải mang ý nghĩa nào đó (như Google) thì đây sẽ là công cụ hoàn hảo dành cho bạn.
5. Dot-o-mator
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Dot-o-mator để tìm kiếm các tên domain chưa bị người khác mua.
Bước đầu tiên khi sử dụng, bạn sẽ phải lựa chọn các danh mục cho đặc điểm của tên thương hiệu như sôi động, tích cực, đầy màu sắc, cho tới các đặc điểm khác như thuyền, công nghệ, hay không gian.
Sau đó Dot-o-mator sẽ tự động liệt kê các từ phù hợp với danh mục lựa chọn của bạn. Click vào ô kết hợp, bạn sẽ thầy đầy đủ các domain khi kết hợp các từ phía trên lại với nhau.
6. NameStation
NameStation là một công cụ lý tưởng cho tên domain, cung cấp các hướng dẫn tìm kiếm, gợi ý từ khóa cũng như các biến thể của tên bạn nhập.
Ngoài ra, công cụ này cũng sở hữu tính năng liệt kê các domain available giống các phần mềm trên.
7. Bustaname
Bustaname cho phép người dùng nhanh chóng tìm kiếm các domain chưa được sở hữu bằng cách kết hợp các từ khóa lại. Bạn chỉ cần nhập các ý tưởng của mình, công cụ đặt tên thương hiệu Bustaname sẽ liệt kê vô vàn các ý tưởng khác nhau.
8. Impossibility!
Impossibility là một phần tạo tên thương hiệu khá đơn giản. Bạn có thể lựa đó là tính từ, động từ hoặc anh từ. Hơn thế nữa, là độ dài của tên thương hiệu (4 ,5, hoặc 6 chữ cái tùy theo ý thích). Và cuối cùng phần mềm này cũng sẽ kiểm tra liệu tên này còn mua được domain hay không
4 Phong Cách Đặt Tên Thương Hiệu Danh Cho Công Ty Mới
Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều muốn đặt tên thương hiệu làm sao để phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu, dễ ghi nhớ, nghe bắt tay và giúp xây dựng thương hiệu của công ty một cách bền vững. Những áp lực vô hình đó sẽ đề nặng lên mỗi người chủ doanh nghiệp khi muốn đặt một cái thật “hoàn hảo”.
Có hàng trăm các phong cách cũng như xu hướng đặt tên thương hiệu, thế nhưng chắc chắn bạn không nên bỏ qua 4 phong cách đặt tên vô cùng thông dụng này. Tham khảo ngay thôi:
1. Sự sáng tạo hoặc khác biệt
Một cái tên thương hiệu độc đáo chắc chắn sẽ đem lại sức mạnh hiệu quả về khả năng ghi nhớ trong tâm trí khách hàng. Những tên thương hiệu này thường được đặt bằng một từ chẳng có nghĩa gì hoặc rất ít khi được sử dụng, hoặc mang một ý nghĩa đặc biệt nào đó. Điểm lợi của cách đặt tên thương hiệu này là khó lòng trùng được với các doanh nghiệp khác.
Nhược điểm: Cách đặt tên thương hiệu này thường khá khó để phát âm hoặc đánh vần, đôi khi lại là một thử thách đối với khách hàng và chính nhân viên trong công ty.
2. Các từ thông dụng thường ngày
Các doanh nghiệp lựa chọn đặt tên theo các từ thông dụng thường ngày và biến chúng trở thành tên một thương hiệu sẽ tránh được các lỗi về khó đọc, khó viết, khó phát âm như ở trên. Thế nhưng:
Nhược điểm: Cách đặt tên thương hiệu này thường không có nhiều ấn tượng mấy và dễ bị lãng quên.
3. Dựa vào tên của chủ sở hữu
Công ty lựa chọn cách đặt tên này thường sử dụng chính tên của người chủ để phân biệt với các thương hiệu khác trên thị trường. Chúng thường tạo nên một cảm giác về một thương hiệu có tính lịch sử, sự lâu đời, qua đó tạo dựng thêm nhiều niềm tin hơn từ phía khách hàng.
Nhược điểm: Cách đặt tên này nếu theo nước ngoài thì có vẻ khá chuyên nghiệp, nhưng xét theo thị trường Việt Nam thì… hoàn toàn không. Thêm vào đó là đôi khi người ta dễ dàng viết sai hoặc đánh vần sai những cái tên này.
4. Đặt tên theo chữ viết tắt
Cách đặt tên thương hiệu này thường lấy chữ cái đầu của 1 cụm từ dài nào đó làm đại diện luôn cho thương hiệu. Một ví dụ tiêu biểu nhất mà tôi có thể nghĩ ra ngay bây giờ đó chính là IBM – hãng công nghệ nổi tiếng nhất của Mỹ.
Nhược điểm: Đôi khi bạn sẽ bắt gặp khá nhiều công ty có cùng chung một kiểu viết tắt các chữ cái đầu thế này, hơn thế nữa việc bảo hộ cho các từ viết tắt tại Việt Nam là rất khó khăn.
Tâm Trần – Tổng hợp và edit
Tham khảo: uplevo.com
——————————
Liên hệ ATP Software
Website : https://atpsoftware.vn/
Group : https://www.facebook.com/groups/ATPSupport/
Page : https://www.facebook.com/atpsoftware.tools/
Hotline & Tổng đài tư vấn miễn phí: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096