Hướng dẫn kinh doanh hàng Thái Lan 2024 – Thời kỳ kinh tế mở cửa hội nhập, tự do thương mại giữa các nước được mở rộng. Người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong mua sắm, sử dụng sản phẩm dịch vụ từ rất nhiều thương hiệu trong và ngoài nước.
Bạn muốn sử dụng hàng ngoại nhập nhưng không biết nên chọn sản phẩm của nước nào để vừa đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp lại đảm bảo tính kinh tế. Trước những trăn trở đó đã có rất nhiều người tiêu dùng Việt tin tưởng và sử dụng các sản phẩm đến từ xứ sở chùa vàng Thái Lan. Quả thật sản phẩm “Made in Thailand” đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu khắt khe từ người tiêu dùng: mẫu mã đẹp, chất lượng, giá cả phải chăng.
Nhận thấy được tiềm năng, ngày càng có nhiều người nhập hàng Thái Lan về kinh doanh. Nhưng cách kinh doanh hàng Thái Lan sao cho hiệu quả thì không phải ai cũng nắm rõ đặt biệt là những bạn mới tập tành kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Để biết cách kinh doanh hàng Thái Lan đạt kết quả, trước tiên các bạn cần tìm hiểu rõ các mặt hàng nào hot để kinh doanh và cách để nhập hàng sao cho hiệu quả.
Tổng quan về thị trường Thái Lan
1. Thông tin cơ bản
Tên chính thức: Vương quốc Thái Lan
Vị trí địa lý: Nằm ở khu vực Đông Nam Á
Diện tích: 513.115km²
Dân số: 67.089.500 (ước 7/2010)
Thủ đô: Băng-cốc
Ngôn ngữ: tiếng Thái
Ngày quốc khánh: 02/01
Đơn vị tiền tệ: đồng bạt Thái (THB)
2. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Nam Á.
Giáp giới:
o Phía Đông Bắc giáp Lào.
o Phía Đông Nam giáp Campuchia và Vịnh Thái Lan
o Phía Tây giáp biển Andaman – Ấn Độ Dương và Myanmar
o Phía Nam giáp Vịnh Thái Lan và Malaysia
Diện tích: Tổng diện tích: 514.000 km2.
Thái Lan có chiều dài từ Bắc tới Nam là 2500 km² và chiều rộng từ Tây sang
Đông là 1250 km².
Địa hình: Vùng trung tâm của Thái Lan là một đồng bằng lưu vực sông Mênam màu mỡ đông dân. Vùng phía Bắc có nhiều núi, trong đó có đỉnh Doi Intha-non, cao 2.595 m. Cao nguyên Kho-rát nằm ở vùng Đông Bắc. Nối liền Thái Lan với Malaysia là eo đất Kra có nhiều núi. Sông chính: Sông Mê-kông 4.350 km; sông Mê-nam l.200 km.
Tài nguyên thiên nhiên: Thiếc, cao su, khí tự nhiên, tungsten (một kim loại cứng màu xám dùng để chế tạo thép hợp kim và sợi đốt trong bóng đèn điện), tantali, gỗ, chì, cá, thạch cao, than non, fluorit, đất trồng.
3. Khí hậu
Cận nhiệt đới, mưa nhiều, thời tiết ấm áp; nhiều mây và gió mùa ở khu vực Đông Nam; từ tháng mười đến giữa tháng ba thời tiết khô, lạnh ở khu vực Đông Bắc; ở dẻo đất phía Nam luôn nóng và ẩm ướt.
4. Kinh tế
Công nghiệp chiếm 36,2%, nông nghiệp: 8,2% và dịch vụ: 55,6% GDP.
Trong năm 2017, nền kinh tế Thái Lan tiếp tục duy trì tăng trưởng với GDP tăng khoảng 3,9%. Chính phủ Thái Lan đã thành công trong tạo việc làm, ổn định thu nhập và thúc đẩy kinh tế từ cơ sở.
Với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, chính sách của chính phủ, chi tiêu công và sự phục hồi của các ngành sản xuất, trong quý I/2018, nền kinh tế lớn thứ hai của Đông Nam Á đang tăng trưởng dù phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và mức tăng thấp hơn so với hầu hết nước trong khu vực ASEAN.
Các nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan đánh giá, các chính sách đầu tư phù hợp, cơ sở hạ tầng tốt và nguồn nhân lực có năng lực là động lực chính cho Thái Lan duy trì lợi thế cạnh tranh và thành công trong kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế.
Các ngành kinh tế trọng điểm
Công nghiệp
Các ngành công nghiệp chính của Thái Lan là dệt và may mặc, chế biến nông nghiệp, đồ uống, thuốc lá, xi măng, công nghiệp nhẹ như sản xuất đồ trang sức và những thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện, đồ gia dụng, nhựa, ô tô và linh kiện.
Thái Lan là nước đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất tungsten (một kim loại cứng màu xám dùng để chế tạo thép hợp kim và các sợi trong bóng đèn điện và là nước đứng thứ ba trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất thiếc.
Nông nghiệp
Các nhà hoạch định chính sách Thái lấy nông nghiệp là bệ phóng cho nền kinh tế quốc dân, và không chỉ có thế, mục tiêu cốt lõi là tạo ưu đãi “tam nông” để ổn định chính trị xã hội. Nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của người nông dân cũng như phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng bền vững,.
Mặc dù bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp Thái Lan gấp 4 lần Việt Nam nhưng nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn không chỉ dành cho cây ngô, lúa nương mà nhiều loại lúa cao sản đã được triển khai và cho năng suất cao.
Thái Lan được được cho là “nồi cơm” của thế giới do luôn duy trì được “ngôi vị số 1” toàn cầu về xuất khẩu gạo.
Ngoài lúa gạo, Thái Lan còn phát triển sản xuất nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như ngô, cao su và cả những…loài hoa. Năm 2009, ngành nông nghiệp Thái Lan đã đóng góp 11,6% vào GDP, tạo việc làm cho 49% số người trong độ tuổi lao động.
Du lịch
Là một ngành đem lại doanh thu lớn cho kinh tế Thái.
Theo Cơ quan Du lịch Thái Lan, trong năm 2007, có 14,8 triệu du khách nước ngoài đến Thái Lan và mang lại 1,6 tỷ USD cho ngành công nghiệp không khói.
5. Thương mại
Nền kinh tế của Thái Lan phụ thuộc và xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP.
Các bạn hàng lớn nhất của Thái Lan như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.
Ngoài ra xuất khẩu của Thái Lan còn được đẩy mạnh nhờ các thỏa thuận tự do thương mại song phương như với Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Peru, Bahrain.
Những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan là vải sợi, giày dép, các sản phẩm từ cá, gạo, đồ trang sức, máy vi tính và các thiết bị điện tử.
Các mặt hàng Thái Lan nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng, nhiên liệu. Thị trường nhập khẩu chính từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Các Tiểu vương quốc A rập thống nhất, Singapore.
Mặt hàng Thái Lan được yêu thích
Tại Việt Nam các loại hàng hóa như: mỹ phẩm, quần áo, đồ ăn đóng hộp, đồ nhựa gia dụng, bánh kẹo được sản xuất tại Thái rất được ưa chuộng.
Tóm lại các mặt hàng tiêu dùng Thái Lan được chia thành 4 loại chính
- Mặt hàng sản phẩm mỹ phẩm: Nước giặt, tẩy rửa, dầu gội, sữa tắm, xà phòng, sữa rửa mặt, nước hoa….
- Mặt hàng tiêu dùng gia đình: Các sản phẩm nhựa, đồ thủy tinh (ly, tách, cốc, dĩa, bình…), bàn chải đánh răng, các đồ vật dụng inox (xoong nồi, dao, kéo, chảo, bình phích, muỗng, vá…)
- Mặt hàng thực phẩm: Các sản phẩm dinh dưỡng, bánh, kẹo, ngũ cốc, đồ uống, sữa…
- Mặt hàng thời trang Thái Lan: Các sản phẩm như quần áo nam, quần áo nữ, đồ thời trang trẻ em, giày dép, túi xách, màn chụp, chiếu, đồ lót, đồ tắm…
Mỹ phẩm Thái Lan
Thực phẩm Thái Lan
Quần Áo Thái
Đồ thủ công, mỹ nghệ Thái
Ngoài ra còn có các mặt hàng khác như: giấy, khăn giấy, các loại bông băng, tăm bông…
Cách nhập hàng Thái Lan như thế nào?
Có 3 cách cơ bản để nhập hàng Thái Lan về Việt Nam: trực tiếp sang Thái Lan mua hàng, mua hàng thông qua các công ty dịch vụ hoặc mua hàng online.
Trực tiếp qua Thái Lan nhập hàng
Phương tiện di chuyển
Việc di chuyển sang Thái Lan khá đơn giản. Để an toàn và tiết kiệm thời gian, tốt nhất là các bạn đi bằng máy bay giá rẻ. Bạn nên book hành lý trước, vì ra sân bay rồi mới đăng kí sẽ bị tính thêm phí. Càng đặt sớm vé càng rẻ, hành lý về bạn có thể mua đến mức 35 – 40kg/người.
Máy bay đi thẳng từ Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh đến thủ đô Bangkok mất gần 2h đồng hồ với mức giá rẻ khoảng 1,3 – 3 triệu đồng (khứ hồi). Từ sân bay Bangkok, bạn có thể đi bằng xe bus, taxi hoặc tàu điện trên cao đến các khu trung tâm mua sắm hoặc chợ cũng khá thuận tiện (phí taxi ở Thái rẻ hơn Việt Nam). Trong thành phố có thêm các phương tiện để di chuyển là xe Tuk Tuk (xe ba bánh) hoặc xe ôm.
Chi phí sinh hoạt
Chi phí sinh hoạt tại Bangkok tương đương chi phí sinh hoạt ở TP. Hồ Chí Minh. Khách sạn từ 400.000 đồng/ đêm, chi phí ăn uống với đầy đủ mức giá từ vỉa hè bình dân tới nhà hàng sang trọng để lựa chọn. Tổng chi phí cho một chuyến đi 5 ngày mất khoảng 8 – 9 triệu đồng.
Ở Thái Lan chỉ tiêu được tiền Bath Thái và USD. Bạn nên đổi tiền trước khi đi tại các cửa hàng đổi tiền tại Việt Nam, hoặc tại các quầy đổi tiền ở Thái Lan. Quầy đổi tiền thường có ở sân bay và các khách sạn, trung tâm thương mại lớn… Tỉ giá tham khảo 1 Bath = 750 VND; 1 USD = 30 Bath.
Giao tiếp với người bán
Người Việt Nam qua Thái đánh hàng rất nhiều nên đa số những người bán hàng ở đây đều biết chút ít tiếng Việt. Thậm chí, nếu người bán không biết tiếng Việt và bạn cũng không giao tiếp được bằng tiếng Anh thì họ sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả, hoặc viết con số ra giấy, bấm máy tính cho bạn hiểu.
Bạn cũng có thể thuê người hướng dẫn (người Việt), người hướng dẫn sẽ đưa bạn tới các chợ có món hàng bạn quan tâm (vì các chợ ở đây thường chỉ chuyên bán về một vài loại mặt hàng nhất định). Người hướng dẫn cũng sẽ giúp bạn giao tiếp với người bán nhanh chóng hơn, thậm chí “mặc cả” giúp bạn để có được giá tốt nhất. Tùy theo yêu cầu, chi phí khoảng 1.000 – 2.000 Bath/ngày.
Người Thái thường không nói thách quá nhiều, bạn không phải e ngại hay lo lắng với sự khó chịu của người bán. Nếu bạn không mua hàng, người bán vẫn vui vẻ chào bạn bằng câu Khap kun kaa (cảm ơn) vì họ rất lịch sự và hiếu khách. Ngoài ra, bạn hãy thử làm quen với những người Việt chuyên mua hàng sỉ để có thể “mua ké”.
Đơn vị bán sỉ thường tính là 3 chiếc (1 mẫu) hoặc 1 tá (12 chiếc). Trong các chợ bán sỉ thường không bán lẻ, nếu bạn muốn mua 1 chiếc, giá sẽ cao gấp 2 – 3 lần so với mua sỉ. Nếu bạn mua với số lượng lớn bạn có thể nhờ người dẫn đường mặc cả thêm để được chiết khấu trên tổng đơn hàng.
Các chợ bán buôn ở Thái Lan rất lớn, nếu bạn mua hàng ở nhiều cửa hàng trong chợ và mang vác theo sẽ rất cồng kềnh. Bạn có thể gửi hàng tại chính cửa hàng đã mua, xin namecard, sau đó đưa hóa đơn mua hàng cho người của công ty vận chuyển, họ sẽ giúp bạn gom hàng và chuyển về địa chỉ bạn muốn nhận.
Chợ Pratunam (Thái lan)
Chợ này có 3 phiên bán sáng từ 5h30 – 8h, bán dọc từ Baiyork Sky hotel đến sau lưng chợ (đây là phiên chợ bán đồ giá rẻ nhất trong ngày). Phiên 2 là sau 8h (phiên chợ chính trong ngày) đến tầm 5h chiều là chợ bắt đầu dẹp. Phiên tối để ăn uống và mua sắm linh tinh, nhưng giá hơi mắc phải trả giá.
Chợ Bobe (Thái lan)
Chợ này chuyên bán áo thun nam nữ, rất đẹp và rẻ. Chợ này cũng có 3 phiên y như chợ pratunam, và chợ buổi sáng sớm cũng rẻ nhất, tuy nhiên phiên chợ sáng bán chủ yếu là áo trung niên.
Platinum mall (Thái lan)
Đối diện chợ pratunam, đi qua cái cầu vượt là tới. Trong đây bán đồ cao cấp hơn, đẹp hơn, có thể nói là đẹp nhất trong các khu chợ sỉ ở thái.
Chợ Chatuchak (Thái lan)
Là chợ trời lớn nhất nhưng chỉ diễn ra vào cuối tuầntừ 8h – 18h. Khu chợ khổng lồ này bán đủ các mặt hàng từ A đến Z, từ quần áo, đồ ăn, quà lưu niệm đến mỹ phẩm, đồ dùng cho spa hay cả thú cưng.
Chuyển hàng từ Thái Lan về Việt Nam
Ngoài cách xách tay hành lý về Việt Nam, bạn có thể gửi hàng qua các công ty làm dịch vụ vận chuyển. Tùy thuộc vào mặt hàng của bạn và khối lượng, họ có bảng giá chi tiết. Khối lượng càng lớn, phí càng rẻ. Ví dụ, dưới 10 kg họ tính theo lô, dao động từ 250.000 – 800.000 đồng. Từ 10 kg trở lên tính theo kg, khoảng tầm 50.000 – 80.000 đồng/kg. Thời gian chuyển hàng chỉ khoảng 2 – 3 ngày.
Order qua các trang thương mại điện tử
Rất nhiều trang web hiện nay các mặt hàng đến từ Thái Lan. Do đó không ít khách hàng chọn hình thức tự mình order hàng Thái Lan.
Để nhập hàng Thái Lan giá gốc, các bạn có thể lên 2 trang sau:
– Website: https://portal.weloveshopping.com/: buôn nhiều ngành hàng khác nhau như quần áo, mỹ phẩm, đồ mẹ và bé, v.v…
– Website: http://www.lazada.co.th/: Lazada Thái cũng có rất nhiều mặt hàng chất lượng với mức giá tốt để các bạn săn tìm.
Tuy nhiên sử dụng hình thức nhập hàng này khiến bạn gặp phải không ít khó khăn. Bởi khi muốn tự mình thực hiện điều này bạn cần đáp ứng được các tiêu chí như:
- Có địa chỉ nhận hàng tại Thái Lan. Bởi hiện nay rất ít các đơn vị bán hàng Thái cung cấp dịch vụ ship hàng trực tiếp về tận Việt Nam. Nếu quý khách không có người thân bạn bè tại Thái Lan nhận hàng giúp rất khó thực hiện order hàng Thái theo hình thức này.
- Khách hàng cần có thẻ thanh toán quốc tế. Trong đó số tiền trong thẻ cần đủ để thanh toán cho lượng hàng hóa bạn nhập khẩu. Nếu không đáp ứng được điều này, bạn không thể tự mình thực hiện nhập hàng Thái Lan.
- Qúy khách cần thông thạo ngôn ngữ Thái, hoặc ngôn ngữ Anh. Điều này giúp bạn dễ dàng thấu hiểu được những thông tin về sản phẩm và thực hiện mua hàng .
Mua hàng qua công ty dịch vụ
Nhập hàng Thái Lan qua các công ty vận chuyển là một lựa chọn đơn giản. Cách thức này được nhiều người chọn vì không phải lo các chi phí phát sinh như khi đi trực tiếp, không phải lo lắng hải quan… chỉ ngồi ở nhà và chờ nhận hàng.
Bạn chỉ việc đặt hàng và chuyển tiền mua hàng qua điện thoại, phần việc còn lại như liên hệ, đặt hàng, mua hàng, thanh toán, nhận hàng… nhân viên chuyên tuyến sẽ thực hiện trọn vẹn cho đến khi giao hàng cho bạn. Bạn chỉ cần thông báo chủng loại, số lượng hàng cần mua và chuyển tiền là xong.
Các chi phí phải trả khi nhập hàng Thái Lan qua cách này là:
- Phí mua hàng
- Phí chuyển tiền sang Thái Lan để mua hàng (khoảng 3-5% giá trị hàng, tối thiểu là 400.000 – 500.000 đồng);
- Phí nhập hàng (thông thường khoảng từ 50.000 – 100.000 đồng/kg, tùy theo số lượng).
Kinh nghiệm kinh doanh hàng Thái Lan
Để kinh doanh hàng Thái Lan hiệu quả bạn cần trả lời các câu hỏi:
- Bán cái gì?
- Bán cho ai?
- Bán ở đâu?
- Bán khi nào?
- Sản phẩm chủ lực là gì?
- Địa điểm kinh doanh và khả năng chịu lỗ trong 6 tháng đầu tiên là bao nhiêu?
Nếu số vốn khởi nghiệp còn hạn chế hơn 10 triệu đồng bạn có thể tập bán hàng online trước, cách này tiết kiệm khá nhiều chi phí.
Bạn đã tích lũy được số vốn khá lớn khoảng trên 250 triệu đồng, lúc này bạn có thể thuê mặt bằng và mở cho mình một cửa hàng tầm trung. Nếu tham vọng hơn bạn có thể mở đại lý rồi bỏ mối cho những người kinh doanh nhỏ lẻ với cách này thì số vốn đầu tư ban đầu khá lớn khoảng tầm 1 tỷ đồng.
Do việc kinh doanh hàng tiêu dùng Thái Lan đang có xu hướng bão hòa, để tồn tại và phát triển trong bối cảnh khó khăn bạn cần có chiến lược để tạo nên sự khác biệt.
Ngoài ra hãy chú ý tới địa điểm bán hàng, chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ… Đặc biệt phải có chiến lược giá cả để có lợi nhuận và bứt phá.
Bạn cần tìm được nguồn hàng Thái có mẫu mã đẹp, chất lượng phải tốt và giá cả phải chăng thì mới cạnh tranh được trên thị trường. Một cách rất hay bạn có thể trực tiếp sang Thái khảo sát thị trường, để lựa được hàng chất lượng với giá rẻ, đây cũng như một cơ hội để bạn tham quan khám phá đất nước xinh đẹp này.
Xây dựng nền tảng Marketing Online
Dù bạn đang kinh doanh gì và ở đâu thì việc bắt kịp xu hướng kinh doanh trên Internet là không thể bỏ qua vì những mặt lợi ích của nó.
Với tiềm năng về một thị trường tạo cơ hội kinh doanh cho những biết năm bắt. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình thì cần cân nhắc xây dựng kênh marketing online để tăng nhận diện thương hiệu ra toàn cầu.
Xây dựng thương hiệu bằng Website
Website là cửa ngỏ giúp bạn tiếp cận với hàng triệu người dùng trên Internet tại Việt Nam thông qua việc quảng cáo trên mạng tìm kiếm Google, tối ưu SEO bài viết, …
Xây dựng thương hiệu trên Facebook
Facebook đang là mạng xã hội nhiều người dùng nhất Việt Nam (hơn 55 triệu người năm 2017). Đây là lý do rất nhiều doanh nghiệp, công ty chọn đây là kênh quảng cáo truyền thông hiệu quả đến khách hàng mục tiêu của mình. Để làm marketing truyền thông trên Facebook, bạn cần tìm hiểu về cách xây dựng Fanpage, chạy quảng cáo Facebook hay bán hàng trên tài khoản cá nhân và các cộng đồng Facebook.
Tìm hiểu thêm: Bộ phần mềm hỗ trợ marketing đa kênh Facebook Zalo Instagram
Xây dựng thương hiệu trên Zalo
Zalo là ứng dụng chat phổ biến nhất tại Việt Nam với hơn 100 người dùng mỗi tháng. Đây là kênh giúp bạn quảng bá thương hiệu của mình nhanh chóng đến khách hàng. Việc bán hàng trên Zalo có thể sử dụng Zalo page hoặc Zalo profile, tùy vào mục tiêu quảng cáo của bạn là gì.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn bán hàng trên Zalo Page
Xây dựng thương hiệu trên Instagram
Instagram là mạng xã hội quy tụ giới trẻ tại Việt Nam rất phù hợp để xây dựng thương hiệu về các lĩnh vực du lịch, ăn uông, thời trang,..
Xem thêm: Cẩm nang bán hàng trên Instagram
Xây dựng thương hiệu trên các trang báo chí
Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu trên website và các trang MXH thì báo chí online cũng là kênh một kênh truyền thông cực kỳ hiệu quả, tuy nhiên chi phí để quảng cáo trên các site báo lớn là rất cao. Bạn cần phải cân nhắc về điều này.
Xêm thêm: Tổng hợp báo giá PR booking các trang báo lớn tại Việt Nam
Trên đây là tổng hợp các ý tưởng kinh doanh tốt nhất tại Khánh Hòa mà ytuongkinhdoanh.vn phân tích được, hi vọng sẽ cung cấp vài thông tin bổ ích cho mọi người. Chúc mọi người thành công
Tâm Trần – Tổng hợp và edit
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096