Gợi ý mẫu cơ bản giúp lập kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp của bạn trong 6 bước.
6 bước lập kế hoạch Digital Marketing cho Doanh nghiệp B2B
Phân tích nghiên cứu
Trong phân tích nghiên cứu doanh nghiệp, bạn cần phải phân tích các yếu tố cả bên trong và bên ngoài.
Việc này giúp nhà quản trị cao cấp và các cổ động nắm được rõ ràng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong toàn bộ kế hoạch doanh nghiệp.
Chia nhỏ các kế hoạch thành sơ đồ RACE (reach – action – convert – engage), KPIs, chiến thuật (xem ảnh minh họa dưới)
Các hoạt động chính khi trong phân tích đó là
- Phân tích PESTLE: đây là phân tích các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến doanh nghiệp. PESTLE là viết tắt của các yếu tố cần phân tích đó là Political (chính trị), Economical,(kinh tế) social(xã hội), technological (công nghệ), legal(luật pháp) và environmental (môi trường)
- Phân tích đối thủ: đối thủ của doanh nghiệp là ai? Phân chia các đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp,
- Phân tích ngành: đo lường thông kế tổng thị trường tiềm năng và thị phần của mình với đối thủ
- Phân tích dòng sản phẩm và chiến lược marketing mix 7P: product, pricing, place, physical evidence, people và processes)
- Phân tích đối tượng khách hàng: xác định khách mục tiêu của doanh nghiệp và phân loại khách hàng mục tiêu.
- Phân tích mô hình SWOT: vẽ mô hình SWOT ( Strength – Weakness – Opportunity – Threats)
Xác định các mục tiêu
Sau khi đã phân tích chi tiết các yếu tố bên trong và bên ngoài, bạn cần phải đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn bằng mô hình SMART. Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp hay các chuyên gia Marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch với 5 tiêu chí: Specific (Cụ thể) – Measurable (có thể Đo lường được) – Actionable (Có Khả thi) – Relevant (Sự Liên quan) – Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu).
Lấy ví dụ nếu traffic vào website của bạn đang có đà giảm gây ảnh hưởng đến lượng đơn hàng thì bạn sẽ làm gì?
- Xác định vấn đề: traffic giảm do yếu tố nội tại của website (content, quảng cáo, lỗi code,..) hay do thị trường (google update, mạng chậm….)
- Các hoạt động cả thiện: fix lại các vấn đề mắc phải (cải thiện content, tối ưu SEO, quảng cáo website,..)
- Mục tiêu đạt được: tăng thêm 1000 user truy cập mỗi tháng (sau 3 tháng phải làm được)
Xây dựng chiến lược Marketing
Chiến lược thị trường và khách hàng của bạn là gì thì trong phần đầu tiên khi thiết lập các mô hình, sơ đồ bạn đã nắm rõ. Bây giờ ta sẽ đi vào các chiến lược cần triển khai để tiến đến các mục tiêu đó. Sau đây là chiến lược marketing cần quan tâm đến:
- Nghiên cứu từ khóa SEO
- Sử dụng các công cụ quảng cáo trả phí (paid ads)
- Chiến lược tiếp thị nội dung (content marketing)
Xây dựng chiến thuật từng kênh
Nhiều chiến thuật có thể giúp bạn đạt được mục tiêu. Sau đây là vài gợi ý:
- Nghiên cứu từ khóa và SEO
- Xây dựng liên kết trang
- Tiếp thị nội dung trong và ngoài trang web
- Chiến dịch phản hồi trực tiếp
- Truyền thông mạng xã hội
- Triển lãm sự kiện
- Kêu gọi hành động trên website
- Sale Page – Landing Page
Triển khai chiến dịch
Điều đầu tiên bạn cần làm là tiếp thị nội dung vì sao lại như vậy?
Tiếp thị nội dung giúp bạn đạt được 2 mục tiêu đó là cung cấp thông tin về sản phẩm của bạn trên môi trường trực tuyến và thứ hai là giáo dục khách hàng nhận thức về sản phẩm đó.
Hãy suy nghĩ về các hình thức tiếp thị nội dung như: qua video, bài viết blog hướng dẫn, ảnh thiết kế infographic, tài liệu điện tử,…
Nếu bạn tập trung cho SEO thì bạn cần xây dựng website tối ưu link building, nghiên cứu từ khóa mà người dùng tìm kiếm và tập trung viết nội dung giải quyết các vấn đề của khách hàng.
Đo lường và tối ưu
Việc đo lường tối ưu là khâu cực kỳ quan trọng mà đa số các doanh nghiệp truyền thống khi phát triển thêm mảng online sẽ không biết mình cần đo lường các chỉ số gì.
Sau đây là một vài gợi ý chỉ số đo lường mà doanh nghiệp bạn cần quan tâm:
- Số liệu bán hàng nguồn từ kênh online
- Volume tìm kiếm thương hiệu sản phẩm (brand) trên Google
- Số lượng keyword index top 100 Google của website
- Traffic trung bình ngày của website
- Chỉ số CTR trong quảng cáo tìm kiếm trả phí
- Chỉ số CTR trên website đích
Nếu phân loại theo kênh chúng ta sẽ có các chỉ số sau
Google Adwords
- Lượt hiển thị quảng cáo và click vào quảng cáo
- Vị trí của quảng cáo nằm ở đâu mỗi lần hiển thị
- Tỷ lệ click/số lần hiển thị
- Điểm chất lượng (Quality Score)
- Chi phí trung bình/click
SEO
- Từ khoá SEO được lựa chọn có bao nhiêu lượng tìm kiếm/tháng
- Lượng traffic từ Google về website với từ khoá SEO thay đổi thế nào
- Kiểm tra thứ hạng từ khóa trước và sau khi SEO qua công cụ Rank
- Số lượng back link chất lượng được gắn
Email Marketing
- Tỷ lệ mở mail, tỷ lệ từ chối nhận email
- Số lượng click vào link trong email
- Số lượng email được forward cho người khác
- Tỷ lệ email vào inbox hoặc vào spam
Youtube
- Có bao người đăng ký theo dõi trên kênh Youtube
- Mức độ tương tác trên Youtube
- Lượng truy cập website từ kênh Youtube
- Có bao nhiêu liên kết từ Youtube tới các mạng xã hội khác
Quảng cáo Facebook
- Số lượng người mà quảng cáo tiếp cận được (Chỉ số Reach)
- Số lần quảng cáo được hiển thị cho một người dùng trên Facebook
- Số click vào các quảng cáo trên Facebook
- Mức độ tương tác, tỷ lệ phản hồi cho các feedback, các câu hỏi trên page bán hàng
- Tốc độ tăng like
Google Analytics
Hãy luôn theo dõi traffic vào website để biết được những chỉ số cơ bản nhất như lượng người dùng (Visitor); Số lần xem trang/phiên (Tỷ lệ pageviews/visits); Thời gian/phiên (Time on Site); Nguồn lưu lượng… Đây là những thông số đơn giản nhất giúp bạn biết được lượng truy cập vào website khi có các chương trình Marketing là như thế nào.
Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ khách truy cập vào website và có hành động mua hàng tại website đó. Đây là một chỉ số bạn cần phải theo dõi thường xuyên trên website. Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi có tăng lên hay không là 1 trong những chỉ số đo lường chiến dịch Marketing hiệu quả nhất.
Chi phí Marketing để có 1 đơn hàng
Hãy cộng tất cả chi phí Marketing để biết rằng mình đã mất bao nhiêu tiền để có được 1 đơn hàng. Sau khi tính toán với các khoản chi phí khác, bạn sẽ biết được chi phí Marketing đã mang lại cho bạn bao nhiêu % lợi nhuận trong tổng lợi nhuận có được. Đây sẽ là dữ liệu cần thiết giúp bạn trong những chiến dịch Marketing tiếp theo để hiệu quả hơn.
Tổng lợi nhuận
Thật đơn giản với phép tính: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tỏ ra hoang mang khi lượng đơn hàng tăng lên nhưng tổng lợi nhuận lại không cải thiện. Hãy loại bỏ sự lo lắng đó đi, vì khi số lượng khách hàng tăng lên thì chắc chắn bạn sẽ phải phát sinh thêm nhiều chi phí như phí dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc phát sinh cho chiến dịch đó. Nhưng bạn nên vui vì thương hiệu doanh nghiệp đã được nhiều người biết đến, và lợi nhuận này thì không thể quy đổi được bằng tiền.
Theo Smartinsights