Instagram Ads 2020: Hướng dẫn tạo & cách chạy quảng cáo Instagram hiệu quả – Nếu Facebook đang tạo cảm giác khá ngột ngạt với người dùng, thì Instagram lại là nơi mà mình nhận thấy, nó mang lại cảm giác mới lạ, gần gũi và riêng tư hơn nhiều.
Đó là lý do giới trẻ đang dần chuyển sang sử dụng Instagram.
Quan trọng hơn, Instagram là nền tảng dễ dàng chạm đến cảm xúc người trải nghiệm bằng visual content với định dạng hình ảnh và video.
Và tất nhiên, ai cũng yêu thích cái đẹp, và họ tìm đến 1 nền tảng cho cái đẹp, đó là Instagram.
Khi người dùng thay đổi, nhà quảng cáo cũng phải đổi thay với chân lý:
Khách hàng của tôi ở đâu thì tôi sẽ xuất hiện ở đấy.
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn tạo quảng cáo với Instagram.
Mình có video chi tiết ở đầu bài viết rồi, còn dưới đây mình sẽ chia sẻ thêm về kinh nghiệm chạy quảng cáo Instagram mang lại chuyển đổi tốt.
6 lý do bắt đầu với Instagram ads
Mình sẽ điểm qua 3 lý do quan trọng nhất cho việc bắt đầu với Instagram càng sớm càng tốt.
Bởi lẽ nền tảng mạng xã hội này theo mình đánh giá là có độ cập nhật liên tục nhất nhằm mục tiêu “gây nghiện cho người dùng”.
Lý do #1. Số lượng người dùng tăng nhanh
Vào tháng 04/2017, lượng active users hàng tháng của Instagram rơi vào 700 triệu người.
Tháng 6/2018 vừa qua, Statista đã công bố bảng report mới nhất, con số này đã lên đến hơn một tỷ người dùng.
Và sao nhỉ, khách hàng của bạn nằm ở đây chứ đâu?
Và hơn hết, Facebook có data siêu khủng thì khi quảng cáo trên Instagram, bạn sẽ được thừa hưởng những data đó để biến người dùng của họ thành khách hàng.
Đó là lý do bạn nên bắt đầu tìm hiểu về quảng cáo Instagram dần đi là vừa.
Lý do #2. Quảng cáo của Facebook rất hiệu quả
Việc Facebook mua lại và phát triển mảng quảng cáo trên Instagram đã giúp ứng dụng này được hưởng lợi rất nhiều.
Các bước thiết lập và cài đặt của trình quản lý Facebook rất dễ dàng và hiệu quả giúp bạn có thể tiếp cận một lượng lớn khách hàng nhanh chóng khi chạy quảng cáo Insta.
User có mức tăng trưởng ổn định. Theo báo cáo của TechCrunch, vào tháng tư 2017, Instagram đã đạt 700 triệu người dùng hàng ngày.
Ngày càng nhiều hơn những người làm marketing tìm kiếm cơ hội tại Instagram
Hơn thế nữa, ngân sách quảng cáo cho mạng xã hội của tất cả các doanh nghiệp đã tăng gấp đôi so với năm 2014 – từ thị trường $16 tỉ đô vào năm 2014 đến thị trường $31 tỉ đô vào năm 2016.
Năm 2017, các nhà phân tích chỉ ra rằng việc chi tiêu vào quảng cáo trên social đã tăng 26.3%. Nếu như bạn chưa từng thử chạy quảng cáo trên Facebook hay Instagram, bạn nên bắt đầu ngay bây giờ.
Lý do #3. Quảng cáo Instagram Được Cải Tiến Liên Tục
Nếu như bạn có để ý tới các phiên bản cập nhật định kỳ của Instagram, bạn sẽ nhận ra rằng, nền tảng công nghệ này liên tục cập nhật và cải tiến để cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn, đồng thời việc quảng cáo sẽ liên quan và hiệu quả hơn.
Các mục tiêu chiến dịch mới, hiệu ứng hình ảnh, Instagram story,.. chắc chắn vẫn sẽ còn rất nhiều các ý tưởng cải tiến mới nữa trong tương lai.
Có 3 thứ bạn nên biết về việc Instagram cải tiến liên tục:
Instagram cung cấp thêm các tính năng mới để doanh nghiệp có thể tương tác tốt hơn với người dùng.
Nền tảng ứng dụng này ngày càng được yêu thích bởi người dùng.
Instagram có lượng người dùng mới tăng liên tục.
Hiện tại, đã có hơn 5 triệu doanh nghiệp sử dụng Instagram.
Lý do #4. Nhắm đối tượng mục tiêu của Instagram cực chính xác.
Nếu bạn thấy chạy Facebook hiệu quả, thì chắc chắn chạy quảng cáo Instagram cũng sẽ hiệu quả.
Facebook cho phép bạn nhắm mục tiêu tới 3 đối tượng:
Đối tượng đã lưu/mới
Đối tượng tùy chỉnh
Đối tượng tương tự
Mỗi loại đối tượng trên cung cấp cho bạn các lựa chọn khác nhau phù hợp với nhu cầu và mục đích để tạo ra được một chiến dịch quảng cáo hoàn hảo.
Theo báo cáo của Facebook, người dùng các ứng dụng của họ một ngày dành trung bình 50 phút trên Facebook, Instagram và Messenger.
Lý do #5. Quảng cáo của Instagram rất dễ dàng để thực hiện
Bạn chắc chắn không cần tốn quá nhiều thời gian để tìm hiểu về cách chạy quảng cáo Instagram. Hơn thế nữa, cũng không cần một ngân sách quá lớn để bắt đầu như các loại hình quảng cáo khác.
Báo cáo của AdEspresso chỉ ra rằng, chi phí click của quảng cáo Instagram đã giảm dần qua các năm, hiện tại dừng ở mức $0.80
Bạn sẽ không phải mất nhiều giờ đồng hồ để thiết lập chạy quảng cáo Instagram như đối với Google AdWords.
Bảng giao diện quản lý cũng dễ hiểu giúp bạn nắm bắt, theo dõi và phân tích toàn bộ các chỉ số quan trọng của chiến dịch quảng cáo.
Lý do #6. Cả người dùng và nhà quảng cáo đều yêu thích Instagram.
Theo nghiên cứu của Pew Research, 51% người dùng Instagram truy cập ứng dụng này hàng ngày, và 35% trong số đó nói họ trong một ngày truy cập nhiều lần khác nhau.
Một vài chỉ số đánh giá về quảng cáo Instagram bạn nên biết:
1. 95 triệu bức ảnh và video được chia sẻ lên Instagram hàng ngày.
2. Hiện tại, Instagram có hơn 1 triệu nhà quảng cáo, so với con số 200,000 vào tháng 3 năm 2016
3. eMarketer dự đoán rằng doanh thu từ quảng cáo trên Instagram sẽ đạt mốc $2.81 tỉ trong năm nay, chiếm 10% doanh thu tổng mảng quảng cáo của công ty mẹ Facebook
Có thể nói, Instagram hiện nay là một trong những nền tảng mạng xã hội có sự tương tác giữa người dùng và thương hiệu của doanh nghiệp ổn định nhất.
Nhắm đối tượng mục tiêu hiệu quả.
Target đối tượng quảng cáo Instagram hoạt động như thế nào?
Quảng cáo của Instagram được quản lý chung bởi quảng cáo Facebook, do đó cách tartget đối tượng cũng sẽ không hề có bất cứ sự khác nhau nào.
Để tạo và quản lý đối tượng mục tiêu, bạn cần sử dụng trình quản lý doanh nghiệp Facebook.
Click vào mục “Audiences – Đối tượng”
Trong giao diện, bạn sẽ tìm thấy tất cả các đối tượng bạn đã lưu từ trước, cũng như có thể tạo luôn đối tượng mới. Để hiểu rõ hơn về các thành phần, hãy bắt đầu từ thứ cơ bản nhất.
Facebook và Instagram có 4 loại đối tượng mục tiêu chính:
1. Đối tượng đã lưu/mới
2. Đối tượng tùy chỉnh
3. Đối tượng tương tự
4. Đối tượng tùy chỉnh với LTV
Đối tượng đã lưu/mới
Bạn có thể tạo đối tượng đã lưu/mới dựa trên việc lựa chọn sở thích, địa điểm, tuổi, giới tính, thiết bị sử dụng, mức thu thập,.. Bạn có thể lưu đối tượng ở cả trên chiến dịch quảng cáo của mình và cả phần quản lý đối tượng của doanh nghiệp.
Bạn có thể chỉnh sửa:
Địa điểm – Quốc gia, thành phố, địa chỉ
Tuổi – Từ 13 đến 65+
Giới tính – Nam hoặc nữ hoặc cả 2
Ngôn ngữ – Nhắm tới ngôn ngữ nhất định
Nhân khẩu học – Học vấn, gia đình, công việc, mối quan hệ
Sở thích – những hoạt động của họ trên Facebook, các trang họ thích, chủ đề họ quan tâm.
Hành vi – Hành vi mua sắm, thiết bị sử dụng, du lịch, các hoạt động,..
Kết nối – Nhắm tới mục tiêu những người kết nối với trang, ứng dụng, sự kiện cụ thể.
Nhắm mục tiêu địa điểm
1. Quốc gia
2. Thành phố
3. Địa chỉ chính xác
Bạn cũng có mục chỉnh sửa để vị trí của quảng cáo chuyên biệt hơn:
1. Mọi người ở vị trí này
2. Người sống ở địa điểm này
3. Người ở địa điểm này trong thời gian gần đây
4. Người đã ghé thăm địa điểm này
Nhân khẩu học
Bạn có thể xác định tuổi, giới tính và ngôn ngữ của đối tượng đã lưu tại đây
1. Tuổi – Tìm độ tuổi trung bình của những người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn để đặt cho quảng cáo.
2. Giới tính –Nếu như sản phẩm của bạn nhắm tới một đối tượng khách hàng nam hoặc nữ nhất định, hãy cho Facebook được biết.
Mẹo: Kể cả khi bạn cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho cả nam và nữ, bạn cũng có thể tạo riêng biệt 2 quảng cáo để kiểm tra xem rằng nam hay nữ là đối tượng khách hàng tiềm năng hơn.
3. Ngôn ngữ – Quảng cáo bằng ngôn ngữ khách hàng mục tiêu sử dụng.
Sau đó, ở trong mục “Nhắm mục tiêu chi tiết”, bạn có thể target đối tượng bằng tình trạng quan hệ, chính trị, học vấn, sự kiện, công việc,… của họ。
Sở thích
Sở thích là một trong những cách target hiệu quả và dễ dàng nhất trong quảng cáo của Instagram bởi nó cho phép bạn lựa chọn những chủ đề và thương hiệu liên quan tới sản phẩm của bạn.
Ví dụ như, bạn có thể nhắm tới những khách hàng yêu thích của đối thủ, hoặc các tạp chí, blogs cùng ngành.
Để tìm hiểu và chọn lựa, bạn có thể gõ chủ đề bạn nghĩ tới hoặc lướt xem bằng các mục mà Facebook gợi ý.
Hành vi
Target theo hành vi dựa trên lịch sử mua sắm, các sự kiện họ thích, thiết bị họ sử dụng,..
Dưới đây là một số vị dụ về hành vi khách hàng mà bạn có thể nhắm tới:
1. Thiết bị điện thoại – Nhắm tới những người sử dụng Android hoặc iOS
2. B2B – Nhắm tới nhữngngười dùng dựa vào doanh nghiệp, ngành nghề, và vị trí công việc.
3. Người nước ngoài –Nhắm tới đối tượng những người đã chuyển nơi ở sang một nơi khác.
4. Hành vi mua sắm –Nhắm tới các hành vi mua sắm và mức chi tiêu
Đối tượng tùy chỉnh
Đối tượng tùy chỉnh là tệp được đánh giá có giá trị cao nhất của Facebook và Instagram.
Đối tượng này cho pháp bạn nhắm tới nhữung người truy cập vào website của bạn hoặc tương tác với các bài Instagram cũ.
Có rất nhiều cách để tạo đối tượng remarketing.
1. Tạo đối tượng tùy chỉnh bằng hồ sơ khách hàng
Bạn upload hồ sơ khách hàng thực tế của mình bao gồm địa chỉ email, số điện thoại, tên,…
Để tạo đối tượng tùy chỉnh bằng hồ sơ khách hàng:
1. Click vào đối tượng tùy chỉnh
2. Chọn hồ sơ khách hàng
3. Upload file khách hàng hoặc nhập từ MailChimp
4. Tạo tệp đối tượng tùy chỉnh bằng hồ sơ khách hàng
5. Tạo tên cho đối tượng
Hồ sơ khách hàng có thể bao gồm 15 mục khác nhau, nhưng đôi khi cũng chỉ cần:
1. Email
2. Số điện thoại
2. Tạo đối tượng tùy chỉnh bằng lưu lượng truy cập trang web
Lưu lượng truy cập trang web cho phép bạn tạo những chiến dịch remarketing những người đã truy cập vào website hoặc các trang landing page của bạn
Yêu cầu: Để tạo đối tượng tùy chỉnh bằng lưu lượng truy cập website, bạn cần cài đặt Facebook Pixel cho trang web mình. Sau đó, Facebook sẽ tự động theo dõi hành vi của khách trên trang.
Trình quản lý quảng cáo cung cấp cho bạn rất nhiều lựa chọn:
1. Tất cả các khách truy cập trang web
2. Những người đã truy cập các trang web cụ thể
3. Khách truy cập theo thời gian sử dụng
Đây là cách target đối tượng quảng cáo cực kì tiềm năng trên Instagram
3. Tạo đối tượng tùy chỉnh bằng hoạt động trong ứng dụng.
Nếu như bạn có nhu cầu muốn tiếp cận tới đối tượng tương tác của các phần mềm iOS hoặc Android, bạn có thể nhắm mục tiêu bằng phần “App Activity” dưới hình này.
Trước tiên bạn cần đăng kí phần mềm vào tạo sự kiện để theo dõi.
4. Tạo đối tượng tùy chỉnh bằng tương tác
Bạn cũng có thế target quảng cáo tới đối tượng mục tiêu đã tương tác với bạn trên Facebook như xem video hoặc like bài viết của bạn.
Dưới đây là một tổng quan nhanh về các lựa chọn cho bạn trong phần này:
1. Video: xem video 3s, xem video 10s, xem video 30s, xem 25% video, xem 50% video,
xem 75% video, xem 95% video, xem 100% video
2. Mẫu tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Mở form, mở form nhưng chưa điền form, mở form và gửi form
3. Quảng cáo Canvas:mở, mở và click vào đường link
4. Trang Facebook:Vào trang fanpage, tương tác với bất cứ quảng cáo hoặc bài viết nào, click vào nút CTA, gửi tin nhắn tới trang, lưu trang hoặc bài đăng.
Đối tượng tương tự
Lựa chọn này giúp bạn tạo ra tệp khách hàng tương tự như dữ liệu sẵn có của bạn – giúp tối ưu chuyển đổi một cách hiệu quả nhất.
Để tạo đối tượng tương tư cho quảng cáo Instagram, bạn cần tạo trước đối tượng tùy chỉnh như đã hướng dẫn ở bên trên để Facebook hiểu được bạn đang muốn nhắm mục tiêu tới ai.
Tiếp đó, lựa chọn “Đối tượng tương tự” từ đối tượng tùy chỉnh bạn vừa tạo, chọn địa điểm quốc gia và phần trăm (1%-10%) lượng người dùng mục tiêu tương tự. Phần trăm chính để thể hiện những người gần giống với đối tượng tùy chỉnh của bạn nhất.
Cách để giảm tệp khách hàng mục tiêu
Đôi khi, các mục tiêu nhắm tới của quảng cáo Instagram chứa hàng triệu người dùng. Do đó để tiếp cận được hết bạn sẽ phải tiêu tốn một số tiền khá lớn.
Sử dụng các phương pháp loại trừ, thêm các điều kiện để tối ưu tệp mục tiêu của mình
1. Loại trừ sở thích hoặc nhân khẩu học không đúng với khách hàng tiềm năng của bạn
2. Loại trừ nhóm đối tượng tùy chỉnh hoặc những mẫu đã chuyển hóa thành khách hàng.
Các mẹo target đối tượng quảng cáo Instagram
Bạn có thể đang hơi mơ hồ và chưa biết nên lựa chọn kiểu target nào, hãy cùng tìm hiểu các mẹo sau
Mẹo target đối tượng #1: Bắt đầu bằng đối tượng đã lưu/mới
Nếu bạn là người mới với quảng cáo Instagram hay Facebook, cách tốt nhất là xác định đối tượng mục tiêu thông qua sở thích và nhân khẩu học.
Bằng cách này, Facebook sẽ tự động tối ưu các thuật toán hiển thị và sau đó, công cụ Insight của Facebook sẽ học được về đối tượng mục tiêu phù hợp của bạn.
Qua thời gian, bạn sẽ thấu hiểu hơn về khách hàng tiềm năng của mình là ai, và họ thích điều gì. Bạn cũng có thể tiếp thị lại những người đã tương tác với quảng cáo hoặc truy cập vào website.
Mẹo target đối tượng #2: Tạo đối tượng Retargeting
Ở mỗi tệp khách hàng sẽ có chỉ số ROI hoàn toàn khác nhau.
Theo nghiên cứu của Adobe, doanh thu trung bình của một khách hàng quay lại cao gấp 497% so với các khách hàng thông thường.
Dưới đây là 3 ý tưởng để bạn tạo đối tượng retargeting trên Instagram:
1. Những người truy cập trang landing page
2. Những khách hàng cũ
3. Những người đọc blog của bạn
Mẹo target đối tượng #3: Quảng bá tới những người theo dõi bạn trên Facebook và Instagram
Tệp khách hàng có độ tương tác cao nhất trên Instagram chính là những người yêu thích thương hiệu của bạn.
Khi quảng cáo đến được với đối tượng này, chắc chắn họ sẽ nhiều khả năng tương tác với bài quảng cáo đó nhiều hơn. Bạn có thể chọn nhắm mục tiêu tới những người đã theo dõi hoặc bạn bè của họ.
Mẹo target đối tượng #4: Loại trừ đối tượng tùy chỉnh
Chẳng còn lý do gì để mẫu quảng cáo đã biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật lại tiếp tục xuất hiện trên bảng tin của họ.
Bạn có thể loại trừ các tệp đối tượng này bằng mục dưới đây
Một cách khác để tạo tệp khách hàng mục tiêu ngách đó chính là loại trừ theo sở thích.
Mẹo target đối tượng #5: Target những đối tượng có liên quan
Điều này có vẻ như quá hiển nhiên, hãy tối ưu tất cả những gì liên quan tới khách hàng mục tiêu của bạn nhất để tiết kiệm tối đa chi phí dành cho quảng cáo.
Ngoài những cách target như trong video ở đầu bài viết này, mình sẽ chia sẻ thêm những tips target hiệu quả khi sử dụng quảng cáo Instagram.
Những tips này sẽ giúp bạn có tệp đối tượng tốt sau một thời gian chạy và sử dụng tiếp thị lại để tối ưu chuyển đổi.
Bắt đầu với audience insight
Nếu bạn chưa từng chạy Instagram Ads hay Facebook Ads trước đó, hãy bắt đầu nhắm đối tượng quảng cáo bằng Audience Insight của Facebook.
Nền tảng quảng cáo được phát triển bởi Facebook hiện nay đã có công nghệ máy học (learning machine). Khi bạn khởi động tệp đối tượng đầu tiên với quảng cáo, bot quảng cáo sẽ dần hiểu và tối ưu cho tệp ngày càng chính xác hơn.
Về sau, bạn sẽ tận dụng được rất nhiều từ tệp ban đầu khi dùng Audience Insight để phân tích.
>> Facebook Audience Insights là gì ? Cách sử dụng để phân tích đối tượng khách hàng
Tạo tệp đối tượng retargeting
Đối với mình, chạy quảng cáo mà không có retarget là đã mất đi gần 50% chuyển đổi ra sale. 3 ý tưởng để bạn sử dụng retarget hiệu quả với instagram :
- Retarget lại với những đối tượng đã từng click vào landing page của bạn
Bạn có thể chạy quảng cáo trực tiếp đến những đối tượng đã từng vào landing page (website, blog, trang mua hàng,…) nhưng chưa đặt hàng.
Trên quảng cáo bạn offer cho họ mã discount 15%, tặng họ thứ gì đó hoặc show ra những review từ những khách hàng cũ để khiến họ muốn quay lại lần nữa và thực hiện thanh toán mua hàng.
- Khách hàng đã từng mua hàng
Bạn có thể lưu tệp đối tượng đã từng thực hiện thanh toán trên trang, sau đó có thể upsell hoặc quảng bá đến họ những sản phẩm/dịch vụ tương tự, bản nâng cấp… mà khả năng cao là họ sẽ cần hoặc muốn mua.
- Kéo traffic vào blog post
Một cách mình rất thường dùng khi sử dụng quảng cáo facebook ads hay google ads, đó là dùng paid traffic để kéo người đọc vào những blog post mới, nội dung hay và quan trọng.
Bằng cách này, vừa tốt cho boost SEO với tín hiệu traffic ban đầu tốt, vừa giúp mình có được tệp visitors quan tâm tới một chủ đề nhất định trên blog.
Loại trừ tệp đối tượng không còn phù hợp.
Sẽ lãng phí budget khi bạn chạy lại quảng cáo cũ cho những đối tượng đã chuyển đổi trong cùng một tệp, mình thường sử dụng tính năng exclude sau khi đã chạy tệp đó một thời gian hoặc khi bắt đầu lại chiến dịch sau một thời gian đã dừng.
Exclude cho phép mình loại trừ những đối tượng đã chuyển đổi (mua hàng, điền form,…) và mình sẽ để tệp đối tượng này cho những chiến dịch khác với các quảng cáo nội dung về upsell hay quảng bá một sản phẩm khác cho họ.
Tối ưu hình ảnh và câu chữ.
Tiếp theo mình sẽ nói về cách để thu hút được sự chú ý của người dùng instagram khi quảng cáo của bạn xuất hiện.
Instagram là nền tảng của visual content, chủ yếu là hình ảnh và video. Khi làm content chạy instagram ads, bạn hãy lưu ý làm tốt 2 yếu tố sau :
- Hình ảnh rõ ràng, sản phẩm, ý tưởng chính đặt ở trung tâm, sử dụng hình ảnh người thật, sản phẩm thật càng tốt.
- Ad text ngắn gọn, nội dung trực tiếp vào lợi ích nào đó cụ thể mà đối tượng quảng cáo sẽ nhận được từ sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Nếu có khả năng làm video, hãy tận dụng nó. Vì video sẽ vẫn là xu hướng quảng cáo mang lại hiệu quả cao.
Bố cục hình ảnh hướng về vị trí trung tâm, màu sắc sáng sủa.
Mình sẽ không nói chi tiết về sử dụng phối màu như thế nào, đây là phần của designer sẽ phải làm tốt cho bạn. Hoặc nó thiên về mắt thẩm mỹ, nhận định cái đẹp của bạn.
Bạn cần sử dụng đúng những phối màu, phông màu phù hợp với sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh. Chẳng hạn, ví dụ các sản phẩm về sức khỏe, thiên nhiên: Sử dụng xanh lá và trắng làm chủ đạo.
Hình ảnh trên instagram là hình vuông, nên mọi thiết kế của bạn , ý tưởng chính hãy đặt ở trung tâm.
Sử dụng text ngắn gọn, nổi bật đặc điểm hay lợi ích vượt trội nào đó vào hình ảnh.
Bạn có thể quan sát mẫu quảng cáo sữa chua yogurt vinamilk làm rất tốt điều này.
Hình ảnh nổi bật của sản phẩm đặt ở vị trí trung tâm, phần text rất ít trên hình ảnh nói lên các đặc tính nổi bật của sản phẩm buộc bạn rất muốn mua dùng thử, ăn thử.
Hãy tận dụng tốt visual content cho mẫu quảng cáo instagram của bạn.
Sử dụng ad text ngắn gọn, có tính thu hút, mời gọi cao, khiến người xem có ấn tượng mạnh hoặc tò mò
Instagram cho hiển thị nội dung dạng văn bản với 3 dòng đầu tiên và sau đó sẽ là see more để có thể xem tiếp.
Hiện tại số kí tự cho phần nội dung căn bản đã khá dài, nhưng mình vẫn khuyến khích bạn giới hạn ad text trong khoảng 200 từ.
Tip mình thường dùng khi viết ad text instagram
- Tiêu đề: In hoa, ngắn gọn và có tính chất khoanh vùng đối tượng kèm mục đích sử dụng / lợi ích cho đối tượng.
- Thân text: Tập trung vào giới thiệu ngắn gọn đặc tính nổi bật của sản phẩm / dịch vụ (xuất xứ, thành phần khác biệt, đặc tính khác biệt…) và lợi ích độc quyền / nổi bật mà sản phẩm mang lại.
- Hashtag: cuối cùng và không kém phần quan trọng khi làm nội dung trên instagram đó là hashtag, bạn luôn có hashtag thương hiệu cho mỗi bài viết, kèm theo những hashtag liên quan sản phẩm và ngách đang làm.
Tạm kết
Trên đây là những tips xem qua thì có vẻ cơ bản, nhưng nếu bạn làm đúng và đủ thì mình đảm bảo bạn sẽ có một khởi đầu suôn sẻ với quảng cáo instagram hoặc xây dựng nội dung trên instagram.
Khi sử dụng bất cứ nền tảng nào để làm tiếp thị, bạn hãy luôn hướng đến những đặc trưng của nền tảng đó và thói quen, thị hiếu của người dùng để từ đó triển khai chiến dịch được hiệu quả bằng việc tối ưu những yếu tố cơ bản nhất.
Nếu có khó khăn nào trong quá trình thiết lập quảng cáo instagram hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
mình muốn chạy quảng cáo instagram nhưng mình lại không biết bắt đầu tư đâu xin các bạn hướng dẫn hoặc thiếp lập hộ cho mình với
t muốn chạy iG thì ntn ạ