KHỞI NGHIỆP NÔNG NGHIỆP!
– Đội ngũ “Khởi nghiệp nông nghiệp” bao gồm nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần về học thức, ngành hàng, kinh nghiệm, nhiều mục tiêu, nhiều hoàn cảnh…nhưng có chung một điểm là khởi nghiệp – bắt đầu.
– Bên cạnh các anh chị vừa rời ghế nhà trường (nhiều cấp học, có hay không kiến thức cho “nghiệp” mình khởi) bước vào khởi nghiệp, có không ít anh chị đã khởi nghiệp nhiều lần, thành công có, thất bại có nhưng khởi nghiệp lần này để đổi mục tiêu, chọn “nghiệp” mới.
– Bất luận khởi nghiệp của bạn thuộc ngành hàng, dịch vụ gì bạn cần có tổng quan để biết mình đang “đứng” ở đâu.
+ Nếu tính đến “nghiệp” xuất khẩu cần có tổng quan toàn cầu; không chỉ cần biết sản lượng sản xuất các mặt hàng của từng quốc gia còn phải biết mậu dịch từng mặt hàng đang hoạt động thế nào, các “rào cản” thương mại và kỹ thuật. Có hay không cơ hội doanh nghiệp VN đặt chân vào thị trường?
Xuất khẩu luôn là con đường thuận lợi nhất cho chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhưng nó đòi hỏi một sự quản trị đầy đủ, thậm chí ngặt nghèo. Nói vậy thôi, ai cũng nói vào thị trường Mỹ là khó khăn nhưng đây lại là thị trường dễ thực hiện nhất. “Khó tính” như thị trường Hàn, Nhật, Úc, Newdilan vậy mà nhiều nông sản Việt vào được đấy.
Cơ hội là một yếu tố cần và không phải luôn “mở ra vừng ơi” với mọi thị trường (ngành hàng/quốc gia).
Xuất khẩu tại chỗ cũng là một nhu cầu.
+ Thị trường nội địa đang có nhu cầu cao nhiều mặt hàng bán được giá cao hơn cả xuất khẩu.
Thắng lợi thuộc về ai chọn đúng ngành hàng có thế mạnh, có liên quan đến năng lực sản xuất khác biệt (tốt) tiếp thị tốt, liên quan đến xuất xứ, nhãn hiệu thương hiệu (kể cả thương hiệu doanh nghiệp, nhóm sản xuất và cả thương hiệu miệng). Nhiều trường hợp chỉ sản xuất đủ yêu cầu của chợ quê cũng giàu, mắc chi làm “lớn” mà không có chỗ tiêu thụ.
+ Chứng nhận sản xuất đạt quy chuẩn nào: VietGAP, GlobalGAP…(gieo trồng, chăn nuôi và nhà đóng gói) là rất cần trong lưu chuyển hành hóa theo chuỗi. Đây là yêu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu (đại diện cho người tiêu dùng) đối với hàng hóa tham gia thị trường xuất khẩu. VietGAP, GlobalGAP cũng là xu hướng thị trường nội địa. Cần phải hiểu khách quan rằng GAP là yêu cầu tối thiểu, nếu không làm đúng GAP thì hàng hóa sẽ bị hư trên đường tiêu thụ, nhà sản xuất, doanh nghiệp mất “nghiệp” luôn.
– Trang bị tư liệu sản xuất (đất, máy móc, nông cụ…) phù hợp quy mô “nghiệp” định khởi – Chính sách hiện đáp ứng.
– Vốn: Có dự án thì Ngân hàng hoan hô cả hai tay.
– Lao động: Nếu rành nghề nào thì có thể đề xuất khởi “nghiệp” ấy và lôi kéo nhân sự mạnh cùng làm. Ngược lại làm theo ý thích mà ít trang bị chất xám, mới khởi “nghiệp” có khi chịu được thời gian ngắn, sau “tróc gốc” luôn, cố níu kéo càng sa lầy.
Trong CLB khởi nghiệp nông nghiệp có nguồn lao động tư vấn, hỗ trợ dồi dào, quý hóa lắm đấy nhưng bạn nên nhớ rằng “một toa thuốc không làm nên bác sỹ”. Mối quan hệ nhiều khâu công việc, nhiều người, lại chi phối bởi khí hậu, thời tiết tiểu vùng, trồng cây gì, nuôi con gì bằng cách nào?, bán cho ai, bán lúc nào ???, nên cần người đứng đầu cần có kiến thức, giỏi giang và nếu cần có “chuyên gia” của nhóm, doanh nghiệp…mình.
– Bạn đóng vai trực tiếp sản xuất, chế biến, xuất khẩu hay dịch vụ gì gì đấy (logistics, bao bì, kho, bán lẻ…) thì về lý thuyết yêu cầu của khởi nghiệp không khác nhau mấy.
Tiểu kết: Đất nước đang ở vào thời điểm nhiều ưu thế hơn bất cứ lúc nào.
Khởi “nghiệp’ dễ hay khó tùy vào chính bạn.
Minh Tuấn – CLB Khởi nghiệp Nông Nghiệp