Bạn phải biết kịch bản bán hàng qua điện thoại sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty, doanh nghiệp. Những người bán hàng qua điện thoại, dù bạn là doanh nhỏ, người tự do kinh doanh hay là Telesales, một kịch bản bán hàng qua điện thoại cực kỳ quan trọng. Nếu như với những người chuyên nghiệp, mong muốn cho mình đạt được hiệu suất tối đa trong công việc, bạn có bao giờ tự hỏi rằng họ cũng phải xây dựng cho mình những kịch bản riêng. Việc xây dựng một kịch bản cần sự đầu tư, trau chuốt, việc bạn đầu tư cho nó bao nhiêu sẽ tỉ lệ thuận với độ thành công trong công việc của bạn bấy nhiêu.
Bắt tay vào việc xây dựng kịch bản bán hàng qua điện thoại, bạn cần phân tích, thực hiện theo hướng các bước, dưới đây chỉ là một mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại, các bạn có thể tham khảo:
Mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại
Bước 1: Chào hỏi tạo liên kết
Xin chào chị/anh/em (Người được gọi), Tôi là (Người gọi) từ công ty GCC. Trước đây anh/chị đã tham gia khóa học BÁN HÀNG NHƯ HƠI THỞ do công ty tôi tổ chức, người đào tạo là thầy Hán Quang Dự – giám đốc chịu trách nhiệm đào tạo của công ty chúng tôi để giúp doanhnghiệp, anh/chị có những chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp… tìm ra chiến lược tăng doanh thu có đúng không ạ?
Với Telesales, Bước 1 là phần bắt buộc phải có của kịch bản này. Có thể bạn sẽ cần giới thiệu 2 lần, bởi đôi khi số điện thoại bạn gọi đến không phải là số trực tiếp của người bạn muốn gặp mà chỉ là người gác cổng (trợ lý, thư ký,…)
Bước 2. Tạo ra thông báo có sự cuốn hút không cưỡng lại nổi
Tôi đang gọi điện cho anh/chị vì sắp tới chúng tôi có một sự kiện đào tạo đặc biệt cho những chủ doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt muốn trở thành CHUYÊN GIA TRONG LĨNH VỰC ĐÓ do trực tiếp thầy Hán Quang Dự đứng lớp. Hiện tại anh/chị có thể dành ra vài phút để tôi chia sẻ cùng anh/chị về thông tin này không?
Phần này bạn sẽ chia sẻ chi tiết nhưng cần sử dụng những từ ngữ “chất”, “chuẩn”, “đắt” về vấn đề bạn sắp đưa ra ngay sau phần giới thiệu. Việc đưa ra vấn đề cho khách hàng giúp bạn giữ cho cuộc gọi có tính thông suốt, gây được sự chú ý của khách hàng, không bị gián đoạn cuộc gọi.
Bước 3: Hỏi thăm dò để loại trừ
Tôi không biết chắc chương trình này có phù hợp cho anh/chị hay không. Vì thế tôi muốn xin anh chị vài phút để hỏi rõ hơn.
Sau khi giới thiệu về vấn đề, chương trình muốn truyền đạt gây sự chú ý tới người nghe. Bằng cách hỏi câu hỏi mang tính loại trừ như trên, bạn sẽ biết được khách hàng nào thực sự quan tâm tới những điều bạn đang nói để định hướng cho cuộc hội thoại.
Bước 4: Nếu có cơ hội, đào sâu khách hàng
Anh/chị có thấy chiến lược bán hàng của anh chị thời gian này thực sự gặp nhiều vấn đề, doanh số chưa cao? Anh/chị có nhận thấy vấn đề gì về nhân viên của mình? Anh/chị có gặp khó khăn gì khi thấu hiểu nhu cầu của khách hàng trên thị trường với dòng sản phẩm của mình?
Hãy đưa ra những câu hỏi gợi mở, đào sâu để đánh giá mức độ tiềm năng của khách hàng. Những câu trả lời của khách hàng thực sự quý giá để đánh giá bạn đã nói chuyện với đúng đối tượng.
Bước 5: Nhận định vấn đề của khách hàng
Tôi hiểu vấn đề của anh/chị đang gặp phải. Có rất nhiều học viên của thầy Hán Quang Dự khi đến với lớp học của thầy, đến với công ty đào tạo của chúng tôi cũng đã từng trải qua những vấn đề về khách hàng, doanh thu, nhân sự,… họ đã chia sẻ rằng không biết giải quyết thế nào dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Bằng cách chia sẻ, tạo sự đồng cảm những vấn đề mà các khách hàng nói chung đều phải trải qua, bạn có thể khiến khách hàng của bạn trải lòng hơn và chia sẻ sâu thêm về những khó khăn mà họ đang gặp phải.
Bước 6. Đồng cảm, cùng đưa ra giải pháp.
Vâng, tôi hiểu vấn đề anh/chị đang nói tới. Tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu anh/chị có thể tham gia khóa học của thầy Dự vào lúc 8:00 ngày 23/3 này. Như tôi đã nói, công ty chúng tôi chuyên về đào tạo giúp lãnh đạo doanh nghiệp như anh/chị phát triển những chiến lược gia tăng doanh thu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu khách hàng…
Bạn cần phải chạm được vào những mối quan tâm thực sự của khách hàng ở một vài chi tiết nào đó để có thể hỗ trợ bạn ở phần chốt sales cuối cùng.
Bước 7. Chốt sales
– Trial close: Xin phép không làm mất thời gian của anh/chị nữa. Vậy anh chị nghĩ gì về những thứ chúng ta đã trao đổi? Có điều gì khiến anh chị muốn trao đổi chi tiết hơn không
– Soft close: Nếu có thể trao đổi trực tiếp với để giải quyết rõ ràng vấn đề thì anh chị nghĩ khoảng thời gian nào là phù hợp?
– Hard close: Thứ Ba tới anh/chị có thể dành cho chúng tôi khoảng 15 – 20 phút gặp mặt để làm rõ các giải pháp cho vấn đề của anh/chị và giới thiệu chi tiết chương trình của chúng tôi được không?
Mỗi kịch bản bán hàng qua điện thoại là một bản đúc kết từ những trải nghiệm, thử sai và độ thành công của nó tất nhiên là cao. Mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại ở trên bạn có thể tham khảo,hãy đọc, ngẫm và thử nó. Chúc bạn thành công!
Theo Banhangquadienthoai.com