Câu hỏi dành cho những ai đang khởi nghiệp. Kiếm tiền để Startup hay Startup để kiếm tiền? Câu hỏi này rất hay, nghe có vẻ đơn giản nhưng không đơn giản chút nào. Cùng tìm hiểu câu trả lời từ 2 doanh nhân ông Sử Ngọc Khương và ông Phạm Huy Hiếu, quan điểm kinh doanh của họ như thế nào trong Cà phê khởi nghiệp?
Sơ lược 2 khách mời trong Cà phê khởi nghiệp
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương: Giám đốc đầu tư Savills Việt Nam. Sở hữu 20 năm kinh nghiệm Tài chính ngân hàng – Xây dựng dân dụng và Bất động sản. Đã từng là giám đốc phụ trách mảng Bất động sản của công ty chứng khoán Vina. Ông từng nắm giữ vị trí quản lý trong hoạch định chiến lược nhà máy nhiệt điện và thủy điện, các công ty dầu khí tại Việt Nam. Bên cạnh đó, ông đóng vai trò thẩm định, cố vấn trong chương trình Shark Tank
Ông Phạm Huy Hiếu: Giám đốc điều hành quỹ khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học – Công nghệ Việt Nam. Hơn 16 năm trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng. Được biết đến là CEO trẻ nhất ngân hàng Việt Nam khi trở thành CEO Việt Á Bank và sau đó là Agribank mới 34 tuổi. Tốt nghiệp thạc sĩ tài chính, lưu thông tiền tệ và Cử nhân Đại học Ngoại Ngữ. 2014 trao tặng giải thưởng Sao Đỏ dành cho các doanh nhân trẻ xuất sắc.
Tầm quan trọng của yếu tố tài chính và con người trong khởi nghiệp
Những điểm yếu mà các Startup hay mắc phải
- Yếu tố công nghệ không được quan tâm thỏa đáng
- Mô hình kinh doanh không có tính bùng nổ
- Kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm chưa được chau chuốt
Bắt đầu khởi nghiệp, nguồn vốn đến từ đâu?
Khi hình thành được ý tưởng sản phẩm để đưa ra thị trường, nguồn vốn thường là do tích lũy được sau bao năm đi làm, trợ cấp từ người thân, cùng bạn bè góp vốn, sử dụng tài sản thế chấp… Xoay sở bằng nhiều cách để có dòng tài chính
Theo ông Phạm Huy Hiếu: Khởi nghiệp để kiếm tiền, chứ không phải kiếm tiền để làm khởi nghiệp. Có thể sáng tạo, thử nghiệm, mô phỏng, thể hiện rõ ràng. Đó chính là tiền đề chính khiến cho chúng ta mời gọi được người khác đồng hành với mình bao gồm nhà đầu tư.
Khi kinh doanh, lúc nào chúng ta cũng cần phải có nguồn vốn. Chúng ta phải quan tâm đến các nguồn vốn phi tài chính như:
1. Nguồn vốn giáo dục (học tập, trải nghiệm, khả năng để giải quyết được vấn đề) bạn phải có khả năng nào đó để giải quyết vấn đề (nhà đầu tư chỉ đầu tư vô những người có khả năng)
2. Nguồn vốn mối quan hệ (bạn bè, khách hàng, đối tác), phải mở rộng mối quan hệ càng nhiều càng tốt. Chính những người này sẽ đem lại cơ hội về kinh doanh
3. Nguồn vốn uy tín (hứa phải giữ lời) lời hứa đi đôi với hành động
Nguồn vốn tài chính là kết quả của những nguồn vốn phi tài chính: Khả năng – Mối quan hệ – Uy tín
Những nhà đầu tư quan tâm đến 2 yếu tố sau:
- Nếu đầu tư vào thì tiềm năng thị trường như thế nào?
- Nhóm khởi nghiệp đó có khả năng hiện thực hóa được hay không?
Xung đột từ những người đồng sáng lập:
- Mỗi người muốn đưa doanh nghiệp của mình theo một hướng riêng. Những người đồng sáng lập muốn đi được lâu dài với nhau cần phải có chung một tầm nhìn
- Mỗi người sẽ có một lý do khởi nghiệp khác nhau – Ngồi lại với nhau để tìm ra sứ mệnh
- Giá trị cốt lõi
Kết luận:
Khi có nhiều mối quan hệ thì sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm người đồng sáng lập với mình, nên chọn người bổ sung với mình hơn là chọn người có điểm chung. Phải thể hiện tầm nhìn, đam mê của bản thân để tìm được người cộng sự dễ hơn vì người cộng sự, đồng sáng lập với mình cũng chính là một nhà đầu tư.
Trong khởi nghiệp, con người là yếu tố quyết định thành công. Tuy nhiên lý tưởng hơn nếu người đó biết quản lý tài chính.
Tiền bạc là kết quả của con người trưởng thành. Nếu không thể tìm kiếm được nhà đầu tư thì hãy nhìn lại chính mình đã hoàn thiện hay chưa?
Nguồn: Cà phê khởi nghiệp