Video marketing đang là xu hướng thời thượng, vì vậy SEO Youtube được khá nhiều bạn quan tâm. Bài viết này của mình sẽ giúp bạn hiểu rõ định nghĩa và trình tự cách làm.
SEO video trên youtube đang trở thành một xu hướng mới bởi video với khả năng truyền đạt lượng lớn thông tin bằng cả hình ảnh và âm thanh sẽ cho người dùng cái nhìn trực quan và dễ dàng đánh giá sản phẩm. Ngoài ra thì Youtube còn là một sản phẩm của Google, chính vì thế khi sử dụng SEO trên youtube thì bạn rất dễ được lên top Google nếu như Video của bạn chất lượng. Ngoài ra bạn còn có thể kiếm tiền ngay từ chính video của mình trên youtube thông qua việc quảng cáo.
Bài viết này mình chia sẻ toàn bộ quá trình cách SEO video lên top #1 tìm kiếm Youtube với những giải thích cặn kẽ về cơ chế hoạt động cùng các bước thực hiện đơn giản.
Yếu tố mà Youtube dùng để xếp hạng video
SEO video trên youtube đang trở thành một xu hướng mới bởi video với khả năng truyền đạt lượng lớn thông tin bằng cả hình ảnh và âm thanh sẽ cho người dùng cái nhìn trực quan và dễ dàng đánh giá sản phẩm. Ngoài ra thì Youtube còn là một sản phẩm của Google, chính vì thế khi sử dụng SEO trên youtube thì bạn rất dễ được lên top Google nếu như Video của bạn chất lượng. Ngoài ra bạn còn có thể kiếm tiền ngay từ chính video của mình trên youtube thông qua việc quảng cáo.
Nhưng SEO video trên youtube không phải là chuyện đơn giản bởi để video lên top tìm kiếm trong youtube thì cần phụ thuộc nhiều yếu tố. Chính vì vậy nên hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách mà Youtube xếp hạng và đánh giá một Video, từ đó bạn có thể hiểu và SEO cho phù hợp hơn.
1 – Càng nhiều người xem càng tốt: Khi bạn gõ bất cứ một từ khóa nào đó vào ô tìm kiếm trên Youtube, bạn sẽ nhận được kết quả sắp xếp theo lượt view. Càng nhiều lượt xem thì cơ hội video của bạn đứng đầu càng cao.
2 – Càng nhiều bình luận (comment) càng tốt: Giống như các bình luận trên blog, nếu video nhận được nhiều bình luận chứng tỏ video đang thu hút được sự quan tâm của người xem. Và video của bạn cũng sẽ được xếp hạng cao hơn, do đó hãy khơi mào cho một cuộc bình luận ngay bên dưới video của bạn
3 – Lượt share: Có bao nhiêu người đã chia sẻ video của bạn lên các mạng xã hội như Facebook hay Google+?
4 – Đăng ký theo dõi kênh: Nếu có một ai đó đăng ký theo dõi kênh của bạn sau khi xem video thì đây là một tín hiệu tốt cho Youtube thấy rằng video của bạn có nội dung hấp dẫn
5 – Video dài dễ nhận được xếp hạng cao: Giống như nội dung văn bản, nội dung dài luôn được đánh giá cao. Do đó nên tạo ra video tối thiểu 5 phút hoặc hơn.
SEO Youtube – Cần phải tối ưu những gì?
Cụ thể hơn, mình sẽ đi vào chi tiết từng yếu tố nổi bật mà thuật toán Youtube dựa vào đó để xếp hạng ranking:
Dựa vào tiêu đề
Tiêu đề của bạn cần chứa từ khóa chính của nội dung video cần SEO. Tuy nhiên, để tiêu đề được hay hơn thì đôi khi từ khóa chính thôi sẽ rất cứng nhắc.
Lúc này, bạn có thể khéo léo sử dụng từ khóa đồng nghĩa với từ khóa chính.
Ví dụ mình tìm từ khóa “ăn gì khi siết cơ”, các video đứng top đều có tiêu đề chứa từ khóa hoặc rất sát với từ khóa này như “khẩu phần ăn khi siết cơ”
Cách đặt tiêu đề cho video Youtube cũng tương tự tiêu đề trên website, nhưng vì Youtube là trang giải trí video, nên bạn có thể pha trò giật tít tiêu đề một chút nhưng hạn chế quá lố.
Dựa vào nội dung
Có thể bạn làm ảnh thumbnail video rất cuốn hút, tiêu đề đủ sức gây chú ý và tối ưu cho từ khóa, nhưng nội dung mới thứ quyết định người xem có ở lại video của bạn đủ lâu hay không.
Giống như time on site khi làm SEO cho website, với video Youtube, watch time phải đủ lâu, >50% thời lượng xem video thì video của bạn mới tạo được tín hiệu nội dung hữu ích với thuật toán của Youtube.
Vì vậy hãy tập trung vào nội dung video làm sao để giữ người xem ở lại đến cuối hoặc đến hơn >50% thời lượng.
Tương tác của người xem với video
Tương tác của người dùng trong & sau khi xem video quyết định rất lớn đến việc Youtube có ưu tiên xếp hạng video của bạn hay không.
Các tương tác phải kể đến như:
- Nhấn like, comment khi xem video.
- Nhấn chia sẻ, subcribe, save to playplist
- Xem tiếp video khác của kênh.
Lượt views vẫn là yếu tố hàng đầu, nhưng các tương tác kể trên góp phần đáng kể vào xếp hạng video sau một thời gian phát hành.
Dựa vào thương hiệu của bạn
Khi kênh của bạn có thương hiệu tốt, người dùng có độ tương tác cao với thương hiệu thông qua việc:
- Chủ động tìm từ khóa là tên thương hiệu trên thanh Youtube search bar.
- Chủ động vào các video đến từ thương hiệu của bạn.
- Có tương tác tốt với các Youtube video đến từ kênh thương hiệu của bạn khi chúng được hiển thị.
Youtube sẽ ưu tiên xếp các video tiếp theo của bạn vào một danh sách whitelist về thứ hạng ranking, và tiếp tục căn cứ thêm vào các yếu tố khác để quyết định vị trí hiển thị.
Tỷ lệ quay lại của người dùng
Ở website, trang web nào có % truy cập trực tiếp cao thì website đó ngày càng được đánh giá tốt với Google.
Youtube không ngoại lệ, kênh và video của bạn có hữu ích, nội dung có hay và phù hợp thì người dùng mới chủ động tìm kiếm, quay lại hoặc save vào playlist để lúc khác xem lại.
Dựa vào tín hiệu % tỷ lệ quay lại của người dùng, các video mà bạn ranking sẽ được ưu tiên thứ hạng.
Tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước cách làm để SEO Youtube lên top trong thời gian ngắn nhất có thể.
Tạo kênh Youtube & cập nhật đầy đủ thông tin
Chúng ta sẽ bắt đầu SEO cho video Youtube lên top bằng việc tối ưu từng công đoạn cơ bản. Bạn có thể làm theo video này:
Đầu tiên, bạn cần tạo kênh Youtube với đầy đủ các thông tin về kênh, tối ưu từ khóa thông qua mô tả, thẻ tag để người dùng nhận biết kênh của bạn đang nói về chủ đề gì.
Hãy điền thẻ mô tả với thông tin chi tiết về kênh. Sau đó chèn đủ liên kết đến website hay tài khoản social (Facebook, Instagram) của thương hiệu bạn đang làm cho kênh.
Nghiên cứu từ khóa để làm video
Bước tiếp theo sao khi bạn đã có trong tay một ý tưởng và chủ đề để làm video thì đây là lúc bạn cần tìm và nghiên cứu từ khóa liên quan đến chủ đề của video đó. Mục đích của việc nghiên cứu từ khóa là để video đạt được thứ hạng cao trên Youtube và có nhiều lượt view.
TÌM TỪ KHÓA BẰNG CÔNG CỤ YOUTUBE SUGGESTS
Công cụ Suggest của Youtube hoạt động tương tự như Google Search Box. Trong ô tìm kiếm trên Youtube bạn chỉ cần nhập 1 đến 5 ký tự muốn tìm kiếm, Youtube Suggest sẽ gợi ý cho bạn rất nhiều từ khóa liên quan mà đang được nhiều người tìm kiếm.
Chắc chắn nếu ngồi vò đầu bứt tai tự “ngu như kiến” thì bạn sẽ không thể nào tưởng tượng ra từ khóa “Ngọc Trinh Lại Văn Sâm” hay “Ngọc Trinh lộ…” 😳 đúng không?
NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA VIDEO BẰNG GOOGLE KEYWORD PLANNER
Đây là công cụ phổ biến và được dùng nhiều nhất, và hoàn toàn miễn phí. Với Google Keyword Planner bạn có thể tìm được rất nhiều ý tưởng từ khóa liên quan đến từ khoá chính để đưa vào tiêu đề video, phần mô tả cũng như gắn tag cho video tải lên Youtube.
Về cách sử dụng Google Keyword Planner thì Ngọc sẽ không hướng dẫn chi tiết nữa, bạn có thể xem ở video phía trên để biết cách lấy ý tưởng từ khóa, xuất ra một file excel để dùng cho công việc seo video sau này.
NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA YOUTUBE BẰNG KEYWORDTOOL.IO
Keywordtool.io là một công cụ rất hay, nó cho phép liệt kê ra toàn bộ những nhóm từ khóa xuất hiện trên Youtube theo thứ tự chữ cái. Tất cả các ý tưởng của bạn sẽ nằm trong này.
Bạn nhớ chọn tab Youtube và lưu ý để quốc gia là Việt Nam, ngôn ngữ tiếng Việt (nếu bạn kiếm tiền từ Youtube tại Việt Nam). Bạn hoàn toàn có thể chọn quốc gia và thứ tiếng khác nếu bạn muốn kiếm tiền trên Youtube tại quốc gia, ngôn ngữ tương ứng.
Bạn thấy trong hình trên với từ khóa chính là “Ngọc Trinh” thì có tới 110 gợi ý dành cho bạn được liệt kê khá chi tiết ở phía dưới.
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH CỦA TỪ KHÓA VỚI KEYWORDREVEALER
Với công cụ Keywordrevealer bạn có thể dễ dàng biết được mức độ cạnh tranh của từng từ khóa, giá CPC, số lượng tìm kiếm hàng tháng cũng như top 10 site liên quan đến từ khóa đó… Sau khi xem các thông số được báo cáo bởi công cụ này chắc chắn bạn sẽ quyết định có nên SEO video với từ khóa đó hay không?
Cách sử dụng công cụ Keywordrevealer Ngọc cũng đã hướng dẫn rất chi tiết ở video phía trên!
Đầu tư nội dung video mang lại giá trị cao
Mình không nói đến những video reup trong phạm vi bài viết này, vì reup là đã là vi phạm quy định của Youtube và khó mà ranking thậm chí tồn tại một cách chính thống.
Mình đề cập đến những người đang đầu tư làm video xây dựng kênh Youtube, mang lại giá trị cho đối tượng tiềm năng, từ đó có thể kiếm tiền từ những video đã làm ra.
Một video có nội dung chất lượng sẽ đáp ứng được cho người xem các mục đích như: giải trí, học tập hoặc tìm kiếm thông tin.
Để có thể xây dựng video giá trị cao, bạn cần xác định rõ định hướng phát triển kênh.
Nếu kênh nghiêng về hướng dẫn, training, guide, chia sẻ thủ thuật, bạn sẽ cần sản xuất các nội dung có tính chia sẻ, hướng dẫn chi tiết với minh họa cụ thể bước từng bước.
Nếu là kênh nghiêng về review đánh giá, so sánh, bạn sẽ cần làm những video có nội dung chuyên sâu về chủ đề trên, mang lại trải nghiệm thực tế cho người xem.
Một video có nội dung tốt sẽ kéo theo các chỉ số: tương tác, thời gian xem cao -> từ đó sẽ được tối ưu thứ hạng & lên top dần dần.
Tối ưu hóa video trước khi upload
Trước khi upload video của bạn lên Youtube, hãy đảm bảo tối ưu các yếu tố sau đối với file video đang lưu trên máy tính.
Bạn click chuột phải vào file video chọn Properties để tiến hành:
Tối ưu tên file
Chứa từ khóa chính hay tiêu đề của video, viết dưới dạng không dấu, nối với nhau bằng dấu gạch “-”
Tối ưu tab Details
Nhấn qua tab Details:
- Điền tiêu đề file dưới dạng không dấu và gạch nối vào dòng Title.
- Subtitle có thể điền hoặc không.
- Rating: bấm 5 sao
- Tags: điền đầy đủ thẻ tag là từ khóa chính, từ khóa liên quan vào.
Như vậy file video của bạn đã được tối ưu cơ bản cho từ khóa chính trước khi upload lên hệ thống Youtube.
Tối ưu hóa Video trong khi upload
Tiến hành upload video lên Youtube, bạn sẽ tiếp tục tối ưu các thành phần sau để video được thuật toán Youtube hiểu đang nói về vấn đề gì, liên quan nhất đến từ khóa chính nào & có đối tượng người xem là ai.
Các thành phần cần tối ưu khi upload video ở giao diện Youtube:
- Tiêu đề: viết tiêu đề chứa từ khóa chính, có yếu tố gây thu hút, có thẻ tag là tên thương hiệu của kênh.
- Thẻ mô tả: chứa từ khóa chính và nói về lợi ích của người dùng khi xem video.
- Thẻ tag: điền những thẻ tag từ khóa chính và từ khóa liên quan.
Ảnh thumbnail
Một channel có đầu tư xây dựng ảnh thumbnail sẽ tạo nên tính chuyên nghiệp cao và tăng độ nhận thức thương hiệu rất lớn.
Mình đặc biệt có cảm tình với những kênh xây dựng ảnh thumbnail theo 1 flow xuyên suốt cho tất cả video được xuất bản.
Một ảnh thumbnail đạt tiêu chuẩn là khi: nêu bật được nội dung chính của video & có trọng tâm hình ảnh.
Ảnh thumbnail hấp dẫn, có tính chuyên nghiệp & cá nhân hóa sẽ tăng lượng người nhấp vào xem video.
Quảng bá video sau khi xuất bản
Bạn cần chủ động trong việc khiến người khác biết đến video của mình, giống như khi đăng tải một bài viết lên website, chúng ta không thể nào cứ ngồi chờ đợi cho có người vào xem video của mình được.
Sử dụng các kênh traffic khác, để kéo những visitors đầu tiên xem video, khi đó nội dung chất lượng cùng các yếu tố bạn đã tối ưu sẽ giúp cải thiện dần thứ hạng và gia tăng lượt views.
Các kênh để quảng bá video bạn có thể sử dụng:
Mạng xã hội
Sau khi xuất bản video, hãy chia sẻ đường link Youtube của video lên các trang social mà thương hiệu của bạn có được.
Đó có thể là: Facebook, Instagram, Zalo… bằng cách này tệp đối tượng từ các kênh social của bạn sẽ là những visitors đầu tiên vào xem và tạo ra tín hiệu tốt ban đầu cho video.
Gửi email thông báo
Bạn phát triển website và có tệp email list follow thì mỗi khi kênh Youtube có video mới, hãy gửi email thông báo đến họ.
Chèn vào blog ở website
Các bài viết trên website nếu có video chia sẻ/ hướng dẫn đính kèm sẽ tăng time on page cho bài viết đó cực cao, tăng tương tác người dùng trên site.
Người theo dõi kênh Youtube của bạn có thể không thường xuyên vào Youtube mà họ sẽ có thói quen ghé thăm website, hoặc tìm kiếm trên Google.
Những traffic vào site hàng ngày khi nhìn thấy bài viết sẽ xem luôn video, bạn có traffic không nhỏ từ nguồn này.
Các website nước ngoài luôn kết hợp nội dung trên site và video Youtube đính kèm vào bài, cách làm này tăng trải nghiệm người dùng trên site rất tốt và giúp video có lượt view đều đặn.
Paid traffic
Nếu bạn có 1 video mang tính chất thương mại cao & muốn chi trả 1 số ngân sách nhất định để có lượng views & khách hàng ban đầu thì hãy cân nhắc tới việc chạy quảng cáo.
Bạn có thể chạy quảng cáo paid traffic với Google Ads (ưu tiên nhất), Facebook Ads, Instagram Ads, Zalo Ads… bất cứ loại hình quảng cáo nào để có thể kéo những visitors tiềm năng đầu tiên.
Vì đây là những traffic trả phí, tức là bạn đã nhắm mục tiêu chi tiết đến họ, là những đối tượng phù hợp nội dung mà bạn chia sẻ, nên họ sẽ là những traffic mang lại tương tác & watch time tốt cho video mà bạn vừa xuất bản.
Đi backlink cho video của bạn
SEO offpage cho Youtube cũng gần như là SEO cho website – Mỗi đường dẫn video thì cũng tương tự 1 bài viết ở website.
Vì vậy, bạn có thể sử dụng những kỹ thuật đi backlink để tạo hiệu ứng tốt nhằm giúp Youtube đánh giá & xếp hạng video của bạn cao hơn.
Bạn có thể đi backlink bằng cách:
- Tạo bài viết unique, chèn link video vào và post lên Medium, LindedIn, Slideshare
- Spy nơi đối thủ xây dựng backlinks
- Outreach Links Building
- Guest Blogging
- Xây backlinks từ website báo chí
- Kiểm tra tên thương hiệu được nhắc đến
- Tạo mối quan hệ với các Influencers trong lĩnh vực đang làm
Cân nhắc kỹ khi mua backlink từ nơi khác
Có rất nhiều dịch vụ tạo backlink cho video, đặc biệt là trên SEOclerks.
Tuy nhiên không phải dịch vụ nào cũng chất lượng, bạn hãy chỉ cân nhắc sử dụng những dịch vụ của thành viên level cao, có kinh nghiệm trở nên.
Bản thân mình không đánh giá cao những dịch vụ đi backlink lắm, mà bạn nên tập trung đầu tư vào nội dung video.
Nội dung tốt, sẽ có nhiều chia sẻ tự nhiên & tự tạo ra backlink.
hay quá