Mặt hàng thời trang được xem là một trong những mặt hàng được nhiều người lựa chọn để kinh doanh nhất bởi họ nghĩ việc kinh doanh mặt hàng này vô cùng đơn giản và hiệu quả. Cho nên muốn tìm một shop quần áo, giày dép… quanh khu vực bạn ở chẳng khó khăn gì, thậm chí chỉ cần bước vài bước là bạn đã thấy hàng chục cửa hàng, tha hồ mà lựa chọn. Phải chăng vì dễ kinh doanh nên người ta mới chọn những mặt hàng này? Tuy nhiên kinh doanh thì luôn đi liền với rủi ro nên nếu bạn muốn kinh doanh ngành hàng này thì cũng nên học nằm lòng những kiến thức cần thiết nhé.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách bán hàng trên Shopee hiệu quả từ A-Z (cập nhật 2019)
Bài viết sau đây ATP sẽ liệt kê cho bạn những thách thức cơ hội để bạn có thể có những quyết định đúng đắn cho việc kinh doanh của mình.
A.Tình hình chung của thị trường thời trang
Trong thời đại của công nghệ, thương mại điện tử và thế hệ trẻ, ngành thời trang Việt sẽ đi về đâu? Một câu hỏi mà bất cứ người kinh doanh nào cũng đang băn khoăn tự hỏi. Vậy liệu bài toán này có thật sự được giải không?
Với sức ép vô cùng lớn, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến cho nhiều doanh nghiệp châu Á, trong đó có Nhật là khách hàng chính của ngành may gia công phải thu nhỏ mô hình kinh doanh hoặc phá sản. Giá nhân công leo thang, việc thiếu kinh nghiệm trên thương trường quốc tế khiến những doanh nghiệp gia công như An Phước không còn hợp đồng xuất khẩu.
Trong bối cảnh đó, bà chủ Nguyễn Thị Điền của An Phước đã quyết định quay về thị trường nội địa, đang là sân chơi của các ông lớn như Tổng Liên đoàn Dệt May Việt Nam, Việt Tiến, May 10… với việc chọn thị trường ngách là phân khúc có thu nhập cao.
Bà Điền chọn giải pháp mua nhượng quyền thương hiệu Pierre Cardin bán trong khu vực 3 nước Đông Dương, từ đó mở rộng thêm việc phát triển thương hiệu riêng An Phước cho phù hợp với túi tiền của phân khúc khách hàng trong nước. Từ một cửa hàng ban đầu tại TP.HCM, An Phước đã có hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc, với tốc độ tăng trưởng bình quân 30% tính đến năm 2012.
Trong khi đó, Việt Tiến đầu tư mạnh cho việc quảng bá thương hiệu từ năm 2016, với việc mở rộng dải thương hiệu từ cao cấp đến bình dân, mở rộng kênh phân phối và các cửa hàng quy mô lớn, với chi phí cho những khoản này tăng đến 30%. Cùng với việc mở Việt Tiến House, Công ty cũng hợp tác với thương hiệu giày Skechers của Mỹ, mở đường cho việc kết hợp với những thương hiệu quốc tế khác trong tương lai.
Tuy vậy, hiện nay những tên tuổi lớn của ngành thời trang trong nước như Việt Tiến, Nhà Bè, May10… đều ở thế hai chân giữa gia công xuất khẩu và phát triển thương hiệu riêng cho thị trường nội địa. Phần lớn có tỉ lệ xuất khẩu cao, từ 80-90% đến các thị trường chính là Mỹ, Nhật, EU và Canada. Sự cộng hưởng của các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết, cùng với chiến lược chuyển từ gia công đơn thuần có biên lợi nhuận thấp (OEM) sang đầu tư cả khâu thiết kế có biên lợi nhuận cao hơn (ODM) đã giúp cải thiện doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu này.
Đã là cuối năm, nhưng nhìn lại kế hoạch kinh doanh năm 2018 của các doanh nghiệp may mặc niêm yết đều nhận thấy điểm chung là kế hoạch doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không đổi. Ngoài nguyên nhân đầu tư thêm, chi phí tăng là lý do chính, trong đó có chi phí quản lý, nhân công và chi phí duy trì các cửa hàng.
Trong thời gian tới, tình hình cũng không dễ thở đối với những doanh nghiệp quyết định quay lại thị trường nội địa, một sân chơi đầy thử thách. Ước tính thị trường quần áo thời trang ở Việt Nam trị giá 3,5 tỉ USD trong năm 2018 và sẽ tăng lên 4,7 tỉ USD vào năm 2021, nhưng toàn ngành dệt may Việt Nam hiện chỉ đáp ứng từ 25-30% thị trường nội địa.
Thế hệ millennials (sinh từ năm 1980-1998) và centennials (sinh từ năm 1996-2010) sẽ chiếm 50% dân số Việt Nam và hình thành tầng lớp lao động chính trong thập niên tới, đặt những nhãn hiệu truyền thống trước yêu cầu có chiến lược mới để thu hút, bà Vũ Thị Thu Dung, Quản lý cấp cao Dịch vụ khách hàng của Kantar Worldpanel Việt Nam, nhận xét.
Chưa bàn đến chất lượng, những thương hiệu quốc tế như H&M, Zara trưng bày trong những cửa hàng rộng hàng trăm m2 hàng ngàn mẫu quần áo, thay đổi liên tục. Sự tươi mới và đa dạng về kiểu dáng của những thương hiệu ngoại đối lập với sự cổ điển, ít thay đổi của những nhãn hiệu truyền thống như An Phước, Việt Tiến và Nhà Bè.
B.Khi chuẩn bị kinh doanh thời trang, cần chuẩn bị những gì?
Chính sự cạnh tranh khốc liêt như vậy giữa các doanh nghiệp lớn cho nên dẫn tới việc nếu bạn là một người kinh doanh mới ở thị trường này thì bạn cần khôn khéo hơn trong việc xác định vị thế và nơi bạn sẽ làm nên chuyện.
Đầu tiên khi chuẩn bị mở shop kinh doanh quần áo, bạn đặc biệt cần chú ý các điều sau đây:
1. Mở shop thì cần bao nhiêu vốn
Đối với shop quần áo thì vốn ban đầu cũng rất khó khăn có thể xác định ở thời điểm ban đầu. Khi mới đi vào kinh doanh tốt nhất bạn nên lựa chọn mô hình kinh doanh vừa phải vốn không quá nhiều để mở shop. Nếu bạn biết cách lựa chọn các mối hàng tốt giá rẻ, hay các đơn vị thi công như thiết kế shop uy tín và giá cả phải chăng. Tốt nhất bạn nên tham khảo nhiều kênh như qua bạn bè hay các cộng đồng facebook để có được giá phải chăng nhất. Thì khi đó vốn ban đầu sẽ rơi vào khoảng từ 60-80 triệu. Và tất nhiên con số này không phải quá lớn khi bạn lên ý tưởng mở shop quần áo đúng không nào.
Tham khảo thêm bài viết sau để ” học lõm” thêm kiến thức kinh doanh nhé:
2. Xác định khách hàng mục tiêu
Đây là khâu rất là quan trọng bởi vì nó là bước giúp bạn định hướng được phong cách thời trang chính, riêng biệt cho shop của mình. Một nhãn hàng quần áo có thật sự thu hút khách hàng hay không thì khâu này vô cùng quan trọng. Bởi việc bạn xác định được phân khúc khách hàng của mình thì bạn sẽ tăng doanh thu nhanh hơn là việc bán” đại trà” nhiều mặt hàng. Ví dụ khi nói tới LIBÉ thì bạn sẽ nghĩ ngay đến quần áo dành cho những cô nàng bánh bèo, tiểu thư, hay như Highcut thì sẽ nghĩ ngay đến trang phục vô cùng “chất chơi”. Định hình phong cách cũng như một cách xác định thị trường ngách của mình để bạn có thể thành công hơn trong việc kinh doanh thời trang.
Những kiểu dáng vô cùng phong cách, “chất chơi” từ nhãn hàng Highcut (ảnh: google)
3. Nguồn hàng
Nhiều bạn khi mới bắt đầu vào nghề luôn than phiền không biết nguồn hàng lấy ở đâu cho rẻ, chất lượng. Làm sao để giữ chân khách hàng bằng chất lượng sản phẩm cũng như giá cả. Các bạn đừng vội lo lắng nhé! Ngoài các mối hàng lớn ở Việt Nam như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp hay các xưởng sản xuất ở trong Hồ Chí Minh. Các bạn cũng có thể tìm đến các mối hàng ở Quảng Châu Trung Quốc, hàng hóa ở đây giá cả rất mềm, chất lượng thì miễn chê. Bạn có thể sang tận nơi để đặt hàng hay là thông qua các bên trung gian. Bạn yên tâm chỉ cần tìm kiếm trên mạng bạn sẽ có một tá các bên trung gian uy tín để kết nối hợp tác.
4. Tìm kiếm mặt bằng
Bạn mới bước vào kinh doanh, số lượng vốn chưa đủ lớn thì tốt nhất bạn nên tìm một cửa hàng nho nhỏ xinh xinh trên các tuyến phố nhỏ hoặc trong các ngõ lớn. Tuy nhiên cũng cần phải chọn nơi có nhiều xe cộ qua lại hay khu đông dân cư và đông đối tượng khách hàng mục tiêu của shop. Bạn cũng nên tìm kiếm các shop, cửa hàng thanh lý sang nhượng để tiết kiệm kha khá khoản tiền mua sắm đồ đạc cũng như sửa sang lại shop chuẩn bị mở của mình.
6. Lập một fanpage riêng cho shop của mình
Với thời đại công nghệ như hiện nay khi mà facebook rất được ưa chuộng thì bạn nên lập cho mình một fanpage để từ đó bạn có thể đăng bài bán hàng của shop thông qua các công cụ quảng cáo của facebook. Việc bán hàng qua facebook tỏ ra vô cùng hiệu quả đối với shop nên các bạn chú ý nhé!
Và hiện nay tại ATP Software cũng đang có những công cụ hỗ trợ tương tác và quảng cáo những mặt hàng của bạn trên Fanpage thay vì phải làm thủ công như trước rất mất thời gian.
Tham khảo bài viết này nhé :
7. Sử dụng phần mềm quản lý để quản lý shop
Đối với các bạn mới bước vào lĩnh vực kinh doanh buôn bán. Chắc chắn bạn sẽ phải đau đầu với những con số như tiền ra tiền vào, thu chi, số lượng hàng hóa bán ra, số lượng hàng hóa trả lại… của ngày hôm nay là bao nhiêu. Hay là việc làm sao để biết tồn kho quản lý nhân viên của mình và còn vô vàn những khó khăn nữa. Để giải quyết các vấn đề đó cũng như giảm áp lực công việc bạn nên sử dụng phần mềm quản lý áp dụng vào cho shop của mình. Và hiện nay trên mạng có khá nhiều phần mềm hỗ trợ bạn, bạn nên tìm hiểu thêm nhé.
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn giải quyết được phần nào thắc mắc mà khi chuẩn bị mở shop thời trang.
Chúc các bạn sớm thành công trong lĩnh vực kinh doanh shop thời trang nhé !
Nguồn: tổng hợp
Minh Phương- ATP Software