Người trẻ khởi nghiệp, doanh nghiệp startup ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhất là trong thị trường mở cửa kinh tế, đất nước phát triển như Việt Nam. Khởi nghiệp khoogn phải là chuyện dễ dàng, nhất là đối với những sản phẩm, dịch vụ mới. Cần có kế hoạch, lối sách sử dụng chiến dịch chiến thuật hợp lý. Trong giới startup hẳn bạn đã từng nghe tới cái tên Growth Hacking – Hack tăng trưởng. Vậy bạn hiểu gì về nó và nó là gì mà được nhiều doanh nghiệp áp dụng đến vậy. Cùng đọc bài viết sau đây nhé.
Khái niệm Growth Hacking
Một thuật ngữ không còn quá xa lạ trong hành trình tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Hack tăng trưởng – Growth hacking Được sử dụng trong tiếp thị online về các chiến lược tập trung vào tăng trưởng doanh nghiệp nhiều góc độ.
Công ty startup – khởi nghiệp trong giai đoạn đầu thường áp dụng chiến lược này với mục tiêu nhanh chóng tiếp cận khách hàng, cắt giảm chi phí thời gian cho hoạt động nhận diện thương hiệu.
Đội ngũ thực hiện chiến lược Growth hacking bao gồm phòng marketing, phát triển sản phẩm, kỹ sư ID thị trường, quản lý sản phẩm. Tập trung vào mục đích xây dựng, thu hút khách hàng.
Growth Hacking có thể xem là là sự giao thoa giữa hai yếu tố Marketing và Coding. Những người làm về “Growth Hacking” được gọi là “Growth Hacker”.
Growth Hacker
Growth Hacker là người trực tiếp sử dụng chiến lược sáng tạo đạt mục tiêu có được khách hàng và giữ chân khách hàng của doanh nghiệp. Đôi khi Growth Hacker cũng được gọi là các Growth Marketer. Những người tham gia vào một sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả người quản lý sản phẩm và kỹ sư, đều có thể là một Growth Hacker. Growth Hacker làm việc và phân tích các hoạt động sau:
- Chỉ tập trung vào các chiến lược liên quan đến phát triển, tăng trưởng doanh nghiệp.
- Họ đưa ra hướng giải pháp, ưu tiên hoạt động. Và thử nghiệm các chiến lược tăng trưởng sáng tạo.
- Xác định kênh thích hợp để mua lại khách hàng, đo lường thành công
- Họ phân tích và kiểm tra xem những gì có thể hoạt động tốt. Hỗ trợ tăng trưởng theo quy mô
So sánh Marketing truyền thống & Growth Hacking
Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa marketing và Growth Hacking. Vì một vài đặc điểm, công cụ sử dụng tương đối giống nhau. Nhưng thực chất ngay từ khái niệm của chúng đã nói lên sự khác nhau rõ rệt trong hoạt động của chúng.
Growth Hacking giống với Marketing ở 1 mục đích cuối cùng. Đó là để khuyến khích, kích cầu lượng người sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, do nguồn gốc khởi đầu là từ cộng đồng khởi nghiệp, Growth Hacking dựa chủ yếu vào các chiến thuật với chi phí thấp, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là doanh nghiệp startup.
Thông thường, Growth Hacking được sử dụng kết hợp với Marketing. Hỗ trợ, tối ưu hóa để đẩy mạnh hoạt động Marketing tự động trên một ngân sách nhỏ.
Cách thức hoạt động của growth hacking
Growth hacking hoạt động trên cơ chế tăng trưởng đột phá, nhanh chóng về thị phần cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang khởi nghiệp.
Tuy nhiên bất cứ hoạt động nào cũng có rủi ro của nó và Growth Hacking cũng không ngoại lệ. Kỹ thuật growth hacking khó thực hiện, yêu cầu kỹ thuật kiến thức cao. Cần hiểu về cách thức hoạt động để vận hành hiệu quả.
Hoạt động dựa trên công thức phễu AARRR của Dave MCclure. Công thức AARRR bao gồm các yếu tố:
Công thức AARRR
- Acquisition (Tiếp xúc lần đầu): start (bắt đầu), Khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp lần đầu tiên.
- Activation (Tương tác): Tương tác của khách hàng bao gồm: Xem, phản hồi, tìm kiếm và kiểm tra thông tin sản phẩm/ dịch vụ.
- Retention (Duy trì): Để lại ấn tượng trong lòng khách hàng về chất lượng, tính năng đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng. Khách hàng duy trì thói quen tương tác với doanh nghiệp.
- Revenue (Tạo doanh thu): Đạt ngưỡng kì vọng mong muốn. Kích thích tạo sự tin tưởng. Khách hàng đưa quyết định mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tạo doanh thu.
- Referral (Giới thiệu): Sau trải nghiệm sản phẩm thấy thích thú, có lòng tin. Khách hàng tự tin giới thiệu cho bạn bè, người thân cùng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Phễu AARRR phát triển dựa trên tâm lý, kỳ vọng người tiêu dùng. Càng về sau, số lượng khách hàng càng ít. Mục tiêu là giữ chân và duy trì khách hàng ở mức referral càng nhiều càng tốt. Yêu cầu doanh nghiệp không chỉ đảm bảo chất lượng, lòng tin cho sản phẩm mà còn cần có sự chăm sóc khách hàng tốt.
Lợi ích của Growth Hacking đối với doanh nghiệp Startup
Vốn hình thành và phát triển trong cộng đồng khởi nghiệp. Hiển nhiên Growth hacking đem lại lợi ích rất trông thấy cho doanh nghiệp. Các công ty đã thành lập bởi chiến lược hack tăng trưởng xoay quanh phương pháp tìm kiếm các giải pháp sáng tạo mới. Tiết kiệm chi phí và có thể mở rộng.
Với những lợi ích:
- Đẩy nhanh tiến độ xâm nhập thị trường, mở rộng thị phần.
- Cơ cấu tiết kiệm chi phí, thời gian hiệu quả
- Tạo doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng ổn định giai đoạn đầu.
Tổng kết
Trên đây là những kiến thức cơ bản cần nắm rõ để thực hiện chiến lược Growth Hacking hiệu quả cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Hẹn bạn đọc ở những bài viết tiết theo.