Bán hàng online đã không còn quá xa lạ trong năm 2017. Xu hướng kinh doanh bán hàng online của Việt Nam luôn đi chậm so với nước ngoài ít nhất là 2 năm. Vì Việt Nam ta luôn mong muốn bỏ ít sức nhất mà vẫn kiếm được nhiều tiền nhất (người ta goi là thông minh ấy) nên chỉ tới khi những phương thức bán hàng hay kiếm tiền online thực sự nở rộ và kiếm được rất rất nhiều tiền thì chúng ta mới bắt đầu phát triển nó một cách rầm rộ. Ở serie này thì ATP Software sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm bán hàng trên shopee cũng như bán hàng online.
Shopee là gì
Shopee là một ứng dụng bán hàng dựa trên nền tảng mạng xã hội trực tuyển được thành lập tại Đài loan vào năm 2015. Shopee là một công ty con được tạo ra bởi Garena. Tuy sinh sau đẻ muộn so với khá nhiều nền tảng thương mại điện tử khác nhưng nó đã hoạt động khá mạnh mẽ nhờ chiến lược kinh doanh khá thú vị C2C, người tiêu dùng sẽ là người bán hàng, và người bán hàng ngược lại cũng sẽ là người tiêu dùng. Nói đơn giản hơn, nếu lazada, amazon, tiki là những trang bán hàng điện tử nơi các doanh nghiệp hoặc shop có thể bán hàng cho người dùng với các thủ tục khó khăn, thì shopee lại như một bản nâng cấp của chợ tốt (chotot.vn). Shopee đơn giản như một mạng xã hội, nơi chuyên dụng để bán sản phẩm, việc của bạn chỉ là đăng ảnh lên, và thương lượng trực tiếp với khách hàng mà không cần thủ tục gì cả. Vì vậy tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng nó đã phát triển và chiếm thị phần khá lớn trong cuộc chiến mua bán online.
Shopee hiện là ứng dụng được phát triển cùng lúc tại 7 quốc gia: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Đài Loan với hơn 16 triệu lượt tải và 46 triệu sản phẩm được bày bán. Việc kinh doanh trên shopee đã tạo nên cơn sốt tại Việt nam cho giới trẻ vào khoảng cuối năm 2016. Việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và bắt nhịp cùng với việc kinh doanh online hiện tại đã tạo đà phát triển cho khá nhiều các cửa hàng, cá nhân kinh doanh online. Tính tới quý 2 của 2017, shopee đã phân tích và khảo sát tình hình mua bán online tại Việt Nam hiện chỉ chiếm 2.8% so với doanh thu của kinh doanh truyền thống, vì vậy thị phần còn khá lớn và rộng mở.
Đối với Shopee, doanh nghiệp này đã đầu tư nhiều cho công nghệ, nhân lực, đảm bảo sản phẩm nhạy cảm đều phải có chứng nhận kinh doanh… để giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Ngoài ra, để đảm bảo người bán hàng kinh doanh uy tín, doanh nghiệp cho phép người tiêu dùng đánh giá người bán hàng. Nếu bị đánh giá thấp sẽ khó kinh doanh, do đó doanh nghiệp, người bán hàng phải biết giữ uy tín khi kinh doanh trên sàn.
Shopee vẫn còn hạn chế so với các nền tảng thương mại điện tử khác là phí ship khá cao và hình thức thi phí là COD. Chưa được đa dạng hóa phương thức thanh toán. Nhưng từng bước shopee đang khẳng định vị thế của mình trên nền tảng thương mại điện tử. Việc xây dựng hình tượng cũng như uy tín không phải một sớm một chiều, để làm được điều đó thì trong thời gian sắp tới mình nghĩ shopee sẽ xây dựng nhiều thủ tục hơn trong việc đăng bán của cá nhân và doanh nghiệp.
>> Tài liệu “Bí quyết bán hàng trên Shopee” 2018
Bán hàng trên shopee có mất phí không
Thực chất kinh doanh trên shopee bạn sẽ hầu như không đóng một loại phí nào cả, trừ một loại phí duy nhất đó là phí vận chuyển. Shopee phí vận chuyển khá cao, đó là điểm yếu duy nhất của sàn thương mại điện tử này. Ví dụ đơn giản là sách chẳng hạn, nếu bạn mua sách trên tiki hoặc fahasa, phí ship là 5-10k trong 2-3 ngày, ship nội thành hồ chí minh trong 2h (ship mới của tiki) là vòa khoảng 25k, còn nếu bạn ship sách từ shopee, phí ship dao động từ 30-40k tùy vị trí của khách hàng và đơn vị ship. Vì vấn đề này nên shopee vẫn chưa được thông dụng lắm đối với các sản phẩm đặc trưng. Nhưng theo xu hướng hiện nay, trong vòng 6-12 tháng tới mình nghĩ shopee sẽ tự tạo ra một đơn vị ship riêng cho mình để hoàn toàn khắc phục nhược điểm này, và ngay cả cổng thanh toán cũng sẽ đa dạng hơn.
Ngoài việc chi phí ship ra, bạn còn có thêm các chi phí tự phát như phải bao bì đóng gói đúng như shopee đề ra, phải giao hàng tới cho shopee để shopee giao tới khách. Nhưng thật ra đó cũng là chi phí cơ bản khi bạn phải bán hàng, và nếu làm theo những điều shopee yêu cầu, bạn cũng có thể có được kinh nghiệm để tạo ra việc bán hàng chuẩn. Bạn cũng có thể sáng tạo hơn trong việc tạo ra những sản phẩm có thể viral cho thương hiệu của mình, nhưng trên shopee cũng có nhiều quy định khiến cho việc để tên thuong hiệu trên box là rất khó khăn và có thể bị phạt, vì vậy bạn hãy đọc kỹ chính sách của shopee để có thể phù hợp cho chiến lược cũng như tình hình kinh doanh của mình được phát triển tốt.
Bán hàng trên Shopee có những lợi ích gì
Việc bán hàng trên Shopee có những mặt lợi và cũng có những mặt không lợi (không lợi chứ không phải là hại). Bạn là một người kinh doanh, hoặc một shop, hoặc một công ty. Bạn có hàng hóa của riêng mình, bạn đang tiềm một thị trường, nơi có thể tiếp cận khách hàng để bán, mà chi phí quảng cáo thì lại quá lớn. Shopee là một trang thương mại điện tử, shopee đổ tiền ra để xây dựng thương hiệu trong mắt khách hàng, shopee gầy dựng lưu lượng truy cập của mình một cách khổng lồ… Nhưng shopee không có đa dạng nguồn hàng để bán, Shopee bán những thứ của người khác, bán những thứ mà họ không thể tự mình tạo ra được và hầu như sản phẩm trên shopee đều là của đơn vị đối tác hoặc là của cá nhân tự đăng lên.
Vì vậy, việc bán hàng trên Shopee sẽ giúp bạn tạo ra một lượng khách hàng khá lớn biết đến sản phẩm của mình, nhưng để có thể có được vị thế mạnh đối với các sản phẩm cạnh tranh thì còn phải dựa vào giá và dựa vào các hoạt động ship nhanh, sản phẩm tốt, và yếu tố thời gian giúp cho khách hàng nhận biết được bạn như một chuyên gia. Nhưng đổi lại, bạn không được quyền để tên công ty, tên cửa hàng, hay tên cá nhân của mình trong sản phẩm. Cũng khá khó khăn để phát triển thương hiệu đúng không, trừ khi bạn tự xây thương hiệu của mình ở bên ngoài hay các mạng xã hội và biến việc bán hàng bên ngoài của mình thành công việc bán hàng trên chính shopee. Việc bán hàng trên shopee sẽ giúp bạn đẩy mạnh doanh số, bù lại, shopee cũng sẽ có nguồn traffic khủng hơn và danh tiếng về sàn thương mại điện tử của họ cũng đi lên. Cả hai cùng phát triển, bạn cũng bán được hàng với lượng traffic khổng lồ, shopee thì phát triển được thương hiệu và danh tiếng của mình vì có lượng sản phẩm khủng.
>>Hướng dẫn bán hàng trên Shopee – Phần 1 : Cách bán hàng trên Shopee hiệu quả
Những rủi ro khi kinh doanh với Shopee
Kinh doanh với shopee là một hình thức rất mới, nên bạn cũng phải thể hiện được mình là một người chuyên nghiệp để tạo được những hiệu ứng tốt đối với shop của mình trên website. Mới đầu chỉ cần vài review xấu bạn sẽ bị shopee đánh giá và xóa store nếu bạn bị liên tục trong vài tuần đầu khi vừa mới mở store. Đối với những sản phẩm phải bảo hành và những sản phẩm công nghệ, bạn nên đóng gói thật cẩn thận và bao gồm các mút chống va đập bên trong. Vì vận chuyển của shopee dùng những bên vận chuyển khác nên việc va đâp nhiều là việc không thể tránh khỏi. Bạn vẫn có thể tự vận chuyển nhưng bạn sẽ mất nhiều thời gian và phí hơn.
Bạn cần phải biết những sản phẩm trên shopee đều có sự cạnh tranh nhât định, khi bạn đăng một món hàng, bạn sẽ bị cạnh tranh về giá, cạnh tranh về độ review tốt xấu, cạnh tranh về chất lượng. Đôi khi bạn có thể bị chơi xấu bởi một số người cạnh tranh khác bằng cách tạo hàng chục acc shopee vào review 1 sao. Bạn nên xem xét và lựa chọn kỹ càng cách đặt tên, đặt giá, và đôi khi cũng nên tự review cho mình (mình không khuyến khích làm chuyện đó quá nhiều. Và bạn phải chắc chắn sản phẩm của mình có chất lượng tốt để có thể tạo được niềm tin đối với khách hàng cũng như đối với shopee. Ngoài ra, sản phẩm của bạn nên phù hợp với thị hiếu và xu hướng hiện tại thì bạn sẽ được một lượng bán hàng rất lớn vì traffic của shopee rất là kinh khủng. Đây là một nguồn thu nhập thụ động cho shop của bạn và bạn vẫn có thể kiếm được rất nhiều tiền trên shopee.
Tổng kết
Bán hàng trên shopee là một xu hướng mới, xu hướng này sẽ làm cho mọi ngành bán hàng online trở nên sôi động hơn vì độ cạnh tranh sẽ rất nhiều. Nhưng bạn cũng không thể bỏ qua nó vì nó có thể giúp cho công ty của bạn phát triển rất mạnh và bạn có thể tạo được một hệ thống bán hàng tự động trên shopee cũng như các trang bán hàng khác và nó sẽ giúp công ty bạn đỡ được rất nhiều chi phí để có thể quảng cáo được tới khách hàng.
Hiện ATP software có tổng hợp một số cách bán hàng online hiệu quả, và tổng hợp các phương thức bán hàng online trên các trang thương mại điện tử, bạn nào cần có thể để lại email mình sẽ gửi link download cho các bạn nhé.
E có đơn hàng trên shopee tổng tiền hàng : đơn 1 là 240.000đ vậy mà khi doanh thu thu về còn 239.604đ , đơn hàng 2 là 240.000đ khi doanh thu về ví shopee của em chỉ còn 229.106đ là sao vậy ạ