Sự thật là việc bắt đầu một nhà hàng mới thường tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền của. Tuy nhiên, trên thực tế, việc mở một nhà hàng mới không phải là quá khó khăn. Việc bạn cần chỉ là lên kế hoạch thật cẩn thận, chi tiết và chuẩn bị đầy đủ các bước cần thiết để tự tin tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Trong bài viết này, ATP Software sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm kinh doanh quán ăn – nhà hàng để bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và chuận bị thật tốt cho dự định kinh doanh sắp tới của mình.
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển và xây dựng nhà hàng. Có nhận định “kinh doanh dịch vụ café, giải khát, ăn uống như chăm con mọn”, nhiều người sẽ nghĩ rằng đây chỉ là câu nói đùa hoặc nói quá mà thôi, bởi lẽ nhìn qua cách kinh doanh mảng này thì có gì mà phức tạp, có khi là quá đơn giản.
10 câu hỏi cần đặt ra trước khi kinh doanh quán ăn – nhà hàng
1. Huy động vốn từ những nguồn nào và bằng cách nào?
Khi vừa bắt tay vào lập kế hoạch, rất khó để có thể đưa ra ngay câu trả lời cho câu hỏi: cần bao nhiêu vốn để mở nhà hàng. Bởi vì con số này tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, hình thức kinh doanh và các loại thức ăn phục vụ.
Sẽ là không có gì phải bàn khi bạn đang có sẵn một lượng tài chính lớn đáp ứng mọi quy mô nhà hàng mà bạn muốn mở.
Song với phần lớn những người mới tập tành kinh doanh, tài chính thường là chướng ngại vật lớn nhất khi dự định mở một nhà hàng. Phần lớn sẽ phải đi vay vốn để kinh doanh nhưng với tỉ lệ thất bại khá cao, những ngân hàng lớn và nhỏ hầu hết đều không hứng thú với việc bỏ ra hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng cho một người sắp trở thành ông chủ nhà hàng.
Do đó, để có được những nguồn vốn đầu tiên từ ngân hàng, bạn hãy cố gắng bắt đầu với một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, mạch lạc và đầy sức thuyết phục. Ngoài ra, bạn cũng cần chỉ ra lượng khách hàng cốt lõi, chiến lược, khả năng cạnh tranh và nguồn vốn tiềm lực sẵn có để bạn có thể duy trì nhà hàng trải qua giai đoạn khó khăn ban đầu.
2. Xác định thị trường mục tiêu ra sao?
Ngày nay, sự thay đổi về môi trường văn hóa đã làm nhu cầu ăn uống của khách hàng ngày càng thay đổi theo hướng đòi hỏi cao hơn, do đó ẩm thực cũng phải nâng lên tầm nghệ thuật. Khách hàng đang đòi hỏi ngày càng cao sự sáng tạo của đầu bếp, cung cấp nhiều món ăn mới lạ như món ăn kết hợp nét văn hóa ẩm thực giữa món Á và món Âu. Các nhà hàng sẽ được xây dựng mang tính chủ đề rõ nét như nhà hàng Việt Nam, Ý, Pháp, Trung Hoa,…
Khách hàng hiện nay xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội với trình độ văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn tất cả mọi người, cho nên hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ tốt, đó cũng đã là thành công.
Bạn có thể phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…). Căn cứ vào phân khúc khách hàng tiềm năng mà bạn chọn phục vụ, bạn cần tiếp tục tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng để có cách thức kinh doanh phù hợp.
3. Chọn địa điểm đặt nhà hàng ở đâu?
Tuỳ thuộc vào số tiền bạn có thể đầu tư vào việc mở nhà hàng và loại hình nhà hàng mà bạn lựa chọn để có hướng tìm địa điểm phù hợp.
Khoản chi phí thuê địa điểm là một khoản đầu tư ban đầu rất lớn và cũng chiếm khá nhiều chi phí hàng tháng về sau. Do vậy bạn cũng cần biết rằng “tiền nào của đó”. Vị trí đẹp, phố lớn thì chi phí cao. Quy mô rộng, trung tâm cũng không rẻ. Tuy nhiên, điều quan trong nhất là “địa lợi” cũng phải hợp với mô hình nhà hàng gì.
Nếu khách hàng không thể tìm ra nhà hàng của bạn hoặc họ quá ngại để bỏ ra quá nhiều thời gian, công sức để đến được nhà hàng của bạn thì mọi sự hoàn hảo của đồ ăn hay sự phục vụ đều vô nghĩa.
Trước khi bạn quyết định xây dựng, sửa chữa một địa điểm làm nhà hàng của mình thì hãy kiểm tra, xem xét thật kĩ lưỡng lượng dân số, mật độ dân cư xung quanh địa điểm đó và đặc biệt là mức sống hay số lượng khách hàng tiềm năng ở nơi đây. Họ có nằm trong số khách hàng chiến lược của nhà hàng không?
4. Bạn nên ký hợp đồng thuê địa điểm mở nhà hàng trong bao lâu?
Hãy bắt đầu với hợp đồng thuê 1 năm hoặc nhiều nhất là 2 năm. Nếu ký hợp đồng dài hạn hơn, bạn có thể dễ rơi vào tình trạng phải gặp luật sư hay đứng trước pháp luật cùng chủ nhà nếu nhà hàng của bạn làm ăn không thuận lợi và không thể trả tiếp tiền thuê nhà. Ngoài ra thời gian 1 đến 2 năm sẽ đảm bảo hơn trong trường hợp bạn không muốn thuê địa điểm đó nữa bởi thấy nó không phù hợp, tránh trường hợp dù không thuê nữa, nhưng vì hợp đồng nên phải trả tiền thuê mặt bằng.
5. Nên đặt tên gì cho nhà hàng?
Đặt tên nhà hàng của bạn cũng sẽ giống như đặt tên cho những đứa con vì đó không chỉ là một cái tên để gọi mà còn là thương hiệu để mọi người nhớ tới và hình dung.
Nguyên tắc cơ bản nhất là tên nhà hàng cần dễ đọc, dễ nhớ, phản ánh được địa điểm, chủ đề và lịch sử của nhà hàng.
6. Bố trí không gian và thiết kế nội thất nhà hàng thế nào cho phù hợp?
Thiết kế là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Bạn cần thiết kế hợp lý cho khu chế biến, khu bếp, khu trữ hàng, khu văn phòng và khu dành cho khách. Thông thường, khu dành cho khách ăn chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu trữ hàng và khu văn phòng. Một không gian nhà hàng tiêu chuẩn không thể bỏ qua 3 yếu tố chính: Phong cách – ấm cúng – tiện dụng.
Đặc biệt, dù cách thiết kế khu dành cho khách phụ thuộc vào quan niệm của bạn. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng, thống kê cho thấy 40 – 50% khách hàng tới theo đôi, 30% đi một mình hoặc nhóm 3 người, 20% đi theo nhóm từ 4 người trở lên để bố trí không gian cho phù hợp. Để đáp ứng từng nhóm khách khác nhau, hãy dùng bàn cho 2 người và dùng loại có thể di chuyển để lắp ghép thành bàn rộng hơn. Cách này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc phục vụ từng nhóm khách hàng khác nhau.
7. Nên lên thực đơn và định giá các món ăn như thế nào?
Thực đơn là danh sách các món ăn hay đồ uống mà nhà hàng của bạn hiện có, tuy nhiên đừng để nó quá dài dễ khiến cho khách hàng thêm rối trí. Hãy sắp xếp các món theo mục, cố gắng cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn nhất nhưng với thực đơn ngắn gọn nhất.
Công thức định giá chung cho thực đơn nhà hàng là toàn bộ giá món ăn không vượt quá 30% giá thực phẩm bạn thực sự tạo nên (bao gồm giá nguyên liệu, nhân công, điện, nước, gas và những thành phần phụ trợ tạo nên món ăn).
8. Nên thuê người quản lý hay tự quản lý?
Có thể dễ dàng nhận ra có 2 loại chủ nhà hàng cơ bản: một người thích đứng ra làm chủ mọi thứ, xuất hiện mọi nơi, có tầm ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ nhân viên, một loại khác lại chỉ thích đứng sau mọi việc. Nếu bạn thực sự không muốn ra mặt trong mọi việc thì hãy cân nhắc thuê một người quản lý để đứng ra quán xuyến mọi thứ theo chỉ thị của bạn.
Tuy nhiên nếu bạn yêu thích việc gặp gỡ, giao lưu, tiếp xúc với khách hàng, trực tiếp giải quyết mọi khiếu nại của khách hay không an tâm giao mọi việc cho người khác thì bạn hãy nên tiết kiệm tiền bằng cách tự mình quản lý mọi việc hoặc thuê một trợ lý để quản lý công việc phụ còn bạn sẽ đảm nhiệm những công việc cốt lõi của một người chủ nhà hàng thật sự.
9. Nhượng quyền thương hiệu hay tự tạo ra thương hiệu riêng?
Nhà hàng nhượng quyền thương hiệu có điểm tốt cũng có điểm xấu. Một nhà hàng nhượng quyền thương hiệu sẽ có được một nền tảng rất tốt với thương hiệu đã được phát triển từ lâu cùng với những chiến dịch marketing, quảng cáo ăn theo thương hiệu gốc. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một cuộc trao đổi, bởi bạn phải trả tiền cho mọi lợi ích đó.
Trong một vài trường hợp bạn phải trả rất nhiều tiền để có thể nhượng quyền thương hiệu. Một vài chuỗi thương hiệu nổi tiếng đòi hỏi chi nhánh được nhượng quyền cần có hàng chục tỷ đồng. Do đó nếu bạn bạn đang có trong tay số tiền tương đương thì hãy cân nhắc thiệt hơn giữa hai loại hình kinh doanh này để chọn ra loại hình phù hợp nhất.
10. Nên marketing và quảng bá nhà hàng ra sao?
Dù bạn áp dụng chiến lược marketing nào đi chăng nữa bạn cũng không nên quên phương pháp marketing truyền miệng bởi theo nghiên cứu, đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm.
Một khi đã có ý định quảng cáo cho nhà hàng mình, bạn phải chú ý tới thông điệp mà bạn định chuyển tải tới khách hàng. Thông điệp của bạn có thể tập trung vào một điểm khác biệt nào đó so với các đối thủ cạnh tranh.
Thông điệp tung ra tập trung vào một đặc trưng nổi bật của nhà hàng một cách nhẹ nhàng, khiến khách hàng nhận ra mà đối thủ lại không có cớ để phản công.
Khi đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, bạn nên có kế hoạch thay đổi chiến lược quảng cáo tiếp thị theo từng giai đoạn để đảm bảo luôn duy trì được sự tươi mới và thu hút lôi kéo được thêm lượng khách hàng mới bên cạnh lượng khách hàng “ruột”.
10 bước cơ bản lập kế hoạch mở quán ăn – nhà hàng
Bước 1:
Xác định rõ loại nhà hàng bạn muốn. Hãy xem xét loại đồ ăn bạn muốn phục vụ và khoảng giá cho thực đơn. Bạn cũng nên xác định liệu bạn có muốn phục vụ đồ uống có cồn trong cửa hàng hay không.
Bước 2:
Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, liệt kê các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, bao gồm những đối thủ trực tiếp (các nhà hàng phục vụ cùng loại) và đối thủ gián tiếp (các nhà hàng phục vụ loại đồ ăn khác).
Bước 3:
Thành lập công ty để bảo vệ tài sản cá nhân của bạn khỏi những món nợ của nhà hàng. Bạn cần thành lập và đăng kí tên công ty.
Bước 4:
Cân nhắc về số vốn bạn cần có thể bắt đầu mở nhà hàng, và bạn sẽ kiếm số tiền đó bằng cách nào. Bạn có thể vay nợ ngân hàng hoặc xin tài trợ. Tuy nhiên cách tốt nhất đó là bạn chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cụ thể rồi trình bày với những nhà đầu tư tiềm năng (nếu bạn cần góp vốn), còn nếu kinh doanh bằng vốn tự có thì có thể tự mình triển khai nhé. Trong bản kế hoạch kinh doanh này, bạn hãy thể hiện rõ cách thức bạn sẽ tiến hành để khiến cho nhà hàng của bạn trở nên hoàn toàn khác biệt với những nhà hàng khác, và lợi nhuận bạn dự tính sẽ thu được.
Bước 5:
Cân nhắc địa điểm mở nhà hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mở nhà hàng, và nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng. Nếu bạn mở quán tại một địa điểm cách xa đường lớn và khuất, bạn sẽ rất khó có thể thành công. Thông thường, các nhà hàng được đặt gần đường quốc lộ, các con phố chính với nhiều văn phòng công ty và trung tâm thương mại, và có thể gần với nhiều nhà hàng khác tạo nên một trung tâm ăn uống để hút khách. Các trung tâm thương mại, trường đại học và cao đẳng cũng là một lựa chọn đúng đắn để mở nhà hàng.
Điều tra địa điểm tiềm năng để mở quán, lập bảng so sánh về lợi nhuận và chi phí giữa các địa điểm khác nhau. Khi bạn thương lượng chi phí thuê địa điểm, hãy chắc chắn rằng chi phí này bao gồm cả việc sửa sang lại cửa hàng, và nhớ thêm vào hợp đồng điều khoản cho phép bạn trang trí lại hoặc thay đổi nội thất.
Bước 6:
Xin giấy phép kinh doanh và các giấy tờ cần thiết khác. Nếu bạn dự định phục vụ đồ uống có cồn, bạn cũng cần xin giấy phép cho việc này. Hãy tìm hiểu kỹ mọi quy định, luật lệ của địa phương về việc sử dụng/ cung cấp đồ uống có cồn.
Bước 7:
Mời nhân viên y tế khu vực đến kiểm tra vệ sinh và thiết bị phòng cháy/ cứu hỏa cửa hàng trước khi bắt đầu kinh doanh. Sau đó treo các loại giấy phép, cũng như kết quả kiểm tra cửa hàng ở một nơi dễ thấy.
Bước 8:
Đầu tư cho công cụ lao động, tài sản cố định và nguồn nhân lực bao gồm:
- Công cụ lao động và tài sản cố định
1. Số lượng bàn ăn:
– Mặt bằng đủ diện tích cho số lượng bàn ăn
– Bàn lễ tân + điều hành + kế toán ( Diện tích mặt bằng )
– Ly, chén… ( dụng cụ dùng ăn uống )
2. Các món ăn:
– Diện tích xây dựng bếp chế biến
– Dụng cụ nấu nướng
– Dụng cụ phục vụ chế biến
– Diện tích mặt bằng khâu chuẩn bị, tập kết thực phẩm
– Nguồn nước
– Hệ thống thoát nước, rác thải, vệ sinh
3. Hệ thống băng, biển quảng cáo
4. Dụng cụ phục vụ :
– Quạt mát
– Đèn thắp sáng
- Nhân lực: ( Có thể chia làm 3 nhóm:1/ Thực phẩm, chế biến; 2/ Phục vụ, 3/ Lễ tân, kế toán, điều hành )
– Đầu bếp
– Phụ bếp
– Nhân viên chạy bàn
– Nhân viên lễ tân
– Nhân viên điều hành, quản lý
– Nhân viên kế toán, thanh toán
– Nhân viên thực phẩm
– Nhân viên coi giữ xe
- Dự phòng quỹ tiền mặt cho:
1. Mặt bằng kinh doanh ( đất, nhà )
2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến: soong, nồi, chảo…
3. Dụng cụ phục vụ : ly, chén, thìa dĩa,bàn ghế, đèn điện, quạt điện…
4. Thực phẩm, gia vị…
5. Dụng cụ quảng cáo: Băng rôn, biển quảng cáo…
6. Vốn đầu tư xây dựng: bếp lò, nhà cửa …
Bước 9:
Liên hệ nhà cung cấp thực phẩm để đặt hàng thực phẩm và giấy một tuần trước khi khai trương. Một số loại thực phẩm dễ bị hư, hỏng, nên hãy đảm bảo đơn hàng đến sát ngày khai trương.
Bước 10:
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên nhà bếp và phục vụ. Hãy tuyển một kế toán phụ trách mọi vấn đề thu chi và đóng thuế thu nhập của cửa hàng. Đóng bảo hiểm thất nghiệp cho tất cả nhân viên toàn thời gian của cửa hàng.
Đối với nhân viên nhà bếp, khởi sự kinh doanh nhà hàng, bạn có thể cần 3 đầu bếp – 2 người làm full-time và 1 người làm part-time. Các nhân viên nhà hàng có thể làm việc theo ca từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều và từ 4 giờ chiều tới khi đóng cửa.
Riêng bếp trưởng cần đến sớm mỗi buổi sáng để chuẩn bị mọi thứ trong ngày. 1 đầu bếp làm full-time sẽ chịu trách nhiệm phần việc buổi sáng và đầu bếp kia nhận việc buổi chiều.
Đầu bếp làm part-time sẽ giúp nấu ăn trong thời điểm bận rộn nhất của nhà hàng, đặc biệt là cuối tuần. Những khoảng thời gian còn lại có thể được dành cho việc chuẩn bị những thứ đơn giản.
Bạn có thể tham khảo các nhà hàng xung quanh hay các tạp chí tuyển dụng để chọn ra ứng viên xuất sắc nhất.
Mức lương cho bếp trưởng và các đầu bếp phụ khác tùy thuộc vào kinh nghiệm của họ và menu của nhà hàng. Tất nhiên, lương cho bếp trưởng luôn cao hơn các đầu bếp khác.
Đối với các đầu bếp làm part-time, bạn có thể trả lương căn cứ trên giờ làm việc. Tham khảo các nhà hàng xung quanh trước khi quyết định mức lương.
Xây dựng nền tảng Marketing Online
Xu hướng tìm kiếm liên quan đến từ khóa “thức ăn nhanh” trong 12 tháng qua nhìn chung có xu hướng tăng lên, cho thấy nhu cầu về mặt hàng này là mọi lúc mọi nơi. (Dữ liệu Google Trends)
Tạo Fanpage kinh doanh cửa hàng thức ăn nhanh
Ví dụ Fanpage KFC
Tổng quan Fanpage:
- 470.00 likes
- Tần suất đăng: 5.3 bài/ngày
- 71% content ảnh – 24% content dạng Video
- Khung giờ đăng bài: 9h-22h
Nội dung trên Fanpage
Giới thiệu sản phẩm là chủ yếu.
Nhận xét:
– Hình ảnh bắt mắt rõ ràng, gắn watermark bản quyền kèm logo thương hiệu
– Nội dung giới thiệu sản phẩm, thương hiệu lâu năm, cam kết kèm link website, hotline,..
– Đặt hashtag riêng và checkin địa điểm
Các bài viết tương tác với khách hàng
KFC được biết đến tại Việt Nam với một tên gọi thân quen khác đó là Gà rán Kentucky – chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh chuyên nghiệp, phục vụ các món ăn làm từ gà, bơ-gơ và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông đại tá thiện chí Harland Sanders sáng chế.
Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 21 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam.
Đối tượng khách hàng tương tác
Khách hàng phân bố khắp 15 – 30 tuổi
Dữ liệu phân tích từ Simple UID
Danh sách người like Page (http://fbsearch.atpsoftware.com.vn)
Nếu bạn muốn lọc ra danh sách người Like Page hãy sử dụng Simple Graph của ATP Software (miễn phí)
Tạo thương hiệu cá nhân cùng sản phẩm
Đôi khi bạn có thể quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình trên chính tài khoản Facebook của mình, đây là cách để khách hàng tiềm năng biết bạn là ai và thương hiệu mà bạn đang xây dựng là gì. Có thể nói Facebook là kênh marketing 0đ hiệu quả nhất hiện nay
Quảng cáo trên nhóm rao vặt
Nhóm Facebook là nơi tập trung những khách hàng tiềm năng về một sản phẩm nào đó, bạn có thể tham gia nhóm để trao đổi kiến thức, tìm kiếm thông tin hoặc quảng cáo sản phẩm. (như trong ảnh)
Tạo website thương mại điện tử
Website chính là cửa hàng showroom cửa hàng thức ăn nhanh của bạn trên Internet, vì vậy bạn cần tập trung xây dựng cửa hàng cho thật tốt và làm marketing để lôi kéo khách hàng đến với cửa hàng.
Xây dựng danh mục sản phẩm tốt, tích hợp thanh toán trực tuyến.
Ngoài ra hành vi khách hàng sẽ dễ chuyển đổi nhất tại website, vì vậy bạn nên kêu gọi hành động bằng cách để Hotline, livechat nổi bật để có thể tư vấn khách hàng bất kỳ lúc nào.
Ngoài ra khi xây dựng website bán hàng online, bạn cần biết những kiến thức cơ bản để tối ưu website SEO và chạy quảng cáo Google.
Ngoài ra bạn nên tích hợp liên kết với các kênh bán hàng khác để khách hàng có thể tự do tìm hiểu thông tin về bạn trên cả website và các MXH.
Xây dựng kênh Youtube giới thiệu sản phẩm
Gắn đường dẫn website lên video để thu hút khách hàng
Sau khi phân tích đối thủ, nhóm khách hàng mục tiêu… có 4 yếu tố căn bản người chủ cần tính toán kỹ lưỡng là Food Category, Time of Cooking, Beverage Concept và Entertainment Theme.
1. FOOD CATEGORY
Đầu tiên, bạn cần quyết định LOẠI HÌNH mà bạn theo đuổi: bạn muốn phục vụ 1 món hay nhiều món. Ví dụ nếu bạn là người nấu phở rất ngon, bạn định mở quán phở, nhưng bạn có phục vụ thêm bánh canh, hủ tiếu?
Trông có vẻ đơn giản, nhưng quyết định này lại ảnh hưởng tới nguyên vật liệu cần có, “hàng tồn kho“, và phong cách của quán sau này.
2. TIME OF COOKING
Tiếp đến, bạn cần xác định loại THỜI GIAN nấu ăn của quán: đầu bếp sẽ nấu sẵn hay khách gọi mới nấu. Ví dụ nếu bán bánh cuốn nóng, bạn sẽ mua bánh cuốn làm sẵn hay bạn cuốn bánh trực tiếp khi khách gọi món.
Thời gian nấu sẽ ảnh hưởng đến hương vị món ăn cũng như cách quản lý nhân viên trong quán.
3. BEVERAGE CONCEPT
Bên cạnh đó, bạn có thể chọn chủ đề ĐỒ UỐNG (Beverage Concept) cho quán ăn của mình: bia, rượu, cocktail, trà, cà phê, đồ uống không cồn (nước ngọt, nước ép, sinh tố…).
Đồ uống cần phù hợp với phong cách món ăn đã chọn. Bạn không nên phục vụ sữa đậu nành khi thành phần chính của món ăn là mật ong. Nếu phục vụ, bạn cần lưu ý rất rõ tại thực đơn vì sự sự kết hợp này rất nguy hiểm đến sức khỏe của thực khách.
4. ENTERTAINMENT THEME
Nếu muốn tạo điểm nhấn khác biệt cho quán ăn/ nhà hàng của mình, bạn có thể nghĩ tới yếu tố GIẢI TRÍ phổ biến nhất là âm nhạc: nhạc acoustics, nhạc piano… khách có thể tự lên hát hoặc có ca sĩ, ban nhạc chuyên nghiệp.
Nếu quán sở hữu yếu tố giải trí thu hút người xem, “áp lực” về món ăn sẽ được giảm xuống và ngược lại.
★ Sau khi xác định được những yếu tố trên, bạn cần chọn cách thức quản lý cũng như chiến lược quảng bá phù hợp cho quán ăn – nhà hàng của mình.
★ Chia sẻ bởi anh Đỗ Duy Thanh, BUSINESS DIRECTOR tại Oriental Saigon Group – Doanh nghiệp sở hữu và vận hành 03 nhà hàng tiêu chuẩn 5 SAO tại Sài Gòn. Với kiến thức tích lũy qua các chương trình đào tạo từ các tập đoàn, tổ chức uy tín hàng đầu thế giới và kinh nghiệm làm việc thực tế, anh Thanh cũng đang tham gia giảng dạy và chia sẻ kiến thức tại các trung tâm đào tạo về F&B.
Kinh doanh Quán ăn – Nhà hàng với các phần mềm ATP Software
Phần mềm quảng cáo Facebook – Simple Ads
Để quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng trên Facebook, bạn có thể sử dụng công cụ target UID Simple Ads. Với công cụ này bạn có thể quảng cáo thương hiệu của mình đến các Fanpage, các nhóm liên quan đến lĩnh vực ẩm thực, đồ ăn hoặc các hộ gia đình sống tại các chung cư ở các tp lớn, v.v..
Video HDSD sử dụng Simple Ads – Livechat để được tư vấn miễn phí
Phần mềm kết bạn trên tài khoản cá nhân
Song song với quảng cáo thương hiệu, bạn có thể bán hàng ngay trên tài khoản FB cá nhân của mình bằng cách kết bạn đến đúng đối tượng KH tiềm năng trên Facebook. Hãy thử hình dung mỗi một người bạn bè trên Facebook của bạn là 1 KH tiềm năng và bạn đang có 5000 bạn bè như vậy thì sẽ thế nào?
Giới thiệu công cụ Simple Facebook – hỗ trợ kết bạn tự động đến khách hàng tiềm năng
Video HDSD:
Phần mềm tăng tương tác Facebook
Duy trì tương tác với khách hàng là một trong những vấn đề nhức nhối của các thương hiệu hiện nay khi khách hàng tiếp xúc với quá nhiều thông tin mỗi ngày, nếu bạn không giữ kết nối với họ, họ sẽ quên bạn ngay!
Giới thiệu Simple Account – công cụ nuôi tài khoản tăng tương tác Facebook
Phần mềm Livestream Facebook
Livesteam video là một trong các hình thức tương tác trực tiếp cao nhất giữa thương hiệu và khách hàng. Dựa vào livestream, bạn có thể tăng tương tác với KH trên Fb cũng như tư vấn, CSKH tốt hơn.
Phần mềm quản lý nội dung Facebook
Tạo ra nội dung liên tục trên Fanpage để giữ chân khách hàng ở lại với thương hiệu, tuy nhiên xây dựng nội dung đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức vì vậy bạn cần đến các công cụ hỗ trợ làm nội dung tự động
Giới thiệu Autoviral Content – Đặt lịch đăng bài tự động cho Fanpage Facebook
Tâm Trần – Tổng hợp
Nguồn: BrandVN, CafeF
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096